1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

6 776 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 39 KB

Nội dung

Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện, tác giả đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước là của nhân dân. Mời các bạn tham khảo thêm các bài văn mẫu để hiểu rõ hơn về quan điểm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Trang 1

Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bài tham khảo 1

Thơ ca giai đoạn 1945-1975 có nhiều sáng tác đặc sắc về đề tài đất nước, ví dụ: Nguyễn Đình Thi (Đất nước), Xuân Diệu (Mũi Cà Mau), Chế Lan Viên (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?), Trần Vàng Sao (Bài thơ của một người yêu nước mình)

Các sáng tác kể trên đều có sức sống lâu bền qua nhiều thế hệ những người yêu thơ bởi những đóng góp riêng độc đáo Đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng có một đóng góp riêng đặc sắc Đó là ở cái nhìn mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch

sử - địa lí - văn hoá

Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ, thường tự tạo

ra một khoảng cách để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc, với thái độ trân trọng đặc biệt, nên hay dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước, phần mở đầu đoạn thơ trích được Nguyễn Khoa Điềm diễn đạt tự nhiên và bình dị :

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước ở trong cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể.

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc".

Đất nước thực ra rất thân thuộc, gần gũi Có thể cảm nhận được về đất nước qua những gì hết sức đơn sơ : câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu của bà, ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn

Giọng thơ suy tư thường vẫn hay đặt ra các câu hỏi và tự trả lời Đoạn thơ mở đầu cũng có thể được coi là những câu trả lời cho câu hỏi : Đất nước có từ bao giờ? Và lịch sử lâu đời của đất nước ta được cắt nghĩa không bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những câu thơ gợi nhớ đến các truyền thuyết xa xưa : truyện Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng, nền văn minh sông Hồng cùng những phong tục, tập quán riêng biệt có từ lâu đời đó chính là

Trang 2

đất nước được cảm nhận ở chiều sâu của văn hoá và lịch sử.

Tiếp theo, trong mạch thơ chính luận - trữ tình, là câu trả lời cho câu hỏi: đất nước là gì? là sự cảm nhận về đất nước trong sự thống nhất, hài hoà các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian Xuất thân từ một thế hệ trí thức trẻ

mà những tri thức văn hoá được trang bị còn tươi rói, tác giả chia tách ý niệm đất nước thành hai yếu tố đất và nước để cảm nhận và suy tư sâu hơn không dừng lại

ở bình diện khái niệm mà ở một bình diện khác sâu hơn, thể hiện một cái nhìn về hình tượng đất nước thiêng liêng bằng quan niệm mới của tuổi trẻ nên vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo: Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm / Đất Nước là nơi hai ta hò hẹn / Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Trong mắt của người trẻ tuổi, đất nước này là cái cõi đầy thơ mộng với bao kỉ niệm dịu ngọt của tình yêu Đất nước, cái không gian tuyệt diệu của tình yêu không chỉ của thế hệ hiện tại mà còn là của bao thế hệ đã đi qua hướng mãi suy tư của ta tới cội nguồn, tới: Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Cái không gian của tình yêu ấy, theo dòng suy cảm của tác giả mà mở rộng các chiều kích, rồi hướng tới một cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều về đất nước trong chiều dài của lịch sử và chiều rộng của địa lí, chiều sâu của văn hoá và phong tục Từ đó, mạch thơ hướng vào những suy ngẫm về trách nhiệm của thế

hệ mình, một thế hệ tự ý thức về bổn phận của chính mình với đất nước :

Em ơi, Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời

Đây là những lời tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn Vì thế, sức truyền cảm của ý thơ vẫn rất mạnh

Ở phần sau của đoạn trích, tác giả nhấn mạnh quan niệm Đất nước của nhân dân Thực ra, đây cũng là tư tưởng cốt lõi của cả đoạn trích, nhưng ở phần sau thì

Trang 3

được triển khai trên hai hướng vừa khơi sâu vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới Những phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về đất nước trên các phương diện : địa lí, văn hoá, phong tục muôn vàn những vẻ đẹp, theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vô danh Đây là lí do vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh :

Có biết bao người con gái con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Tóm lại, đoạn thơ là cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử - địa lí - văn hoá Với một cái nhìn giàu suy tư, tư tưởng đất nước của nhân dân, do nhân dân làm ra được tô đậm là cảm hứng chủ đạo Tất cả được biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha Nghệ thuật sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hoá và văn học dân gian đem vào câu thơ hiện đại tăng thêm sức hấp dẫn của đoạn thơ

Bài tham khảo 2

Đất nước chính là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca, của tâm hồn người nghệ

Từ xa xưa, ta bắt gặp hình ảnh đất nước trong những cánh cò trắng trên cánh đồng làng vào những chiều quê yên ả Rồi ta bắt gặp đất nước “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”, trong thơ Chế Lan Viên, một đất nước “rũ bùn đứng dậy sáng loà", đất nước của những mùa thu xưa và nay trong thơ Nguyễn Đinh Thi Và khi đọc Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm ta lại gặp hình ảnh “đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại” ở toàn bộ chương Đất nước của bản trường ca này

Trang 4

Hình ảnh “đất nước của nhân dân, của ca dao thần thoại” được tác giả thể hiện bằng hình thức thơ trữ tình, chính luận Đậm đà cảm xúc mà cũng giàu chất triết lý sâu xa, vừa đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về đất nước vừa giúp mỗi người yêu hơn , thương hơn đất nước mình

Theo Nguyễn Khoa Điềm, đất nước không là của riêng ai mà là của toàn nhân dân Hàng triệu người vô danh từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đổ mồ hôi và xương máu để bảo vệ và xây dựng đất nước

Có biết bao người con gái, con trai,

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm,

Không ai nhớ mặt đặt tên,

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Trong suốt bốn nghìn năm dựng nước, nhân dần ta đã chiến đấu, lao động tạo nên bộ mặt lãnh thổ, nền văn hoá dân tộc, những mối quan hệ gia đình, làng xóm, tổ tiên, quan hệ với thiên nhiên, lịch sử

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi,

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy,

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta

Đất Nước không phải là những gì xa xôi trừu tượng mà thật cụ thể, gắn bó thân thiết với tình cảm và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta: Đất là nơi anh đến trường,

Nước là nơi em tắm,

Đất Nước là nơi ta hò hẹn,

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Và hiện hữu ngay trong bản thân mỗi người chúng ta:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước,

Trang 5

Khi hai đứa cầm tay,

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm.

Quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm có điểm khác với quan niệm phong kiến ngày xưa - đất nước là của nhà vua

Nam quốc Sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Lí Thường Kiệt) Quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm cũng có điểm khác với quan niệm của nhà yêu nước ở đầu thế kỉ XX - đất nước là của những bậc anh hùng làm nên lịch sử:

Nợ thuở trước đánh Tàu mấy lớp,

Cõi trời Nam cơ nghiệp mở mang .

Sông Đằng lớp sóng Trần Vương,

Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê

Quang Trung để từ khi độc lập,

Khí anh hăng đầy lấp giang Sơn

(Phan Bội Châu)

Về hình thức biểu hiện đất nước, bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm cũng có mới

mẻ, sáng tạo Thơ ca cổ điển thường dùng tiếng cuộc kêu tượng trưng cho lòng nhớ thương nước nhà:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

(Bà Huyện Thanh Quan)

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

(Nguyễn Khuyến)

Chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây vào những năm 20 của thế kỉ này, Tản Đà đã dùng hình ảnh bức dư đồ để tượng trưng cho đất nước:

Nọ bức dư đồ thư đứng cui,

Sông sông, núi núi khéo bia cười

Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Xuân Diệu viết Ngọn quốc kì ca ngợi

Trang 6

đất nước:

Việt Nam! Việt Nam! Cờ đồ sao vàng!

Những ngực nén hít thở "Ngày độc lập"!

Riêng Nguyễn Khoa Điềm sử dụng những hình ảnh trong ca dao, tục ngữ truyền thuyết muôn màu, muôn vẻ, trải dài trong không gian, xuyên suốt cả thời gian, lắng đọng trong tâm tưỏng ta qua những liên tưởng kì thú để tượng trưng cho đất nước Trước hết, đất nước đã có từ lâu đời, qua Sự tích trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn,

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Qua những mĩ tục thể hiện lối sông giàu tình nặng nghĩa:

Tóc mẹ thì bới sau đầu,

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.

Qua đời sống lao động thật vất vả để lo cái ở, để lo cái ăn:

Cái kèo, cái cột thành tên,

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã, giần, sàng.

Đất nước được coi là phần hay nhất của trường ca Mặt đường khát vọng Nó tạo nên những tinh cảm tha thiết sâu lắng, những ngân rung trong lòng người đọc Bài thơ còn tạo nên một tượng đài về Tổ quốc Việt Nam bằng thơ, tượng đài ấy vĩnh hằng qua thời gian, năm tháng và trong lòng mỗi người dân Việt Nam yêu đất nước mình

Ngày đăng: 26/11/2015, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w