1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU PHẦN MỀM ENVIMAP - TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHO NHIỀU NGUỒN ĐIỂM

43 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 4,19 MB

Nội dung

TÌM HIỂU PHẦN MỀM ENVIMAP - TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHO NHIỀU NGUỒN ĐIỂM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Năm học 2015-2016

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Trang 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí đang là vấn

đề cấp bách của toàn thế giới vì sự khó kiểm soát của chất thải trong không khí Mà nước

ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, nên lượng khí thải từ các khu côngnghiệp, khu sản xuất thải ra ngày càng nhiều Vì vậy, cần phải có phương pháp tính toán

và mô hình để mô phỏng, kiểm soát ô nhiễm không khí

Hơn nữa, chúng ta đã biết mô hình hóa toán học các quá trình môi trường không

phải là sản phẩm thuần túy của khoa học mà được coi là phương pháp tiếp cận để hiểubiết sâu sắc hơn các hiện tượng thiên nhiên và mục tiêu cuối cùng của nó là để nhận đượcthông tin về thế giới thực Thông tin này thúc đẩy sự phát triển các vấn đề khoa học mớicùng các phương pháp giải chúng, làm cơ sở để thông qua quyết định khi tiến hành các dự

án cụ thể Trong những năm gần đây mối quan tâm xây dựng các mô hình toán ô nhiễmkhông khí, nước, đất, dự báo và đánh giá khía cạnh kinh tế do ô nhiễm dựa trên phươngpháp mô phỏng tăng lên Việc xây dựng các mô hình toán cho hệ thống kiểm soát và quản

lý ô nhiễm không khí, luận chứng các phương pháp dự báo dài hạn phục vụ cho công tácqui hoạch cũng không ngừng tăng lên

Để ứng dụng mô hình giải quyết những vấn đề thực tiễn cần thiết xây dựng các phầnmềm chuyên dụng Tuy nhiên để sử dụng các phần mềm cần thiết thì phải hiể biết rõ vềphần mềm để có thể mô phỏng đúng hiện trạng ô nhiễm tại khu vực đang xét Vì vậy,nhóm chúng em tìm hiểu phần mềm ENVIMAP để giúp quá trình mô phỏng ô nhiễmnhanh và chính xác hơn

Trang 5

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về phần mềm ENVIMAP phiên bản 3.0

Phần mềm ENVIMAP là phần mềm tích hợp GIS, CSDL môi trường và mô hìnhtoán học mẫu sự lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí và môi trường nước.Các CSDL như khí tượng, các điểm lấy mẫu chất lượng không khí, các nguồn thảiđiểm, các phát thải phải được gắn với vị trí địa lí nhằm thể hiện hiện trạng môi trường.Bên cạnh đó để mô phỏng các quá trình lan truyền các chất ô nhiễm thường xuất hiện sựcần thiết phải thực hiện các bài toán chuẩn như: lấy CSDL cần thiết cho mô phỏng từ các

dữ liệu khí tượng cũng như từ các ống khói (hay phát thải), biểu diễn kết quả tính toán môphỏng dưới các dạng khác nhau, chồng lớp thông tin giữa lớp kết quả tính toán mô phỏngvới các lớp không gian gắn với địa phương cụ thể

Quá trình làm việc, trong ENVIMAP diễn ra trong sự phối hợp thông tin chặt chẽvới GIS Các mô hình nhận được các dữ liệu từ GIS, còn kết quả làm việc được thông báongược trở lại vào GIS dưới hình thức thông tin bản đồ Như vậy ở đây chúng ta thấy diễn

ra quá trình phân công chức năng tự nhiên: GIS đảm nhận việc biểu diễn thông tin, môhình đảm nhận thực hiện các xử lý thuật toán xử lý thông tin

Phiên bản ENVIMAP đầu tiên ra đời vào năm 2002 Tới tháng 11/2005 phần mềmENVIMAP 1.0 được nâng cấp thành phiên bản mới 2.0 Tháng 9/2006, phiên bản 3.0 rađời Từ năm 2008 trở đi ENVIMAP được đặt tên theo năm và sẽ được tác giả cập nhậtthường xuyên Phần mềm ENVIMENVIMAP được nâng cấp nhằm mục tiêu sau đây:

- Quản lý các nguồn thải cố định (cụ thể là các ống khói)

- Cho phép tính toán ảnh hưởng của các nguồn thải lên bức tranh ô nhiễm chung

- Thực hiện các báo cáo về các nguồn thải cũng như các kết quả tính toán

- Cho phép nhập và lưu trữ các dữ liệu liên quan tới khí tượng

- Cho phép nhập và lưu trữ các dữ liệu liên quan tới chất lượng không khí xungquanh

- Tích hợp các văn bản pháp lý liên quan tới quản lý chất lượng không khí

Trang 6

2.2 Cấu trúc và chức năng của phần mềm ENVIMAP

2.2.1 Cấu trúc

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc phần mềm ENVIMAP

ENVIMAP 2.0 gồm 5 khối chính liên kết với nhau

- Khối CSDL môi trường (liên quan tới môi trường không khí)

- Khối mô hình (trong phần mềm ENVIMAP là mô hình Berliand)

- Khối GIS – quản lý các đối tượng một cách trực diện trên bản đồ

- Khối thực hiện các báo cáo thống kê

- Khối hỗ trợ các văn bản pháp qui

Trang 7

Tạo các đối tượng cần quản lý

Tạo Cơ sở sản xuất (CSSX): Đối tượng nguồn thải được ENVIMAP quản lý thuộc các

CSSX ENVIMAP cho phép người dùng chức năng tạo mới các CSSX và đưa vào CSDL

- CSSX có thể nằm ngoài khu công nghiệp (KCN) khi đó CSSX này thuộc cấp 1

- CSSX có thể nằm trong một KCN nào đó Khi đó KCN là đối tượng cấp 1 cònCSSX này thuộc cấp 2

Các CSDL liên quan tới CSSX gồm:

- Tên CSSX

- Thuộc Ban ngành chức năng (ví dụ thuộc Sở Công nghiệp,…)

- Thành phần kinh tế: (Cơ quan nhà nước, Công ty liên doanh, Tư nhân, …)

- Thuộc Ngành công nghiệp

- Mã ngành công nghiệp

- Danh mục các nguồn thải điểm thuộc CSSX

- Tên giám đốc (điện thoại, fax, e-mail, web site)

- Tên người phụ trách về môi trường

Trang 8

Các thông tin này sẽ được ENVIMAP sử dụng để xuất ra các báo cáo cần thiết phục

vụ cho mục tiêu quản lý

Tạo các ống khói trên bản đồ số: các thông tin thuộc tính của ống khói được trình

bàytrong bảng dưới đây:

Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

Tạo các vị trí lấy mẫu không khí cho mục tiêu quan trắc: Theo các chương trình

khác nhau, hàng năm tại mỗi vùng đều có tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng khôngkhí trong vùng Các dữ liệu này có ý nghĩa pháp lý quan trọng nhằm đưa ra các quyếtđịnh quản lý hành chính Hiện nay nhiều tỉnh thành của đất nước, các số liệu này nằm rảirác trong nhiều tài liệu khác nhau rất khó khai thác Bởi vậy cần thiết phải xây dựng mộtcông cụ tin học trợ giúp công tác quản lý tổng hợp và thống nhất các số liệu quan trắcnày Phần mềm ENVIMAP 2.0 hỗ trợ chức năng tạo ra các vị trí lấy mẫu mới trên bản đồ

và nhập kết quả quan trắc vào ENVIMAP

Tạo các điểm kiểm soát chất lượng không khí: Trong một vùng cần quản lý, luôn có

một số điểm nhạy cảm cần giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường như: vị trí gần trườnghọc, bệnh viện, khu dân cư, khu du lịch,… Phần mềm ENVIMAP cho phép người dùng

có thể tạo ra các vị trí như vậy trên bản đồ Các vị trí như vậy được đưa vào CSDL phục

vụ cho mục tiêu quản lý Ví dụ như khi tính toán theo mô hình Berliand sự lan truyền ônhiễm, phần mềm ENVIMAP 2.0 sẽ xuất các kết quả tính toán tại các điểm kiểm soátchất lượng không khí

Quản lý thông tin quan trắc

Các số liệu quan trắc thay đổi theo thời gian được quản lý trong phần mềmENVIMAP 2.0 thông qua các giao diện thân thiện được xây dựng riêng Như đã biết các

Trang 9

thông tin môi trường thường xuyên thay đổi theo thời gian, chính vì vậy để quản lý nhómthông tin này, ENVIMAP sử dụng phần mềm quản trị CSDL mạnh và dễ sử dụng như MSAccess Nhóm thông tin thay đổi theo thời gian được quản lý bởi ENVIMAP gồm: số liệuquan trắc chất lượng không khí, số liệu khí tượng, tải lượng ô nhiễm tại các ống khói(cùng các thông tin khác đi kèm như nhiệt độ khí thoát ra, vận tốc khí phụt,…) Để nhậpcác số liệu này vào ENVIMAP, người sử dụng cần chọn vị trí quan trắc (trạm), ngày,tháng, năm lấy dữ liệu Cấu trúc dữ liệu chất lượng không khí được xây dựng dựa trênthực tiễn quan trắc tại một số tỉnh thành của Việt Nam Phần dưới đây trình bày một sốcấu trúc dữ liệu thay đổi theo thời gian được ENVIMAP quản lý.

Báo cáo thống kê

ENVIMAP 2.0 cho phép thực hiện các dạng báo cáo dựa trên số liệu thay đổi theothời gian sau đây:

- Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các điểm quan trắc (một hay nhiều trạm

do người dùng tùy chọn)

- Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm tại các điểm kiểm soát theo mô hình toánBerliand; Kết quả tính toán nồng độ cực đại chất ô nhiễm không khí được tính do nhómcác ống khói (tính theo mô hình Berliand) cũng như do từng ống khói

ENVIMAP hỗ trợ người dùng lựa chọn thêm một số chức năng như: thể hiện dưới dạngđường đồng mức, có lưới, đường đồng mức được tô đặc hay không tô đặc, đường đồ thị.Cho phép in ra % phát thải đóng góp đối với từng nguồn thải ô nhiễm không khí

- Cho phép đưa cả Text lẫn đồ thị vào trong Báo cáo tổng hợp

- Lưu kết quả thành file theo định dạng doc, excel, pdf,… Cho phép gửi báo cáo quaEmail

Tính toán sự phát tán ô nhiễm theo mô hình

Nghiên cứu ứng dụng mô hình phát tán ô nhiễm không khí trong thực tế là một chủ

đề riêng rẽ Nhóm tác giả thực hiện đề tài này cũng có nhiều năm nghiên cứu về mô hìnhkhông khí ứng dụng cho mức độ địa phương Mô hình được cài đặt trong ENVIMAP là

mô hình Berliand, mà theo sự phân loại của Tổ chức khí tượng thế giới thuộc nhóm Môhình thống kê thủy động, hoặc lý thuyết nửa thứ nguyên (còn gọi là mô hình K) Mô hìnhnày được Berliand (Nga) hoàn thiện và áp dụng ở Liên Xô Ở Việt Nam, KS Nguyễn

Trang 10

Cung là một trong những người đầu tiên áp dụng mô hình này cho một số công trình, dự

án phía Bắc Trong thời gian qua nhóm nghiên cứu của GS Lê Đình Quang cũng như GS.Phạm Ngọc Hồ đã ứng dụng mô hình này cho nhiều tỉnh phía Bắc như Hà Nội, HảiPhòng,…

Giả thiết rằng vận tốc gió theo hướng gió Vx và hệ số khuếch tán rối theo phương đứng kz

và phương ngang ky được cho dưới dạng như sau:

Trong đó:

U1, k1: Là vận tốc gió và hệ số rối đo đạc và chỉnh lý tại độ cao z1 = 1mét

n: Là tham số không thứ nguyên được chỉnh lý tính toán từ số liệu đo đạc trong tầngkhông khí sát đất ở các khu công nghiệp (thường thì người ta lấy xấp xỉ n ≈ 0.15, z1 = 1m

k0 được xác định trên cơ sở giải bài toán ngược khuếch tán rối

Đối với nồng độ chất khí hay bụi nhẹ tại mặt đất, xuất phát từ các giả thiết trên cũngnhư xem xét lời giải bài toán biên lan truyền, khuếch tán chất ô nhiễm, Berliand đã đưa racông thức sau:

Trong đó:

M: Là công suất nguồn thải

H: Là độ cao hữu dụng (nghĩa là bằng chiều cao vật lýcủa ống khói cộng với vệt nângống khói)

Từ công thức trên Berliand cũng nhận được hai đặc trưng quan trọng đó là nồng độcực đại và khoảng cách (cách ống khói theo hướng gió) đạt được giá trị cực đại đó:

2.3 Nguyên tắc mô phỏng

Để mô tả quá trình lan truyền và khuếch tán chất ô nhiễm không khí theo khônggian và thời gian bằng phương trình toán học thì người ta xem xét trị số trung bình nồng

độ chất ô nhiễm

Trang 11

Hình 2.4: Sơ đồ khuếch tán lường khí thải theo chiều gió

Dưới tác dụng của gió tự nhiên các luồng khí, bụi phụt lên từ miệng ống khói sẽ bịuốn cong theo chiều gió thổi, chất ô nhiễm dần dần bị khuếch tán ra tạo thành vệt khói.Các chất khí thải và bụi lơ lửng lan truyền chủ yếu theo vệt khói trong phạm vi góc cunghẹp chỉ 100 – 200 Một số hạt bụi nặng sẽ tách khỏi vệt khói và rơi xuống gần ống khói.Nếu coi góc mở của vệt khói không đổi theo khoảng cách thì diện tích do vệt khói gây ônhiễm sẽ tăng tỷ lệ bình phương với khoảng cách

Trong trường hợp tổng quát trị số trung bình của nồng độ chất ô nhiễm trongkhông khí phân bố theo thời gian và không gian được mô tả theo phương trình lan truyền,khuếch tán rối và biến đổi hóa học như sau:

Trang 12

,,: Các thành phần của tốc độ trung bình theo 3 trục Ox, Oy,Oz

: Hệ dố tính đến sự liên kết của chất ô nhiễm với các thành phần tử khác của môi trườngkhông khí

: Hệ số tính đến sự biến đổi chất ô nhiễm thành các chất khác do quá trình phản ứng chấthóa học xảy ra trên đường lan truyền

Phương trình 2.1 rất phức tạp (mặc dù vậy nó chỉ mô phỏng sự lan truyền chất ônhiễm) trên thực tế để giải được phương trình này người ta phải tiến hành đơn giản hóatrên cơ sở thừa nhận một số điều kiện xấp xỉ bằng cách đưa ra các già thuyết phù hợp vớiđiều kiện cụ thể Những giả thiết này xuất phát từ các lập luận sau đây:

Công suất của nguồn điểm phát thải là liên tục và coi là quá trình dừng, nghĩa là:

(2.2)Nếu hướng trục Ox trùng với hướng gió thì thành phần vận tốc gió chiếu lên trục Oybằng 0

Trên thực tế thành phần khuếch tán rối theo chiều gió nhỏ hơn rất nhiều so vớithành phần khuếch tán rối theo phương vuông góc với chiều gió, khi đó:

(2.4)Tốc độ thẳng đứng thường nhỏ hơn so với tốc độ gió nên có thể bỏ qua, trục zthường lấy chiều dương hướng lên trên, do đó đối với bụi nặng thì thành phần ở phươngtrình 2.1 sẽ bằng tốc độ rơi của hạt (dấu âm), còn đối với chất ô nhiễm khí và bụi nhẹ thì

=0

Nếu bỏ qua hiện tượng chuyển “pha” của chất ô nhiễm cũng như không xét đến chất

ô nhiễm được bổ sung trong quá trình khuếch tán thì ==0

Như vậy có thể sử dụng phương trình mô tả sự phân tán các chất ô nhiễm từ nguồnđiểm sau đây vào mục đích tính toán sự nhiễm bẩn không khí:

Trang 13

2.3.1 Điều kiện ban đầu

Điều kiện ban đầu của bài toán lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khíđược thiết lập trên cơ sở định luật bảo toàn vật chất

Nếu nguồn có độ cao H đặt ở gốc tọa độ, hướng trục Ox theo chiều gió với vận tốctrung bình là u thì tại thời điểm t=t0 hay (t=0), điều kiện ban đầu có dạng:

(2.6)

Trong đó:

H: Là độ cao hữu dụng; H=h+

H: Độ cao vật lý của nguồn điểm (ống khói) (m)

: Độ nâng ban đầu của luồng khí thải (vệt khói) (m)

C: Nồng độ trung bình của chất ô nhiễm (mg/m3)

M: Công suất nguồn thải

, : Là các hàm Dirac

Nếu như nguồn thải không phải ống khói mà thải ra mặt đất thì một số tác giả chorằng, tại thời điểm t=0 chất phát thải chưa hoạt động, khi đó giả sử nguồn đặt ở gốc tọa độthì:

(2.7)

2.3.2 Điều kiện biên

Trong lớp không khí khảo sát thường giới hạn bởi mặt đất, còn độ cao thường là vôhạn hoặc hữu hạn tùy theo sự phân lớp của khí quyển thông thường điều kiện biên đượcthiết lập cho 2 trường hợp phù hợp với điều kiện thực tế của quá trình khuếch tán rối.trong trường hợp này cần xét hai điều kiện sau:

Trang 14

2.3.3 Điều kiện xa vô cùng

Điều kiện này xuất phát từ cơ chế vật lý: nồng độ chất ô nhiễm giảm dần khi ra xa

vô tận:

(2.8)

2.3.4 Điều kiện mặt trải dưới

Nếu bề mặt trải dưới có chứa nước (sông, ao, hồ, biển….) thì khả năng hấp thụ chất

ô nhiễm của nước rất lớn nên nồng độ chất ô nhiễm tại mặt dưới được xem như bằngkhông

C=0 thì z=0 (2.9)Nếu bề mặt trải dưới là khô thì điều kiện phản xạ của mặt trải dưới là rất lớn, do đócác dòng chất thải dưới bị phản xạ hoàn toàn vào khí quyển Do đó thông lượng rối thẳngđứng tại bề mặt trải dưới phải 0, nghĩa là:

(2.10)Giả thiết rằng Vx và Kz được cho dưới dạng hàm lũy thừa:

(2.11)

Trong đó:

U1, k1: Là vận tốc gió và hệ số rối đo đạc và chỉnh lí tại độ cao z1=1m

n, m: Là tham số không thứ nguyên được chỉnh lí tính toán từ số liệu đo đạc trong tầngkhông khí sát đất ở các khu công nghiệp (thường thì người ta lấy xấp xỉ m1m, n0,15m, z1-1m

K0 được xác định trên cơ sở giải bài toán được khuếch tán rồi (kết quả nhận được chothấy k0 bằng 0,1 – 1m phụ thuộc vào mức độ ổn định của tầng kết)

2.4 Phương pháp tính toán nồng độ trung bình trong phạm vi thời gian dài ngày do nhiều nguồn thải gây ra.

Trang 15

2.4.1 Nguyên tắc chung

Khi tính toán dự báo ô nhiễm tại một địa điểm nào đó do các nguồn thải khác nhaugây ra, ngoài việc xác định nồng độ ô nhiễm tức thời, ta còn cần phải biết và dự báo được

sự phân bố nồng độ trung bình ngày đêm, trung bình tháng hoặc trung bình năm của chất

ô nhiễm tại địa điểm xét

Quy tắc chung để xác định nồng độ trung bình năm, theo tài liệu của tác giả TrầnNgọc Chấn có thể được biểu diễn bằng biểu thức:

Ngoài ra, các cấp vận tốc gió có thể được thay thế bằng trị số vận tốc gió trung bìnhtên một hướng nào đó cùng với tần suất xuất hiện của gió Đó là tỷ lệ thời gian không cógió trên bất kỳ hướng nào Trường hợp này khác với các trường hợp không có gió trênmột hướng ai xem xét, tức là nồng độ tức thời trên hướng gió đó không bằng không mà có

Trang 16

một giá trị nhất định tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có bán kính từ điểmxem xét đến nguồn thải.

2.4.2 Công thức xác định nồng độ trung bình theo tần suất gió

Từ những lập luận đã nêu trên đây, ta chỉ có thể viết biểu thức xác định nồng độtrung bình ngày đêm của chất ô nhiễm trên mặt đất tại vị trí tính toán nào đó do môtnguồn thải thứ i gây ra như sau:

Thay giá trị hệ số trung bình ka bằng giá trị tần suất gió theo các hướng ta thu được:

Nồng độ trung bình tại thời điểm có tọa độ x,y do n nguồn thải gây ra sẽ là :

Trong đó:

- Cx,y(i): Nồng độ trung bình tại vị trí có tọa độ x,y do nguồn thứ i gây ra

- Cx,y(tổng): Nồng độ tổng cộng trung bình do n nguồn thải thứ i gây ra tại điểm tínhtoán

- Clặng(i): Nồng độ tức thời do nguồn thải i gây ra tại điểm tính toán khi lặng gió (u=0)

- Ca(i): Nồng độ tức thời do nguồn thải i gây ra tại điểm tính toán khi có gió thỗi theohướng a ứng với vận tốc trung bình trên hướng gió và tốc độ ổn định trung bình của khíquyển trong suốt khoảng thời gian tính toán trị số trung bình ( ngày đêm, tháng hoặcnăm)

Trị số Ca(i)=0 khi điểm tính toán nằm phía đầu gió hoặc cách xa trục cảu hướng gió ađang xem xét

Trang 17

III PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các dữ liệu đầu vào cần thiết cho mô hình gồm:

+ Thông tin khu công nghiệp

+ Thông tin cơ sở sản xuất

+ Thông tin về nguồn thải: lưu lượng thải (m3/s), nồng độ (mg/m3), tải lượng (g/s), nhiệt

độ khói thải (0C)

Trang 18

+ Thông số ống khói: Chiều cao (H), đường kính (D), tọa độ ống khói.

+ Điều kiện khí tượng: tốc độ gió, hướng gió, tần suất gió, nhiệt độ không khí xungquanh

- Phương pháp Gauss

- Phương pháp ISC3

- Phương pháp Berliand

Trong đề tài này chúng em chủ yếu tìm hiểu về phương pháp Berliand

Để giải bài toán (2.5), (2.6), (2.8), (2.10) với điều kiện (2.11), Berliand và các học trò củamình đã sử dụng nhiều công cụ toán học khác nhau Để áp dụng vào thực tế tính toán ônhiễm không khí, Berliand đã giới hạn xem xét công thức giải tích nhận được với znhỏ( sát mặt đất):

Đối với nồng độ tại mặt đất, Berliand đã đưa ra công thức:

) (2.12)

Đặc trưng phân bố nồng độ dưới mặt đất C theo trục x (nghĩa là với y=0) là nó đạtđược giá trị cực đại Cm tại khoảng cách Xm tính từ nguồn Các đạ lượng Cm và Xm đượctìm từ điều kiện

Công thức tính theo nồng độ cực đại theo Berliand:

Trang 19

T: Nhiệt độ không khí đo bằng kelvin

w=1.3.10-2.: Là tốc độ rơi của các hạt hình cầu

Trong đó : Mật độ hạt bụi, : Bán kính của chúng

Trong công thức trên w được xác định bằng cm/s, còn và rp được cho bằng g/cm3 vàtương ứng

Trang 20

IV CÁCH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH

4.1 Mô tả bài toán cần giải quyết

Bảng 4.1: Thông số và vị trí các ống khói

cao (m) kính (m) Đường

Tọa độ X Tọa độ Y

1 OK1 Công ty Ajinomoto Việt Nam 15 0.8 400691.71 1206654.36

2 OK2 Công ty Ajinomoto Việt Nam 15 0.6 400722.98 1206657.03

3 OK3 Công ty Cổ phần Giấy Đồng

Trang 21

NồngđộCO(g/m3

Nồngđộ

SO2

(g/m3)

Nhiệtđộkhí(ºC)

Tốcđộkhíphụt(m/s)

1 OK1 Công ty Ajinomoto

5 OK5 Công ty Liên doanh

Tôn Phương Nam 10 9.300 0.210 0.076 180 3

6 OK6 Công ty Liên doanh

Tôn Phương Nam 11 5.376 0.042 0.086 180 3

Điểm nhạy cảm Tọa độ X Tọa độ Y

Ngày đăng: 27/11/2015, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w