1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thành phần loài chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã ppsx

11 695 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thành phần loài chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã. Những tác giả đầu tiên chủ yếu là người nước ngoài như: Jean Delacour, Pierre Jobouille, Bertil Bjorkegren và sau đó là các tác giả Việt Nam nghiên cứu theo các chương trình và dự án về lâm nghiệp. Cho đến nay đã ghi nhận được 330 loài chim có ở Vườn quốc gia Bạch Mã và các vùng đệm, chiếm 34% trên tổng số 840 loài chim được thống kê ở Việt Nam. Mặc dù con số thống kê các loài chim ở đây chưa đầy đủ, nhưng cũng thấy rõ tính phong phú về số lượng và sự đa dạng về thành phần loài trên một vùng không lớn. Các chủng quần chim đa dạng còn thể hiện ở tính đặc trưng cho từng sinh cảnh khác nhau. Một số loài và phân loài trong chúng có tính chất đặc hữu của vùng Đông Dương. Đó là các loài gà so Trung Bộ (arbrophilla merlinii), trĩ sao (Rheinatia ocellata), thầy chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri), đuôi cụt bụng vàng (Pitta ellioti), chim mào đen (Melanochlora sultanea), chim chạch má xám (Macronous gularis), Sự phong phú về chim ở khu vực Vườn quốc gia Bạch Mã được thể hiện rõ nét trong các chủng quần của bộ gà (Gallifomes). Có thể nói đây là vùng phong phú về thành phần loài và số lượng cá thể của các loài thuộc họ trĩ (Phasianidae). Trong 13 loài thuộc họ trĩ đã phát hiện có nhiều loài đặc hữu, quí hiếm ở khu vực và Việt Nam (trong tổng số 12 loài trĩ hiện có ở Việt Nam, Bạch Mã đã có 7 loài). Trong các loài thuộc bộ gà có 4 loài đặc hữu: Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), gà lôi lam màu trắng (Lophura edwardsi), gà so gútta (Aborophilla rufoguralis guttata), gà so Trung Bộ (Aborophilla merlini). Đáng tiếc, loài gà lôi lam màu trắng hiện nay không còn tìm thấy ở đây nữa! Vườn quốc gia Bạch Mã là vùng rừng nhiệt đới phong phú về sinh cảnh kéo theo tính đa dạng sinh học cao. Trong thành phần các nhóm loài sinh vật có nhiều loài kinh tế, nhiều loài đặc hữu và quí hiếm. Tuy nhiên với tổng diện tích được bảo vệ của Vườn là 22500 ha như hiện nay thì mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng diện tích toàn khu vực. Các cánh rừng ngoài khu vực bảo vệ của Vườn đang chịu một sức ép khai thác khá lớn của người dân và các tổ chức quốc doanh. Do vậy cần phải có kế hoạch và các dự án cụ thể để mở rộng diện tích của Vườn nhằm tăng khả năng bảo tồn nội vi các loài quý hiếm, các loài đặc hữu. Khả năng mở rộng có thể gấp ba lần diện tích huện có. Nhìn trên bản đồ của thảm thực vật rừng Thừa Thiên-Huế thấy một thảm rừng xanh nối liền từ Trường Sơn ra Biển Đông và thông với các cánh rừng của Quảng Nam và nước bạn Lào. Đây là những thuận lợi cho việc khôi phục, chuyển lưu nguồn gien trong tính đa dạng sinh học mà ở các vườn quốc gia khác không có được. Tuy nhiên các dải rừng này có nhiều mảng bị chia cắt do khai thác hoặc chiến tranh nên không có tính thuần nhất. Để bảo tồn và phát huy tính đa dạng sinh học vốn có trong khu vực, cần phải quản lý tốt, tạo điều kiện cho rừng được tái sinh tự nhiên, đi đôi với tăng cường các cây bản địa làm nguồn giống cho các dự án trồng rừng. Đồng thời có kế hoạch khai thác một cách bền vững khu rừng tự nhiên có kiểm soát. Nghĩa là chỉ khai thác trong phạm vi năng suất sinh học hàng năm của rừng chứ không tàn phá vốn tài nguyên hiện có. Bạch mã là vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới của miền Trung với những đặc trưng về lượng mưa, về nhiệt độ, về độ ẩm và nhiều loài sinh vật đặc hữu. Đây cũng là vùng nằm giữa hai trung tâm du lịch lớn Huế và Hội An. Nếu chúng ta biết kết hợp giữa việc bảo tồn đa dạng sinh học với việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn và khu vực thì không những làm tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ, mà còn có điều kiện tái tạo lại Vườn ngày một phát triển hơn. Muốn được như vậy, theo chúng tôi cần phải nghiên cứu đồng bộ về các mặt sinh học- xã hội-kinh tế, làm cơ sở cho việc xây dựng luận chứng và dự án khả thi cho các hoạt động tiếp theo. Nhà nước cần có những phương án giao đất giao rừng phòng hộ cho nhân dân của 8 xã vùng đệm để họ có ý thức và trách nhiệm trong phát triển, trồng, quản lý và bảo vệ [...]...rừng Đồng thời nhờ đó mà giảm được sức ép khai thác, nhanh chóng phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo trong vành đai bảo vệ của Vườn . Thành phần loài chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã. Những tác giả đầu tiên chủ. ghi nhận được 330 loài chim có ở Vườn quốc gia Bạch Mã và các vùng đệm, chiếm 34% trên tổng số 840 loài chim được thống kê ở Việt Nam. Mặc dù con số thống kê các loài chim ở đây chưa đầy. loài gà lôi lam màu trắng hiện nay không còn tìm thấy ở đây nữa! Vườn quốc gia Bạch Mã là vùng rừng nhiệt đới phong phú về sinh cảnh kéo theo tính đa dạng sinh học cao. Trong thành phần

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN