Tổng quan chu trình xử lý và sản xuất nước tại nhà máy nước Quảng Tế II Nước thô được bơm về từ Nhà máy Vạn Niên, theo một tuyến ống DN800 bằng gang cầuPháp lắp đặt năm 1997 vào đến hệ
Trang 1I Những vấn đề chung
I.1 Mở đầu
Để có thể làm việc trong lĩnh vực môi trường, mỗi sinh viên đều phải tiếp thu một lượnglớn kiến thức môi trường từ sách vở và quá trình giảng dạy của giáo viên, tuy nhiên chỉhọc thôi là chưa đủ, mà còn cần có sự liên hệ với thực tế để có được cái nhìn cụ thể vàđúc rút được bài học thực tiễn Vì vậy, khoa Môi trường – ĐH Khoa học Huế đã tổ chứccác buổi tham quan thực tế cho sinh viên năm thứ 2 Qua đợt tham quan này, sinh viên sẽ
có cơ hội được thâm nhập vào thực tế, hiểu hơn về lĩnh vực mà mình sẽ gắn bó trongtương lai Đồng thời qua những buổi tham quan này giúp sinh viên biết vận dụng lýthuyết đã học vào thực tiễn Đây còn là cơ hội tốt để sinh viên có thể hiểu biết thêm nhiềuđiều mà sách vở và trường lớp chưa cung cấp, cũng như bổ sung kiến thức và kỹ năngcho công việc sau này
Chúng em xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa Môi Trường đã tổ chức hướng dẫn chúng em hoàn thành các buổi tham quan thực tế,và các cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em được tìm hiểu , thu thập thông tin cho cần thiết phục vụ cho việc học tập và công việc sau này
I.2 Mục đích thực tế
- Nâng cao khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế
- Tiếp xúc và hiểu về quy trình hoạt động của nhiều máy móc và phương triện thuộc lĩnhvực môi trường
- Bổ sung các kiến thức về quy trình,công nghệ xử lý nước thải, rác thải
- Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát với công việc trước khi ra trường
- Biết được những kỹ năng và kiến thức phải có để có thể đáp ứng được công việc ở các
cơ sở
- Lý giải được các vướng mắc về lý thuyết được học ở trường bằng thực tiễn
Trang 2I.3 Phương pháp thực tế
-Khảo sát, tham quan thực tế
-Tìm hiểu, phỏng vấn các vấn đề cần được làm rõ trong quá trình nghe thuyết minh tại các cơ sở
-Tổng hợp các tài liệu của bản thân thu thập được cùng với tài liệu do các cơ sở sản xuất
để viết báo cáo
Thời gian:
- Ngày 12/6 (sáng): Tham quan nhà máy nước Quảng Tế II
- Ngày 13/6 (sáng): Tham quan trạm quan trắc môi trường không khí tự động quốc gia vàtrạm quan trắc môi trường nước tự động quốc gia tại Thừa Thiên Huế
- Ngày 14/6 (sáng): Tham quan nhà máy xử lý rác Thủy Phương
- Ngày 16/6 (sáng): Tham quan nhà máy bia Phú Bài thuộc công ty bia Huế
- Ngày 19/6 (cả ngày): Tham quan vườn quốc gia Bạch Mã
Nội dung:
+ Tham quan tìm hiểu quy trình vận hành tự động liên tục của trạm quan quan trắc chất lượng môi trường không khí và trạm quan trắc môi trường nước
+ Tham quan, tìm hiểu quy trình xử lý nước nước để tạo nước sạch
+Quy trình thu gom, xử lý rác ở Bãi chôn lấpThủy Phương
+Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Huế
+Tìm hiểu về vườn quốc gia Bạch Mã, sự đa dạng sinh học và công tác bảo tồn
Trang 3B Nội dung báo cáo thực tập
I Nhà máy nước Quảng Tế II
1 Khái quát về nhà máy nước Quảng Tế II
Nhà máy nước Quảng Tế II thuộc Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước TT Huế- đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới- tiền than là nhà máy nước Huế được xây dựng dưới thời Pháp thuộc vào năm 1909 Năm 1992 được đổ tên thành Công ti Cấp thoát nước TT.Huế
Gồm 33 nhà máy XLN và mạng lưới phân phối
Tổng công suất sản xuất 180,000 m3/ngđ
Tổng chiều dài đường ống phân phối 2300 km
Nhà máy xử lý nước Quảng Tế Ii được xây dựng năm 1997, công suất thiết kế toàn bộ
là 55000 m3/ngày đêm
Nhà máy xử lý nước Quảng Tế Ii đưa vào sử dụng năm 1998, có công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, thiết bị đồng bộ và bán tự động
Công ty đang tập trung phát triển các định hướng sau:
- Nâng cao năng lực sản suất, phát triển công ty thành một trong những công ty cấp nước hàng đầu tại Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và thế giới Cung caaos nước sạch an toàn và ngon theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế
- Phấn đấu đến năm 2015 đưa mạng lưới cấp nước đến 120/152 phường xã, chiếm 75% dân số toàn tỉnh, riêng thành phố Huế có 100% người dân được dùng nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước giảm dưới 15%, công suất đạt 200.000m3/ ngay fđêm
- Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo đưa công ty phát triển toàn diện, nhanh và bình vững
- Phấn đấu phát triển đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong nước và quốc tế liênquan đến lĩnh vực cung cấp cấp nước sạch
- Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 4Công suất xử lý của nhà máy Quảng Tế II là 82500m3 ngày\đêm
Đơn nguyên 1: 27500m3
Đơn nguyên 2: 55000m3
Nhiệm vu: Cung cấp nước sạch cho Thành Phố Huế và các vùng lân cận
2.Một số tiêu chuẩn của nhà máy nước.
Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước ăn uống: QCVN 01:2009/BYT
Các chỉ tiêu cơ bản:
- Choliform tổng: không có
- Độ đục : < = 2 NTU theo TCVN
< = 1 NTU theo WHO
< = 0,2 NTU theo Công ty
- Clo dư : 0,3 - 0,5 mg/l
-Như ta thấy thì chỉ tiêu của nhà máy nước Quảng Tế rất cao, riêng chỉ tiêu về độ đục thì gấp đến 10 lần so với TCVN, gấp 5 lần so với WHO
3 Tổng quan chu trình xử lý và sản xuất nước tại nhà máy nước Quảng Tế II
Nước thô được bơm về từ Nhà máy Vạn Niên, theo một tuyến ống DN800 bằng gang cầuPháp ( lắp đặt năm 1997) vào đến hệ thống cửa thu tạo phản ứng với chất keo tụ PAC tại
bể khấy nhanh (bể tạo bông cặn) và khuấy chậm (bể phát triển bông cặn)
Nước sau khi tạo bông cặn đến bể lắng MULTIFLO với các tấm lament, rồi vào các bể lọc nhanh AQUAZUR, với cát lọc thạch anh, đường kính hạt cát từ 0,9 đến 1,2 mm, chiều dày lớp lọc từ 1,0 đến 1,2m Quá trình súc rửa lọc bán tự động bằng nước rửa ngược và khí.Trước khi vào bể chứa V=4000m3, nước được khử khuẩn bằng Clo, với hệ thống định lượng cloromet (trước đây) hoặc khử khuẩn bằng nước javen được điện phân
Trang 5trực tiếp từ muối, với hệ thống bơm định lượng Từ bể chứa, nhờ trọng lực, nước vào mạng lưới phân phối (vì nhà máy được xây dựng ở cao độ +40m) qua tuyến ống gang DN800 hoà với nhà máy Quảng Tế 1 để cung cấp nước cho nhân dân thành phố Huế và các vùng phụ cận Chất keo tụ PAC được đưa vào cửa thu trước bể tạo bông bằng các bơm định lượng Định mức các hoá chất xử lý tuỳ thuộc vào nguồn nước và được xác định bởi Phòng Quản lý chất lượng nước.
Trang 6
4 Các công đoạn cụ thể: -Công đoạn khuấy trộn
Trang 7- Làm cho hoá chất phân phối nhanh, đều, hiệu quả vào trong dòng chảy của nước
nguồn.- Đây là điều kiện thiết yếu để keo tụ khi sử dụng các hoá chất keo tụ như phèn nhôm hoặc PAC
Hình trên:
Bể trộn thủy lực
Hình dưới:
Bể trộn cơ khí
-Công đoạn Lắng
Mục đích: Loại ra khỏi nước những hạt cặn có kích thước và trọng lượng lớn
- Kỹ thuật:
+Bể lắng ngang
+Bể lắng đứng
+Bể lắng lamen và ống thu nước sau lắng
Trong bể lắng có bông của các hạt lơ lững, các bông này có kích thước lớn, nặng nên rớt xuống dưới đáy, thu được nước mặt
Các bùn cặn ở dưới đáy có hệ thống cào bùn, cứ 1 tiếng tự động cào một lần
Trang 8
-Công đoạn Lọc
Mục đích:Loại bỏ các cặn bẩn có kích thước nhỏ còn lại sau giai đoạn lắng
- Lọc cát thạch anh, cát Mangan, than anthracite và than HT hạt
Trang 9Bể lọc cáT
-Khử trùng
Mục đích: Khử trùng các vi sinh vật gây bệnh bằng Javen hoặc Clo và duy trì một lượng
dư nhất định để phòng tái nhiễm bẩn trên mạng cấp ở nhà máy nước Quảng Tế 2 chủ yếu
sử dụng phương pháp khử trùng bằng clo ( tại những nơi công suất vừa và nhỏ thì có thể
sử dụng Javen hoặc tia UV
Bình chứa dung dịch Javen Bình chứa Clo lỏng
-Xử lý chất thải
- Xử lý bùn
Bùn sau khi lọc nước sẽ đượcxử lý bằng cách là phơi bùn
- Bùn sau khi phơi xong sẽ được lực lượng xử lý cạo vét đưa đi nơi khác.Đã có ý tưởng
sử dụng bùn để sản xuất than nhưng do không đảm báo yêu câù nên dừng lại
-Sử dụng sinh vật chỉ thị phát hiện nước bị ô nhiễm:
Đối với cá chỉ thị thì loại cá được chọn là cá mắt lồi.Cá mắt lồi được nuôi trong bể với nước trực tiếp từ nguồn
Đặc điểm của loại cá này đó chính là nếu trong nguồn nước có chứa hóa chất, chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu… thì cá bị bong tróc vảy… và có thể chết
Khi số lượng cá chỉ thị chết hơn 2 con thì nguồn nước cần được kiểm tra kịp thời
Trang 10Bể nuôi cá giám sát nước nguồn.
5 Phòng quản lý chất lượng nước
Phòng Quản lý chất lượng nước: đạt ISO/IEC17025
Chức năng:
- Triển khai kế hoạch cấp nước an toàn theo WHO
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng nước
- Giám sát và điều chỉnh quá trình xử lý nước SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition)
- Tham mưu các biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Đào tạo đội ngũ công nhân vận hành xử lý nước
Trang 11KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Xác định các biện pháp kiểm soát
Ô nhiễm nguồn nước
- Xây dựng bản đồ giám sát nguồn nước
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguồn nước
- Lắp đặt phao chắn dầu, chắn rác tại điểm thu
Clo dư mg/l 0,3 - 0,5 1 ngày/lần x x
Trang 12- Nguồn nước ô nhiễm bởi đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Đầu nguồn còn có các công trình như Thủy điện Bình Điền, Hồ Tả Trạch Các hồ chứa giúp làm giảm nguy cơ lũ lụt tuy nhiên vào mùa hè Hồ tạm thời đóng cửa tích nước cho tưới tiêu và các công trình khác nên trong một thời gian dài nước bị trữ trong hồ làm tích
tụ kim loại nặng, chất hữu cơ…cho nên khi hồ xả nước thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước khi chảy về hạ lưu khiến cho việc xử lý nước cấp cho người dân rất tốn kém, không những vậy nó còn làm cho các đường ống dẫn nước bị hư hại
- Mực nước biển dâng, nguy cơ tái nhiễm mặn
Hiện nay đã có đập ngập mặn Thảo Long ngăn nước biển xâm nhập nhưng vào mùa hè thì đập mở cửa chính vì vậy nếu mực nước biển dâng thì nước biển sẽ tái xâm nhập vào nước sông làm cho nước bị nhiễm mặn
Hình ảnh: đập ngập mặn Thảo Long
- Nguồn nước sông hương thường bị xáo trộn do hoạt động khai thác cát sạn
- Khách hàng yêu cầu ngày càng cao hơn
- Nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao còn hạn chế,không có sự đồng đều giữa cácthế hệ
- Sự phối hợp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước bởi các bên liên quan còn chưa mạnh
- Công nghệ các NM tiếp nhận từ chương trình nước sạch nông thôn còn lạc hậu
Một số giải pháp:
Trang 131 Quản lý chất lượng nước chặt chẽ, nâng cao độ chính xác của phép phân tích
2 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
3 Duy trì hàm lượng Clo dư mạng ổn định
4 Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: CNAT, nâng cao CLDVKH, TT chăm sóc KH, …
5 Thí nghiệm và áp dụng các HCXLN mới
6 Đầu tư MMTB kiểm tra CLN, bảo dưỡng thiết bị
7 Áp dụng ISO 14000, SX thân thiện với MT
8 Áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
9 Giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch
* Nhận xét của bản thân
- Có nhiều kiến thức và áp dụng liên quan đến môn học Hóa môi trường và Hóa phân tích
- Nhà máy có quy mô và xây dựng đẹp, thân thiện với môi trường
- Buổi tham quan rất hữu ích vì đã cung cấp nhiều kiến thức hay, mới
- Nhà máy giúp biết về sinh vật chỉ thị qua thực tế lần đâu tiên
II.BÃI CHÔN LẤP RÁC THỦY PHƯƠNG
Thời gian: 14/06/2014
Địa chỉ: phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế)
1.Giới thiệu địa điểm tham quan thực tập
Bãi chôn lấp Thủy Phương là bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, nằm trên vùng gò đồi có cao
độ từ 28-40m , cách trung tâm thành phố huế khoảng 10km theo đường thẳng về phía TâyNam
Bãi rác Thuỷ Phương được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật với đầy đủ các hạng mục trong đó có chia các ô đổ rác, hệ thống thu và thoát khí từ bãi rác, hệ thống ao thu gom,
xử lý nước rác, hệ thống thu nước mưa, đường vận chuyển rác.Bãi rác gồm 2 bãi chôn lấp,bãi chôn lấp số 1 và 2.Bãi chôn lấp số 1 đã hoàn thành và hiện đang vận hành bãi rác
đem chôn lấp( <=10%
tổng lượng rác ban đầu)
Rác có thể tái chế(lon bia, nhựa )
Trang 14Giải thích quy trình
Đầu tiên rác được thu gom, nếu tại thành phố thì được thu gom bằng xe cuốn ép thường
là vào ban đêm, còn ở các địa phương lân cận thì được thu gom bằng xuồng màu xanh
Xe thu gom rác sau đó sẽ vào trạm cân điện tử, tại đây xe được ghi lưu hồ sơ bao gồm những thông số như: thời gian, khối lượng,số xe….Sau đó thì được đưa vào nhà máy để phân loại rác Sau khi phân loại để lấy cái loại vật liệu như sắt, nhựa, bao bì nilon, bao gai…thì rác sẽ được chia thành hai tuyến.Tuyến I là laoij rác dễ phân hủy được dùng để làm phân Compose.Tuyến II là loại rác khó phân hủy và không thể tái chế được nữa thì
sẽ được vận chuyển ra bãi chôn lấp.Lưu ý là số lượng rác thải chôn lấp không được quá 10% tổng khối lượng rác đưa vào ban đầu
3.Tìm hiểu về vận hành bãi chôn lấp
1) Ghi lưu hồ sơ bao gồm biển số xe, thời gian đến,lượng rác…
2) Đường hoạt động:
+ Đường tạm thời được thiết lập khi cần thiết
+ Đường chính phải được bão dưỡng thường xuyên, hoạt động an toàn.Cần khảo sát dấu hiệu của sự xói lở, lấp đất, bị cuốn trôi
+đối với các ổ gà thì nên lấp bằng sỏi nhựa bitumen, dằn nén
-Trường hợp xe không ra sát mép thì rác được đổ trên các tấm thép và xe xúc đẩy hay xe
ủi đẩy rác xuống
- Rác phải được đổ đều dọc theo bê tông của bãi rác để giảm bớt hoạt động của xe ủi
- trong trường hợp rác có thể đổ ở đáy thì xe ủi sẽ dồn lên
4) Thi công ô rác
Ô rác điển hình: tiếp nhận một lượng rác trong vòng 14 ngày sẽ được phủ một lớp đất trung gian dày15cm Bề dày tổng là 273m, rộng 10m và tieps theo là thi công lớp phủ trung gian
Ô rác bên dưới:
- tháo dỡ đập tạm và tấm plastic trong chiều dài 20m;
+ di chuyển sợi về 1 bên để tháo dỡ các tấm plastic
+tháo dỡ các đập tạm, thay thế sợi khác cho lớp thoát nước
-Các bước tiếp theo tương tự như ô rác điển hình
Trang 15-các bước tiếp theo như ô rác điển hình
-lắp dựng các ống khí tại vị trí quy hoạch
-đổ sỏi thô hay vật liệu thô xây dựng vào nhà ống
-khi rác thải cao đến gần đỉnh ống, dùng xe xúc, xe đẩy để nâng các ống lên để chuẩn bị cho các đống rác cao hơn
b.Mương thu khí nằm( 5 lần/năm)
-thi công trên đỉnh các ô rác trên cùng mặt cắt ngang 50x50 cm
-đổ sỏi tổng hợp hay vật liệu thải xây dựng
-sau khi hoàn tất các mương này tạo thành mạng lưới các tuyến thu khí với chiều rộng mỗi cạnh ô vuông là10cm
c.ống thoát khí(5 lần/năm)
- ống thoát khí D100 bằng nhựa HDPE cắm sâu khoảng 30cm vào các vị trí giao điểm của cột dẫn khí với mương thu khí
-đổ một mảng bê tông trên lớp đất sét của lớp phủ trên cùng để cho giữ ống
- các ống này nhô lên bề mặt trên cùng của bãi rác 60cm
6) Lớp phủ trung gian
- dùng đất đổ rải đều lên bề mặt khối ô rác
- dùng xe ủi san đều đất lên bề mặt một lớp 15cm
7)Lớp phủ cuối cùng
- khai thác và chuyên chở đất sét về bãi rác từ các bãi đất sét
- đổ và dùng xe ủi san dầm kỹ thành 1 lớp sét dày 60cm trên bề mặt
-dùng đất ở bãi đổ rác rải đều lên bề mặt lớp đất sét.Dùng xe ủi san đều thành một lớp dày 15cm
- trồng cây( 3 lần/năm), chỉ trồng loại cây cỏ địa phương và thường được trồng vào mùa mưa
8) bão dưỡng và giám sát hệ thống xử lý nước rác
a.lớp thoát nước
- kiểm tra hằng ngày
-đảm bảo cấu tạo: 10cm cát dưới rồi đến 20cm đá thô bên trên
b.ống thu nước rác
- dọn khơi thông ống bằng đũa tre 4mm
-kiểm tra sữa chữa hoặc thay đoạn ống hư
-dội rửa ống bằng cách đổ vào hố ga
c.Các hố ga
được kiểm tra từ 1-2 lần/năm, công tác sữa chữa cần thiết như dọn vệ sinh, sữa chữa, trát
xi măng hay gia cố xi măng và phụ gia
Trang 16- khi rác gâng phủ lên hố ga giữa bãi và trước đập cần gia công nắp bằng một lớp bê tông dày 30cm.
d.Các hồ xử lý
- hồ kị khí : 1 lần/1 năm vào mùa khô, tiến hành bơm xả để nạo vét bùn cặn
-hồ hiếu khí: cứ 2,3 lần/năm tiến hành nạo vét bùn cặn
-bể lọc sinh học: thường xuyên cắt hái cây và kiểm tra sữa chữa lớp sỏi hay ống xả bị tắc nghẽn
e.giám sát và lấy mẫu thu
- hằng ngày dòng chảy nước rác phải được kiểm tra đo đạc bằng dụng cụ đo chữ V tại hố
ga sau
- cứ 1 lần/1 tháng lấy mẫu nước rác để kiểm tra: hố ga sau đập và cửa xả của bể sợi lọc9) Bão dưỡng hệ thống thoát nước
a.Các mương thoát nước
- Kiểm tra thường xuyên, phát hiện hư hỏng và tắc nghẽn
-dọn kênh mương thoát nước
-sửa chữa hư hỏng bằng xi măng và bể trộn
b.Các cống ngầm
- kiểm tra thường xuyên phát hiện hư hỏng và tắc nghẽn
-dọn sạch bùn trong các cống, thông cống sau những trận mưa lớn và sau mùa mưa
Sửa chữa bằng xi măng hoặc bê tông
10) Bão dưỡng các tiện nghi và trang thiết bị
a.Đường hoạt động cố định
- kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng
-sửa chữa các chỗ hư hỏng bằng sơn và nhựa bitum
-đắp đất các chỗ thủng trên đập, trồng chăm sóc cây, duy trì bão dưỡng các cột điện giao thông
- mọi hư hỏng cần phải báo cáo và sửa chữa
4.Nhận xét của bản thân
Trang 17Qua buổi tham quan tại bãi chôn lấp Thủy Phương thì em được tìm hiểu về bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phải có những yêu cầu kỹ thuật như thế nào, biết được thế những điểm mấu chốt trong việc chôn lấp thế nào để đảm bảo hợp vệ sinh
Em nhận thấy vấn đề xử lý nước rỉ rác là một trong những vấn đề hết sức quan trong trong việc chôn lấp, bởi lẽ nếu không chặt chẽ thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của con người cũng như các sinh vật
Để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công đoạn trong quá trình vận hành bãi chôn lấp thì cần đảm bảo đầy đủ nguồn kinh phí cũng như cơ sở kỹ thuật
III.CÔNG TY BIA HUẾ_KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI
Thời gian: 16/6/2014
Địa chỉ: Nhà máy bia Phú Bài lô 13, khu công nghiệp Phú Bài, huyện Hương Thủy ,tỉnh Thừa Thiên Huế
1.Sơ lược về nhà máy bia Phú Bài
Ngày 20/10/1990 nhà máy bia Huế được thành lập theo quyết định số 402 QĐ/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn đầu tư ban đâù là 2,4 triệu USDNăm 1994, nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International (TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển( IFU) tại giấy phép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn là Việt Nam 50%, Đan Mạch 50%, từ đây nhà máy bia Huế chính thức mang tên Công ty bia Huế
Do chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành hợp lý được khách hàng ưa chuộng nên mặc
dù lượng cung ứng của công ty Bia Huế tăng nhanh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nhất là các thời điểm như festival, mùa hè, lễ tết, công ty đã tiến hành xây thêm một số nhà máy bia tại khu công nghiệp Phú Bài vơi công suất 80 triệu lít/năm
Trang 18Ngày 29/4/2008: nhà máy chính thức được khánh thành
Ngày 5/11/2008: công ty khởi công xây dựng giai đoạn II nhà máy bia Phú Bài, được đưa
vào hoạt động vào quý I 2010 nâng tổng công suất lên 230 triệu lít/năm
Năm 2013 lại tiếp tục triển khai mở rộng dự án mở rộng công suất Nhà máy bia Phú Bài
giai đoạn 3 nâng tổng công suất Nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 3 nâng tổng công suất
lên 360 triệu lít/năm
2.Tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải tại nhà máy bia
2.1.Nguồn nước thải
Bia chứa chủ yếu là nước( > 90%) còn lại là cồn,CO2, các chất hòa tan khác.Vì vậy sản
xuất bia là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều nước ( để sản
xuất 1 lít bia cần sử dụng 5 lít nước) do đó sẽ thải ra môi trường một lượng lớn nước thải
lớn.Nước thải nhà máy bia bao gồm:
+ Nước làm nguội, nước ngưng tụ: loại nước này không thuộc loại nước ô nhiễm nên có
thể xử lý sơ bộ và tái sử dụng
+Nước vệ sinh thiết bị như nước rử thùng nấu, bể chứa…loại nước này có chứa nhiều
chất hữu cơ nên cần được tiến hành xử lý
+Nước rửa thiết bị lên men, thùng chứa, đường ống loại nước này chứa nhiều xác nấm
men dễ phân hủy gây ô nhiễm nên cần được xử lý
+Nước rửa chai đựng: loại nước này chứa chất hữu cơ và các chất màu từ mực in nhãn
chai… nên cần được xử lý
2.2.Sơ đồ quy trình xử lý nước tại nhà máy bia Phú Bài
Khí Biogas
Bể điều hòa
Bể UASB
Điều chỉnh pH( thêm axit hoặc bazo)
Đốt Máy ép bùn
Trang 19-Nước thải từ nhà máy sẽ chảy qua song chắn rác giúp ngăn chặn các vật cứng, vật nổi đivào máy bơm,vào các bể sử lí công đoạn sau.
-Nước sau qúa trình vận hành lẫn các chất thải rắn sẽ chảy qua bể bọc cơ học, bể lọc cơhọc có lưới lọc để lọc toàn bộ cặn bã trước khi qua bể lắng trong đó có sử dụng hai bơm
để đưa nước thải vào bể lắng Máy lọc rác tự động khi nước được bơm lên thì cần lọc tựquay sẽ tự lọc cặn bã
-Bể điều hòa có 2 máy khuấy để trộn đều lại hóa chất khi châm nước vào Tại bể điều hòatùy theo độ pH của nước thì sẽ châm thêm NaOH hoặc HCl vào để điều chỉnh pH.Sau khinước được điều chỉnh xong sẽ được bơm vào bể UASB từ dưới lên tạo sự xáo trộn, tăng
sự tiếp xúc với nấm men
-Buồng thu khí metan tự động từ bể UASB ,những khí này được thu hồi lại trong cácống, khi đủ áp suất role tự động mở và bật lửa để đôt cháy Việc đốt khí metan tao CO2giảm được ô nhiễm môi trường giúp quá trình lên mưn xảy ra nhanh hơn.Bể UASB xảy
ra quá trình phân hủy cac chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự thamgia của các vi sinh vật yếm khí VSV yếm khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trongnước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí(CH4 và CO2) bọt khí sinh ra bám vàohạt bùn cặn, nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn trong lớp cặn lơlửng.Phần nước được tách qua trên mặt và được chảy qua bể chảy tràn rồi hầu hết chảyqua bể hiếu khí
-Trong bể hiếu khí có các ống bơm oxy sục từ trên xuống lượng bùn một phần được hồilưu phần bùn dư được chuyển qua máy ép bùn
Sau đó nước được chảy qua bể gạn lọc để tiếp tục lọc rác và bùn trước khi cho nước thảiđầu ra
Trang 20Một số hình ảnh của hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy bia
2.3.Một số ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia
Ưu điểm:
- Vận hành tương đối đơn giản, chi phí cho vận hành không cao
- Thu hồi được nhiên liệu ở bể kị khí để làm nhiên liệu sạch cung cấp cho quá trình sản xuất (đốt lò hơi)
- Hiệu quả xử lý cao, nước sau xử lý có thể thải trực tiếp ra môi trường
- Giảm được thể tích bùn sinh ra, giảm tiêu thụ điện năng, tiết kiệm chi phí
- Áp dụng kết hợp giữa phương pháp kị khí( bể UASB) và phương pháp hiếu
khí( bể hiếu khí) khắc phục được các khuyết điểm của nhau, đưa lại hiệu quả xử lýca
Nhược điểm:
- Hệ thống hoạt động liên tục nên khi xảy ra sự cố rất khó để khắc phục, gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải của nhà máy bia
- Hệ thống khó thích nghi được với những dòng thải biến động về lưu lượng
- - Quá trình lắp đặt hệ thống đòi hỏi kỹ thuật , độ chính xác cao nếu không khi đi vào vận hành sẽ gặp sự cố
3.Nhận xét của bản thân
- Thông qua buổi tham quan tại nhà máy bia Phú Bài giúp em hiểu về quy trình xử lý
nước thải của nhà máy bia.Tùy thuộc vào tính chất sản phẩm của các nhà máy thì sẽ có quy trình, công nghệ xử lý riêng biệt
- Em biết thêm được các thông số nước thải chính mà nhà máy phải đảm bảo trong mức cho phép như COD, BOD, SS, pH
- Biết được về công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia có sự kết hợp của phương pháp kị khí và hiếu khí