1.Phân tích ngànhThị trường bất động sản khó khăn do ảnh hưởng từ khó khăn chung của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, là trở ngại lớn đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản.Sự khó khăn của thị trường bất động sản đã diễn ra hơn 4 năm với hàng loạt bài toán cần giải đáp
Trang 1Phân tích mã cổ phiếu VIC.
I.PHÂN TÍCH CƠ BẢN
1.Phân tích ngành
Thị trường bất động sản khó khăn do ảnh hưởng từ khó khăn chung của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu, là trở ngại lớn đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản.Sự khó khăn của thị trường bất động sản đã diễn ra hơn 4 năm với hàng loạt bài toán cần giải đáp Sự mất cân đối về cung – cầu, tồn kho cao, nợ xấu tăng mạnh khiến doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, nhưng bài toán về việc lấy lại niềm tin của khách hàng đối với thị trường lại càng khó khăn hơn
Khủng hoảng đang tạo điều kiện để thị trường được “thanh lọc” và chỉ có những doanh nghiệp làm ăn bài bản, uy tín thì mới tồn tại được và vấn đề mấu chốt là các doanh nghiệp này phải củng cố được niềm tin đang lung lay của khách hàng Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hoá kinh doanh trong khủng hoảng, không chạy theo thị trường, coi trọng chất lượng, giữ đúng cam kết tiến độ và tạo ra các giá trị gia tăng cho bất động sản
Thị trường bất động sản sắp hồi phục?
Các đợt mở bán liên tiếp, giá bán giảm, kèm theo nhiều chính sách hấp dẫn của các doanh nghiệp (DN) địa ốc vừa qua đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng
Đáng chú ý, theo báo cáo, trên phạm vi toàn quốc, giá trị tồn kho bất động sản có xu thế ngày càng giảm Giá trị tồn kho bất động sản tháng 9/2013 là 101.889 tỷ, đã giảm 4.206
tỷ đồng (giảm 3,96%) so với tháng 8/2013 (106.095 tỷ)
Số lượng tồn kho bất động sản tại hai thành phố lớn nhất cả nước cũng có xu hướng giảm dần.Tại Hà Nội số lượng tồn kho bất động sản của tháng 7/2013 là 14.487 tỷ, đã giảm 2.573 tỷ đồng (15%) so với tháng 6/2013 (17.060 tỷ) Còn ở Tp HCM số lượng tồn kho của tháng 9/2013 là 21.947 tỷ, đã giảm 4.206 tỷ (16,1%) so với tháng 8/2013
• Đến nay, trên địa bàn TP.HCM có 32 khách hàng đã ký kết hợp đồng tín dụng vay gần 26,3 tỷ đồng trong gói tín dụng hỗ trợ mua nhà với lãi suất 6%/năm Hiện ngân hàng đã giải ngân hơn 3,2 tỷ đồng Ngoài ra đã có 3 chủ đầu tư dự án nhà ở
xã hội được ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn, với tổng số vốn vay dự kiến là
762 tỷ đồng.
Theo bà Đỗ Thị Loan - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các đợt giảm giá liên tiếp trên thị trường vừa qua chỉ là làn sóng khởi đầu cho cuộc đua tranh về giá Bởi
Trang 2sau một thời gian dài thị trường trầm lắng, bằng mọi cách, các DN phải tìm đầu ra cho sản phẩm Người mua nhà sẽ căn cứ giá của từng dự án để so sánh, khiến các DN phải nhìn nhau đưa ra giá bán hợp lý, cạnh tranh, tạo thanh khoản cho dự án
Các ngân hàng cũng cho rằng, lãi suất ngân hàng đã giảm nhiều, giá nhà giảm nhiều nên nhu cầu mua nhà để ở của người dân đã bắt đầu tăng lên
Hiện tại mặt bằng giá của các công ty BĐS được chiết khấu rất sâu (giá cổ phiếu giao động từ0.30 – 0.7 so với giá trị sổ sách) Nhóm 1 cho rằng trong thời gian tới, các chính sách hỗ trợ sẽ có độ lan tỏa vào thị trường, thúc đẩy cung và cầu, kích hoạt được một số phân khúc của thị trường BĐS; dù cổ phiếu sẽ tiếp tục phân hóa, và thị trường BĐS còn nhiều khó khăn trong năm 2013-2014
2 Phân tích công ty
a,Giới thiệu chung về Công ty
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top
100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina.Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước
Vốn điều lệ : hơn 7000 tỷ
Loại chứng khoán: Cổ phần phổ thông
Mã chứng khoán: VIC
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần
Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 174.166 (Bằng chữ: Một trăm bảy mươi tư nghìn một trăm sáu mươi sáu) cổ phần
Đây là số cổ phần phát hành thêm do Tập đoàn Vingroup phát hành cổ phần để chuyển đổi Trái phiếu quốc tế thành cổ phần
Tổng giá trị chứng khoán niêm yết bổ sung: 1.741.660.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ bảy trăm bốn mươi mốt triệu sáu trăm sáu mươi nghìn đồng)
Ngày niêm yết có hiệu lực: 31/7/2013
Ngày chính thức giao dịch: 08/8/2013
Trang 3b: Vị thế công ty
Vingroup đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) cao cấp với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom Bằng những nỗ lực không ngừng, 10
năm sau, Vincom đã trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS cao cấp với hàng loạt các tổ hợp TTTM – Văn phòng – Căn hộ cao cấp tại vị trí đắc địa và những khu đô thị phức hợp lớn, hiện đại, dẫn đầu cho xu thế đô thị thông minh - sinh thái hạng sang tại Việt Nam Bên cạnh đó, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf… đẳng cấp năm sao và trên năm sao quốc tế
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức
hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup - Công ty CP
Tập đoàn VinGroup Công ty CP (VIC) hiện là công ty kinh doanh các lĩnh vực Bất động sản có quy mô vốn hóa lớn nhất trên sàn niêm yết tại Việt nam Quỹ đất dự án của VinGroup có tổng diện tích 93 triệu m2, trải rộng trên 9 tỉnh thành phố, và đự kiến sẽ phát triển dự án trong khoảng 10 năm Nguồn doanh thu thường xuyên của VIC đến từ 5 thương hiệu gồm
• Vincom: BĐS thương mại
• Vinpearl: bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, giải trí
• Vinmec: dịch vụ y tế chất lượng cao
• Vincharm: chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ
• Vinschool: hệ thống giáo dục chất lượng cao mẫu giáo đến PTTH Ngoài ra còn có
Tính đến tháng 6/2013, với việc sở hữu và giữ quyền chi phối tại gần 30 dự án bất động sản và du lịch quy mô lớn, có vị trí đắc địa nhất tại khắp các đô thị và địa danh trên cả nước; Có mức vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam (gần 3 tỷ USD), Vingroup đang được đánh giá là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, có
sự phát triển năng động và bền vững bậc nhất Việt Nam với nhiều tiềm lực hội nhập quốc
tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới
Các mốc phát triển của Vingroup:
Ngày 07/01/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đẳng cấp và hiện
đại bậc nhất Việt Nam
Tháng 3/2012: Lần thứ hai (Trước đó, Vingroup cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu
tiên phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế, huy động 100 triệu USD vào
Trang 4năm 2009)phát hành thành công TPCĐQT với khối lượng 185 triệu USD, niêm yết tại Sàn giao dịch khoán Singapore
Tháng 6/2012: Phát hành bổ sung thành công 115 triệu USD TPPCĐQT, nâng tổng số
TPCĐQT phát hành năm 2012 lên 300 triệu USD
Tháng 10/2012: Khai trương TTTM Vincom Center A TP.HCM – tổ hợp mua sắm, giải
trí và ẩm thực sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam
Tháng 12/2012: Thương vụ phát hành 300 triệu USD TPCĐQT được Finance Asia – Tạp
chí uy tín hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng bình chọn là “Giao dịch tốt nhất Việt Nam 2012”
Tháng 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Tháng 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương
hiệu Vinschool – Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông
Tháng 5/2013: Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus – Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, thu
hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail – Công ty thành viên của Vingroup
Ngày 31 tháng 10 năm 2013,Tập đoàn Vingroup vừa hoàn thành đợt phát hành 200 triệu
USD trái phiếu quốc tế (trái phiếu sinh lợi cao) với kết quả ngoài mong đợi Thương vụ
đã đưa Vingroup trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam thành công với loại hình này; đồng thời tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong công tác tiếp cận và huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế Đây là loại hình trái phiếu có thời hạn 4,5 năm và không có tài sản đảm bảo Toàn bộ số trái phiếu trị giá 200 triệu USD mà Vingroup được phép phát hành đã được các nhà đầu tư toàn cầu đặt mua với mức lãi suất cố định là 11,625%.Trái phiếu lần này của Vingroup được xếp hạng B+/ Ổn Định và B/ Ổn Định bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch và S&P Chỉ sau 6 ngày roadshow chào bán trên toàn cầu, tập trung ở các trung tâm tài chính lớn như HongKong, Singapore, London, Los Angeles, Boston và New York, trái phiếu của Vingroup đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm, đặt mua của hơn 100 nhà đầu tư toàn cầu với tổng nhu cầu đặt mua vượt gấp nhiều lần quy mô phát hành
Phát biểu nhân sự kiện này, Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc Tập đoàn Vingroup chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào vì Vingroup có thêm một bước tiến quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn vốn và tiếp tục nhận được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư quốc tế Thực ra, với các nguồn thu từ bán sản phẩm cũng như các đợt huy động vốn gần đây, Vingroup đã có một tiềm lực tài chính khá mạnh mẽ để thực hiện các
Trang 5dự định phát triển của mình Tuy nhiên, như bất cứ một doanh nghiệp nào, Vingroup cũng luôn cần những nguồn vốn tốt và bền vững Điều khiến chúng tôi hạnh phúc nhất trong thương vụ này đó là việc Vingroup đã vượt qua những cửa ải khắt khe để trở thành thành viên của thị trường trái phiếu quốc tế, một “đại dương tài chính” của thế giới mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn tiếp cận Thành công cũng thể hiện uy tín của Vingroup đang ngày một nâng cao và điều này cũng thực sự giúp chúng tôi tự tin hơn rất nhiều trong chiến lược hội nhập quốc tế.”
Những thành tích tiêu biểu của Vingroup
Bên cạnh những chỉ số phát triển đầy ấn tượng, lịch sử hình thành và phát triển của Vingroup còn được ghi dấu bằng những thành tích và giải thưởng vô cùng ý nghĩa.Chỉ tính từ năm 2008 đến nay,
• Vingroup đã 5 lần nhận được giải thưởng “Sao vàng đất Việt”;
• 4 lần nhận giải thưởng “Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất sắc” dành
cho thương hiệu Vincom;
• 04 lần nhận Giải thưởng “Top ten khách sạn 5 sao” dành cho thương hiệu Vinpearl
và rất nhiều giải thưởng, bằng khen, kỷ niệm chương,… có ý nghĩa khác
Riêng năm 2012, Tập đoàn Vingroup đã liên tiếp được các vinh danh với các giải thưởng quốc tế uy tín như:
• “Giao dịch thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2012 - Vietnam Capital Markets Deal”
do tờ báo tài chính hàng đầu thế giới International Financing Review bình chọn
(tháng 12/2012) ;
• “Chủ đầu tư tốt nhất - Best Developer” và “Dự án biệt thự tốt nhất - Best Villa Development” tại Lễ trao giải “Bất động sản khu vực Đông Nam Á 2012” ở
Singapore (tháng 11/2012);
• Giải “Nhà đầu tư bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012 - Best Retail Developer Award” do Tạp chí Euromoney bình chọn (tháng 9/2012)…
Hơn thế nữa, ngay đầu năm 2013 này, Tập đoàn Vingroup lại tiếp tục được xướng tên với các giải thưởng lớn như:
• Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam (3/2013);
• Giải thưởng kép về “Kiến trúc năng lượng hiệu quả” cho Vinpearl Resort Nha Trang
và Vincom Center B TP Hồ Chí Minh (ngày 28/3/2013),…
Trên trường quốc tế, Tập đoàn Vingroup cũng vừa vinh dự được Diễn đàn Kinh tế Thế
giới WEF chủ động “thăng hạng” lên cấp Thành viên sáng lập Hiệp hội các Công ty
Trang 6Phát triển toàn cầu (GGC) - danh vị cấp cao dành cho 1.000 doanh nghiệp xuất sắc trên
toàn cầu, có vai trò kích thích sự phát triển nền kinh tế trong nước, đồng thời có khả năng phát triển mạnh ra quốc tế
Đối tác hàng đầu thế giới của Vingroup
• Warburg Pincus LLC-Là Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, quản lý khối tài sản trị giá
hơn 40 tỉ USD và tập trung đầu tư vào các công ty đang phát triển Thương vụ đầu tiên của Quỹ tại Việt Nam chính là khoản vốn góp 200 triệu USD để mua 20% cổ phần trong Vincom Retail
• Wimbley Allison Tong & Goo- là nhà tư vấn thiết kế hàng đầu thế giới trong nền công nghiệp khách sạn, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí WATG đặt dấu ấn sáng tạo của mình tại Vincom Center, Vinpearl Luxury Đà Nẵng tại Việt Nam
• Tập đoàn thiết kế Site Architecture (Pháp)
• Công ty Site AsiaCallison
• VK
c:điểm mạnh
• Vingroup là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam
• Vingroup hiện sở hữu và nắm quyền chi phối gần 30 dự án BĐS, du lịch quy mô lớn
có vị trí đắc địa nhất tại khắp cá đô thị và địa danh du lịch của cả nước Ở bất kỳ lĩnh vực nào,khi tham gia,Vingroup đều chứng tỏ vai trò người tiên phong và dẫn dắt
sự thay đổi xu hướng tiêu dùng với việc đem đến cho thị trường những sản phẩm-dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế
Với tiềm lực và vị thế này,Vingroup đang được đánh giá là một trong những tập đoàn có sự phát triển năng động và bền vững nhất Việt Nam với nhiều tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới
d: Điểm yếu
• Với thị trường bất động sản đang bị trì trệ, vingroup cũng như các doanh nghiệp khác cũng đang gặp nhiều khó khăn vì tồn kho lớn
• Thiếu thanh khoản, tính đến thời điểm hiện nay vingroup nợ gần khoảng 20.000 tỷ đồng
a.4 cơ hội
với những dự án lớn như Royal City, Times City, Vincom Village, Vinpearl Đà Nẵng thì cơ hội đến với vingroup rất lớn :
Trang 7• mở rộng được thị trường, vingroup quảng bá được thương hiệu của mình khắp khu vực cũng như thế giới
• vingroup đã kí thêm được nhiều hợp đồng, huy động thành công khoản vay hợp vốn quốc tế và Vingroup cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế
e:Đánh giá mức sinh lời kỳ vọng và mức rủi ro của cổ phiếu được chọn
Khi đánh giá và lựa chọn mã chứng khoán VIC để đưa ra quyết định đầu tư nhóm
1 đã dựa trên số liệu tỷ suất sinh lời 3 năm gần đây (từ 2011 đến tháng 8/2013) để đưa ra tỷ suất sinh lời kỳ vọng và đo lường mức độ rủi ro của mã chứng khoán này với mục tiêu đầu tư trung hạn: từ 6 tháng đến 1 năm như đã đề cập ở trên
Tháng Giá đầu
kỳ Giá cuốikỳ HPR Tỷ lệ sinh lờibình quân Ri
= 0,0516 (5,16%)
Nhóm 1 dự đoán tỷ lệ sinh lời trong 6 tháng tới với các xác xuất Pi như sau:
xuất Pi
Tỷ lệ sinh lời Ri
E(Ri) Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng
E(Ri) = E(HPY)
Từ tháng 9-10/2013 0,65 0,0516 0,03354 =
=0,06454 (6,454%)
Từ tháng11/2013-2/2014 0,2 0,08 0,016
Từ tháng 2/2014-9/2014 0,15 0,1 0.015
Đo lường mức độ rủi ro
Phương sai :
=
=0,65.+ 0,2 +0,15.
=0,000365
Độ lệch chuẩn:
= 0,019 (1,9%)
Hệ số rủi ro: = = 0,296
Cho biết mức độ rủi ro phải chịu đựng trên 1% sinh lời là 29,6%, là một cơ hội đầu tư hấp dẫn
Trang 83 phân tích một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
a, Đánh giá hoạt động.
Doanh thu, lợi nhuận và nguồn vốn của VIC qua các năm:
Đơn vị :triệu đồng
3 Doanh thu thuần 3,873,980 2,313,740 7,904,473 3,130,934
Tăn trưởng doanh
Tổng tài sản 26,146,84
9 35,512,635 55,824,876 58,538,159
Tăng trưởng tổng tài
Vốn chủ sở hữu 6,842,651 6,501,238 10,556,569 14,637,821
Tăng trưởng vốn chủ
Doanh thu thuần qua các năm của Vingroup có sự biến động rõ ràng, năm 2011 DTT giảm 40,24% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 DTT của vingroup lại tăng rất mạnh 241,6% so với năm 2011 do:
• nguồn doanh thu từ hoạt động cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại tăng thêm 58% - chủ yếu tăng từ các trung tâm thương mại mới như Vincom Center A Tp.HCM, Vincom Center Long Biên; nguồn doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 133% từ việc ghi nhận một phần doanh thu chuyển nhượng đất biệt thự của dự án Vincom Village
• Bên cạnh đó, sau sáp nhập VPL vào VIC, Tập đoàn đã hợp nhất thêm các nguồn thu từ khối kinh doanh khách sạn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ làm đẹp Với nguồn doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ được duy trì ổn định và có tăng trưởng, tổng doanh thu năm 2012 của Tập đoàn đã đạt 7.904
tỷ đồng, tăng 242% so với tổng doanh thu năm 2011
Trang 9• 6 tháng đầu năm 2013 VIC đạt doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 3.130,93 tỷ so với 6 tháng cuối năm 2013 (DDT của VIC là 3785,756 tỷ đồng giảm 17 %chủ yếu là do giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản (giảm 45% so với 6 tháng đầu năm 2012 do Vingroup đã ghi nhận việc bán tháp B văn phòng Vincom Center Bà Triệu trong quý I/2012) Trong khi đó, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh thường xuyên của Tập đoàn đều tăng trưởng tốt, cụ thể: khối cho thuê bất động sản tăng 52%, khối kinh doanh khách sạn tăng 30% và khối dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng 65%.nhưng lợi nhuận sau thuế của VIC lại gấp 6 lần so với cùng kì, Lợi nhuận sau thuế đạt 4.039,36 tỷ đồng, tăng 497% so với cùng kỳ năm 2011 và hoàn thành 40% kế hoạch cả năm 2013
*Tài sản năm 2012 là 55,824,876 tăng 57,2% so với năm 2011 do:
• Tài sản tăng chủ yếu từ các BĐS đang được xây dựng tại các dự án Eden A ( vincom center A HCM) , royal city, vincom village, các tài sản của khối vinpearl và các công ty con sau dự kiện sáp nhập
• Tổng chi phí xây dựng của phần biệt thự và căn hộ tăng lên khoảng 87% so với đầu năm và đang được hạch toán trong khoản mục hàng tồn kho do các công trình vẫn đang trong quá trình dựng và căn hộ/ biệt thự chưa được bàn giao hết cho khách hàng
*Nguồn vốn:
• Về khoản nợ phải trả, vào thời điểm 31/12/2012, tổng vay nợ ngân hàng và các
tổ chức của vingroup là hơn 21.800 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn khoảng 3000
tỷ đồng , nợ dài hạn gần 18.800 tỷ đồng
Như vậy, với tổng nguồn vốn là 55.9818 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn chiếm khoảng 39,2%, tỷ lệ nợ thuần trên tổng nguồn vốn là 36,3%
• Tổng nợ vay tăng hơn 11.799 tỷ so với cuối năm 2011 là do trong quý II và quý III năm nay vingroup đã phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế với thời hạn 5 năm; đồng thời do thực hiện hợp nhất thêm các khoản vay của khối Vinpearl sau sự kiện sáp nhập
Lợi nhuận sau thuế
• Năm 2011 giảm 63,85% so với năm 2010 do doanh thu giảm Nhưng đến năm
2012 thì tăng manh 72 % so với năm 2011
• Đến 6 tháng đầu năm nay Lợi nhuận sau thuế gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước là nhờ giao dịch chuyển nhượng 100% vốn cổ phần của công ty con cho đối tác, bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh thường xuyên từ các nhóm thương hiệu Vincom, Vinpearl tiếp tục đem lại nguồn lợi nhuận ổn định và tăng trưởng
ổn định
Trang 10 Với doanh thu, nguồn vốn, tài sản và lợi nhuận sau thuế tăng nhanh của VIC
trong năm 2013 thì đây là một dấu hiệu tốt để các nhà đầu tư có thể đầu tư vào cổ phiếu VIC
b, phân tích các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời
Kết Quả Kinh Doanh Q2/2013 Q1/2013 Q4/2012 Q3/2012
Doanh Thu Thuần 2,147,212 983,723 2,836,363 1,282,353 Lợi Nhuận Gộp 960,109 524,751 1,062,646 501,816
LN Từ Hoạt Động
LN Sau Thuế TNDN 3,774,696 264,661 373,118 120,717 LNST của CĐ công ty
mẹ
3,771,873 287,066 219,235 95,493
Cân Đối Kế Toán Q2/2013 Q1/2013 Q4/2012 Q3/2012
Tài sản ngắn hạn 31,528,55
7 31,359,746 28,387,279 27,002,934
9 58,849,026 55,818,379 51,119,547
2
47,301,71 4
44,944,74 8
41,539,54 4
1 29,600,327 25,637,625 24,188,606 Vốn chủ sở hữu 14,637,82
1
10,845,72 5
10,556,56 9
9,818,310
Lợi ích của cổ đông
Chỉ số tài chính Q2/2013 Q1/2013 Q4/2012 Q3/2012
Thu nhập trên mỗi cổ
Giá trị sổ sách cửa cổ