Do đó ở giai đoạn này, pH của dạ dày cao nên vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản ở dạ dày, ruột non gây tiêu chảy.. Như vậy, trong nuôi dưỡng heo con, nếu sử dụng thức ăn không phù
Trang 1iii
MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
TÓM TẮT ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1
1.2.1 Mục đích 1
1.2.2 Yêu cầu 1
PHẦN II TỔNG QUAN 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON 2
2.1.1 Đặc điểm bộ máy tiêu hoá của heo con 2
2.1.2 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa 3
2.2 BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON 4
2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể heo con theo mẹ 4
2.2.2 Nguyên nhân gây bệnh do khí hậu, thời tiết, vệ sinh chuồng trại 5
2.2.3 Nguyên nhân gây bệnh do vi sinh vật 6
2.3 BỆNH TIÊU CHẢY DO C PERFRINGENS TRÊN HEO CON THEO MẸ 8
2.3.1 Tác nhân gây bệnh 8
2.3.1.1 Đồng nghĩa và lịch sử 8
Trang 2iv
2.3.1.2 Phân bố 8
2.3.1.3 Hình dạng và sự nhuộm màu 9
2.3.1.4 Đặc điểm nuôi cấy 9
2.3.1.5 Sức đề kháng 9
2.3.1.6 Tính chất sinh hóa 10
2.3.1.7 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố 10
2.3.1.8 Khả năng gây bệnh 11
2.3.2 Dịch tễ 12
2.3.2.1 Trên thế giới 12
2.3.2.2 Việt Nam 13
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh 13
2.3.4 Triệu chứng và bệnh tích 15
2.3.5 Chẩn đoán 16
2.3.5.1 Chẩn đoán lâm sàng 16
2.3.5.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 17
2.3.6 Điều trị 18
2.3.7 Phòng ngừa 18
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 20
3.1.1 Thời gian 20
3.1.2 Địa điểm 20
3.2 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU 20
3.2.1 Thiết bị, dụng cụ, hoá chất 20
3.2.2 Môi trường nuôi cấy 20
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.3.1 Mẫu 20
Trang 3v
3.3.1.1 Đối tượng lấy mẫu 20
3.3.1.2 Khu vực lấy mẫu 20
3.3.1.3 Số lượng mẫu 21
3.3.2 Cách lấy mẫu 21
3.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN 21
3.4.1 Đếm số lượng vi khuẩn Clostridium 21
3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi 24
3.4.3 Xử lý kết quả 24
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1.TỶ LỆ MẪU PHÂN CÓ CLOSTRIDIUM ĐẾM ĐƯỢC 25
4.2 SỐ LƯỢNG TRUNG BÌNH VI KHUẨN CLOSTRIDIUM Ở MỖI TRẠI 26
4.3 TỶ LỆ MẪU PHÂN CÓ CLOSTRIDIUM THEO LỨA TUỔI 28
4.4 NHẬN XÉT SƠ LƯỢC VỀ CÁC TRẠI ĐÃ TIẾN HÀNH LẤY MẪU 29
4.4.1 Trại Tiger 29
4.4.2 Trại Thiện Dụng 30
4.4.3 Trại Trí Công 31
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
5.1 KẾT LUẬN 35
5.2 ĐỀ NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 39
Trang 4vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các bệnh gắn liền với hội chứng rối loạn tiêu hóa của heo con 7
Bảng 4.1 Kết quả tỷ lệ mẫu phân có Clostridium đếm được ở 3 trại 25
Bảng 4.2 Số lượng trung bình vi khuẩn Clostridium trong 1g mẫu phân heo 26
Bảng 4.3 Tỷ lệ mẫu phân có Clostridium theo lứa tuổi 28
Trang 5vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Bầy heo con bị tiêu chảy Hình 2.2 Heo con bị tiêu chảy 8
Hình 2.3 Các type độc tố của Clostridium tấn công bên trong và bên ngoài tế bào thành ruột 14
Hình 2.4 Bệnh tích heo con tiêu chảy do C perfringens 15
Hình 3.1 Khuẩn lạc Clostridium sinh H2S trong môi trường TSC 23
Sơ đồ 3.1 Quy trình đếm số lượng Clostridium 23
Biểu đồ 4.1 Số lượng vi khuẩn Clostridium trên 2 mẫu phân từ 3 trại 27
Trang 6viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C perfringens : Clostridium perfringens EBC : E coli – Bacterin – Clostridium perfringens FAT : Fluorescent Antibody Test
Trang 7ix
TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Tiểu luận “Vi khuẩn Clostridium và bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ” được tiến hành từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2007 với hai nội dung chính:
1 Tiến hành lấy mẫu phân tiêu chảy và bình thường tại 3 trại heo sau đó nuôi cấy yếm khí trong môi trường TSC để xác định số lượng vi khuẩn trong 1 gam phân, phân tích sự biến đổi số lượng này theo từng độ tuổi của heo con theo mẹ
2 Nhận xét sơ lược về các trại tiến hành lấy mẫu
Kết quả nuôi cấy cho thấy:
Số lượng mẫu lấy là 60 mẫu, mỗi trại lấy 20 mẫu với 10 mẫu phân tiêu chảy và
10 mẫu phân bình thường trên heo con theo mẹ tiêu chảy tại 3 trại heo Kết quả thu được như sau:
- 10/10 mẫu phân heo tiêu chảy ở cả 3 trại có vi khuẩn Clostridium, còn trên mẫu phân heo không tiêu chảy thì tỷ lệ khác nhau giữa 3 trại: 8/10 mẫu đối với trại Tiger và Trí Công, 7/10 mẫu đối với trại Thiện Dụng
- Số lượng vi khuẩn trung bình giữa hai loại phân của 3 trại như sau: đối với trại Tiger, số lượng vi khuẩn trung bình của phân tiêu chảy và phân không tiêu chảy có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05) Trại Thiện Dụng, sự khác biệt giữa hai loại phân này rất rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,001) Riêng trại heo Trí Công, tỷ lệ mẫu phân không tiêu chảy có số lượng vi khuẩn trung bình cao hơn so với phân tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)
- Tỷ lệ mẫu phân có Clostridium theo lứa tuổi :100% phân tiêu chảy từ 1 đến 28 ngày tuổi có vi khuẩn Clostridium Mẫu phân bình thường: 1 – 10 ngày tuổi là 100%, từ 11 – 20 ngày tuổi là 73,33% và từ 21 – 28 ngày tuổi là 75%
Nhận xét chung về 3 trại:
Nhìn chung giữa 3 trại mà chúng tôi tiến hành lấy mẫu thì 2 trại Tiger và Trí Công có quy trình vệ sinh phòng ngừa, chăm sóc nuôi dưỡng tốt còn trại Thiện Dụng do mới thành lập nên các công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng còn hạn chế
Trang 81
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ (từ 1 đến 28 ngày tuổi) là một bệnh phổ biến hiện nay ở nước ta Bệnh do nhiều nguyên nhân: dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh môi trường và vi sinh vật như virus, vi khuẩn E coli, Clostridium…
Bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm cho đàn heo còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết và loại thải cao, ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp con giống, năng suất của đàn heo giảm, dẫn đến giảm lợi nhuận cho người chăn nuôi Tuy vậy, các nghiên cứu về tiêu chảy do Clostridium trên heo chưa nhiều Việc tìm hiểu về vi khuẩn Clostridium trong các trường hợp tiêu chảy heo con theo mẹ giúp hiểu rõ hơn vai trò của vi khuẩn này với các chứng rối loạn tiêu hóa ở heo con và góp phần tăng cường hiệu quả điều trị
Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự phân công của khoa Chăn nuôi - Thú y trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi tiến hành tiểu luận: “VI KHUẨN CLOSTRIDIUM VÀ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ”
1.2 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trang 92
PHẦN II TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON
2.1.1 Đặc điểm bộ máy tiêu hoá của heo con
Theo Trần Cừ và ctv (1985), bộ máy tiêu hóa ở heo con phát triển rất nhanh Ở
10 ngày tuổi, dung tích dạ dày đã gấp 3 lần so với khi sơ sinh, ở 20 ngày tuổi thì sức chứa của dạ dày đạt tới 200 ml, ở 40 ngày tuổi, dung tích dạ dày tăng lên 7 lần và 3 tháng tuổi thì dung tích dạ dày đạt 6 lít Ruột già ở heo sơ sinh có dung tích 40
- 50 ml, 20 ngày tuổi tăng lên 100 ml và sau đó tăng rất nhanh về cả trọng lượng lẫn chiều dài
Theo dẫn liệu của Lê Văn Thọ (1992), dạ dày của heo sơ sinh tiết HCl rất ít (chủ yếu là acid lactic, acid acetic, acid propionic, acid butyric) nên pepsinogen không được hoạt hóa thành pepsin; ngược lại rennin (presure) được phân tiết nhiều Do đó
ở giai đoạn này, pH của dạ dày cao nên vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản ở dạ dày, ruột non gây tiêu chảy
Sự phân tiết của enzym tiêu hóa cũng khác nhau ở các giai đoạn phát triển của heo con Ở heo sơ sinh, tụy tạng tiết nhiều lactase, lipase để tiêu hóa sữa; các enzym maltase, sucrase, trypsin phân tiết rất ít Ở heo con 3 tuần tuổi các enzyme lactase, lipase giảm trong khi sự phân tiết maltase, saccharase và trypsin đều tăng, giúp cho sự tiêu hóa thức ăn khác sữa Như vậy, trong nuôi dưỡng heo con, nếu sử dụng thức ăn không phù hợp với sự phân tiết của enzym tiêu hóa thì thức ăn không tiêu hóa hết, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển và gây tiêu chảy
Trang 103
2.1.2 Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa
Đào Trọng Đạt và ctv (1995) cho rằng sự cân bằng của quần thể vi sinh vật trong đường tiêu hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của động vật chủ Khi cơ thể gặp những tác động ảnh hưởng khác như sai sót về chế độ dinh dưỡng, sai sót trong việc dùng thuốc điều trị Nhất là dùng thuốc kháng sinh hoặc trong một số trường hợp bệnh mà các đáp ứng miễn dịch bị thay đổi, đều có thể làm cho quần thể vi sinh vật đường tiêu hóa mất cân đối dẫn đến rối loạn tiêu hóa Bình thường, sự điều tiết của hệ sinh thái nội tại ngăn cản sự hình thành vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể Nếu các nhân tố điều tiết hệ sinh thái nội tại bị phá vỡ, các vi khuẩn gây bệnh sẽ có điều kiện phát triển làm cho bệnh phát sinh Các chủng C perfringens hay E coli sinh độc tố kết dính vào bề mặt biểu bì, các độc tố được tiết ra vào xoang ruột làm tăng cường sự tiết dịch, từ đó các chất lỏng từ ruột non vào ruột sẽ vượt quá khả năng hấp thu của nó, gây ra tiêu chảy
Hệ vi sinh vật chính của đường tiêu hóa trên heo được xác định như sau:
- Hệ phổ chính (>90%): phần lớn là những vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, đó là Bifidobacterium, Lactobacillus sản sinh acid lactic, Bacteriodaceae, Eubacterium sản sinh acid béo bay hơi
- Hệ phổ vệ tinh (<1%): vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc Escherichia coli
- Hệ phổ còn lại (<0,01%): Clostridium, Proteus, Staphylococci, Pseudomonas, nấm men và một số vi khuẩn khác
Khi rối loạn tiêu hóa, số lượng vi khuẩn lactic giảm, số lượng trực khuẩn đường ruột, cầu khuẩn sinh bào tử và vi khuẩn gây thối tăng lên
Phân lập các vi sinh vật gây ra quá trình bệnh lý ở đường ruột, các nhà nghiên cứu cho thấy các vi sinh vật chủ yếu là loại hoại sinh gây thối gồm: Proteus vulgaris, Proteus mirabilis, Clostridium perfringens
Trang 114
2.2 BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON
Ở nước ta bệnh tiêu chảy heo con được biết đến ở hầu hết các tỉnh thành, đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi heo, đặc biệt là ở các trạheo giống hướng lạc, nhập nội Roux đã định nghĩa: “tiêu chảy là một hội chứng đặc trưng bởi sự tống phân nhanh và phân nhiều nước” (Nguyễn Thị Minh An và ctv, 2001) Trên thực tế, tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hóa, thú đi phân lỏng, đôi khi có máu, bọt khí, chất nhầy… Hậu quả quan trọng của tiêu chảy là suy dinh dưỡng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi bị tiêu chảy heo sẽ ăn ít, đồng thời khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng giảm Một số trường hợp tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng huyết, mất nhiều nước và mất chất điện giải Tiêu chảy xảy ra trên mọi lứa tuổi heo Tuy nhiên, bệnh thường gặp và gây nguy hiểm ở giai đoạn heo con theo mẹ, heo vừa mới cai sữa hoặc tách bầy
Bệnh tiêu chảy xảy ra do nhiều nguyên nhân, có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh do cơ thể heo con theo mẹ
Nhân tố bẩm sinh
Do chăm sóc nuôi dưỡng đàn sinh sản không đầy đủ, nhất là thời kỳ mang thai, làm cho cơ thể heo mẹ yếu đi, do đó quá trình trao đổi chất ở bào thai cũng như ở heo con bị rối loạn, vì vậy heo con mới sinh ra rất dễ mắc bệnh tiêu chảy
Do rối loạn trao đổi chất
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho heo con là sữa mẹ, nếu sữa mẹ kém phẩm chất, gây nên rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy sẽ xuất hiện Vì vậy để bảo vệ heo con, việc nuôi dưỡng chăm sóc heo nái là một khâu vô cùng quan trọng
Trang 125
Tình trạng rối loạn trao đổi protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein trong thức ăn, do tỷ lệ các axit amin trong khẩu phần không cân đối, do hệ tiêu hóa của heo mẹ hấp thu kém
Ở heo con bị bệnh tiêu chảy phân trắng hàm lượng albumin trong huyết thanh giảm xuống Nếu bệnh nặng kéo dài hàng loạt axit amin tự do trong máu giảm, đặc biệt thành phần globulin giảm đi rõ rệt Do đó mức độ đáp ứng miễn dịch ở heo con
bị bệnh giảm sút nặng nề Tình trạng này làm giảm hàm lượng kiềm trong máu của heo bệnh tạo điều kiện cho quá trình thối rữa trong ruột phát triển, làm heo con suy sụp và dễ dẫn đến tử vong
Heo bị bệnh tiêu chảy đều bị rối loạn sự cân bằng canxi – phospho, rối loạn trao đổi các nguyên tố sắt natri, kali, clo…
Mỗi ngày heo sơ sinh phải có 7mg sắt để tạo hồng cầu, nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp được 1mg, vì vậy nếu không bổ sung sắt, heo con sẽ bị thiếu máu và tạo cơ sở cho bệnh tiêu chảy phát sinh
2.2.2 Nguyên nhân gây bệnh do khí hậu, thời tiết, vệ sinh chuồng trại
Nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến heo con như: nóng, lạnh, mưa, hanh khô, ẩm thấp thất thường, do cơ thể heo con chưa phát triển hoàn chỉnh, nên các phản ứng thích nghi và bảo vệ rất yếu Vì vậy khi thời tiết thay đổi đột ngột, heo con dễ bị cảm lạnh, đó cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh tiêu chảy phát sinh Trong những yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là độ ẩm và nhiệt độ Độ ẩm thích hợp cho heo con vào khoảng 70 – 85% Do đó trong những tháng mưa nhiều thì số heo con bị tiêu chảy tăng lên rõ rệt, có khi tới 90 – 100% toàn đàn Vì vậy việc làm khô chuồng là vô cùng quan trọng
Nền chuồng ẩm thấp khó thoát nước trong mùa nóng bức làm bệnh tiêu chảy dễ phát sinh
Trang 136
2.2.3 Nguyên nhân gây bệnh do vi sinh vật
Do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột
Do rối loạn trao đổi chất, hệ vi sinh vật ở đường ruột thay đổi: số lượng vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa giảm hẳn và một số vi sinh vật gây thối ở đường ruột tăng lên Khi hệ vi sinh vật đường ruột bị rối loạn, heo con dễ bị bệnh tiêu chảy
Vi khuẩn lactic có ngay từ ngày đầu con vật mới sinh ra, chúng phát triển và tăng dần số lượng lên đến mức có thể khống chế được sự phát triển của vi khuẩn gây hại
Nếu vi khuẩn lactic phát triển kém hoặc giảm số lượng thì có chỗ trống để cho những vi khuẩn gây thối phát triển mạnh, gây nên những biến đổi bệnh lý trong đường ruột, làm cho hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng
Trang 141 -14 ngày sau khi
sinh Phân lỏng lẫn máu Xuất huyết, hoại tử, nhiều bọt khí Hoại tử, niêm mạc xuất huyết
Nhuộm tiêu bản niêm dịch trực khuẩn Gram dương, phân lập vi khuẩn TGE Sơ sinh, trưởng thành Lỏng Thành ruột non mỏng, dưỡng chấp trong Teo nhung mao rõ rệt FAT – phân lập virus
Rotavirus Sơ sinh – sau cai
sữa Lỏng hoặc nhão Dưỡng chấp lỏng Teo nhung mao vừa phải FAT – phân lập virus Isospora suis 5 - 15 ngày saukhi
sinh
Lỏng, trắnghoặc vàng
Chất chứa lỏng, màng giả ở ruột non
Hoại tử fibrin, mức độ khác nhau
Nhuộm tiêu bản niêm dịch giám định cầu trùng
Dưỡng chấp lỏng, màu
Trang 15Hình 2.1 Bầy heo con bị tiêu chảy Hình 2.2 Heo con bị tiêu chảy 2.3 BỆNH TIÊU CHẢY DO C PERFRINGENS TRÊN HEO CON THEO MẸ 2.3.1 Tác nhân gây bệnh
2.3.1.1 Đồng nghĩa và lịch sử
Còn có tên Bacillus aerogenes capsilatusi, Bacillus enteridis sporogenes, Clostridium wellchi Vi khuẩn lần đầu tiên được phân lập vào năm 1982 bởi Welch và Nuttall từ xác chết động vật
- Năm sau đó E Fraenkel đã phân lập được từ 4 trường hợp của bệnh hoại thư sinh hơi và ông gọi là Bacillus phlegmonis emphysematosae
- Năm 1898 Veillon và Zuber gọi tên Bacillus perfringens và tên này được dùng đến 1948, sau đó gọi là Clostridium wellchi Ngày nay gọi là Clostridium perfringens
2.3.1.2 Phân bố
Vi khuẩn là trực khuẩn kị khí có ở mọi nơi, được phân lập từ đất, phân, đường tiêu hóa của người và động vật Nó cũng được phân lập từ thức ăn Vi khuẩn còn tìm thấy trong xác trâu bò chết do bệnh nhiệt thán, heo bị bệnh dịch tả, cũng như từ chỗ khí thũng của bệnh ung khí thán
Trang 16Vi khuẩn C perfringens typ A có thể tìm thấy ở ngay phân su, những bãi phân đầu tiên của heo con, có khi tìm thấy trong 1g chất chứa trong không và hồi tràng của ruột có từ 108 - 109 vi khuẩn (Đào Trọng Đạt và cs, 2000)
2.3.1.3 Hình dạng và sự nhuộm màu
Clostridium perfringens là trực khuẩn ngắn, kích thước từ 0,8 – 1,5µm x 4 -8 µm, thường hơi vuông hai đầu, có giáp mô, có bào tử, không có khả năng di động
Nhuộm dễ dàng với thuốc nhuộm anillin, bắt màu Gram dương, trong môi trường già có thể bắt màu Gram âm
2.3.1.4 Đặc điểm nuôi cấy
C perfringens chịu được nhiệt độ cao 800C, sự phát triển đình trệ ở 15 - 200C Vi khuẩn là loại kỵ khí nhưng không triệt để như các loài trong giống Vì vậy trong môi trường thạch yếm khí, vi khuẩn có thể mọc từ dưới lớp thạch bề mặt đến sâu dưới đáy môi trường và tạo khuẩn lạc hình hạt đậu Nhiệt độ thích hợp 37oC, pH kiềm nhưng bào tử hình thành ở pH = 6,6
Bào tử của vài dòng Clostridium perfringens gây ngộ độc thực phẩm có sức kháng nhiệt khác nhau, ở nhiệt độ có thể lên đến 90oC vi khuẩn chịu đựng được 8 -
10 phút Vi khuẩn hình thành bào tử trong đường tiêu hóa và giải phóng độc tố Bào tử hiện diện hầu hết ở các loại thực phẩm tươi sống cũng như trong đất, nước thải và phân gia súc
Định lượng Clostridium perfringens bằng phương pháp nuôi cấy kỵ khí trong ống nghiệm với môi trường TSC
2.3.1.5 Sức đề kháng
Tế bào dinh dưỡng không đề kháng nhiệt hay hóa chất Ở dạng bào tử có sức đề kháng cao, không bị diệt ở 120oC /10 phút Bào tử đề kháng với độ ẩm, sống trong đất nhiều năm
Trang 172.3.1.6 Tính chất sinh hóa
Lên men sinh hơi glucose, fructose, lactose, saccarose nhưng không lên men manitol, indol (-), MR (-), VP (-) Vi khuẩn có khả năng sinh H2S và CO2
2.3.1.7 Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
Độc tố C perfringens được chia làm 6 type: A, B, C, D, E, F
Độc tố (enterotoxin) do C perfringens sinh ra sẽ làm dãn thành mạch, tăng tính thấm và tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy Khi vi khuẩn hình thành bào tử, chúng giải phóng độc tố ruột hậu quả là lòng ruột tích lũy một lượng lớn chất lỏng, gây viêm ruột hoại tử có thể dẫn đến tử vong (Nguyễn Ngọc Tuân, 2000)
Bảng 2.3 5 Type độc tố quan trọng của Clostridium perfrigens
Các type
đđộc tố
Những đđộc tố
Viêm ruột hoại thư
Bệnh dạ dầy, ruột thuộc loại ngộ đđộc thực phẩm, tiêu chảy nhẹ, đđôi khi tử vong
Tiêu chảy (heo, ngựa con) Hoại tử ruột đđối với loài chim
Kiết lỵ đối với cừu con, xuất huyết ruột với bê con và lừa con Lở loét ruột với cừu
bê, dê cừu
Trang 182.3.1.8 Khả năng gây bệnh
Gây hoại tử sinh hơi ở người, gây kiết lị cho động vật non, bệnh tràn độc huyết, hoại thư sinh hơi, type A gây trúng độc thức ăn cho người
Trong phòng thí nghiệm chuột lang, chuột bạch, bồ câu dễ cảm nhiễm Tiêm canh trùng dưới da chuột lang, da chỗ tiêm có màu đỏ sẫm, mô dưới da phù, khí thũng và thấm máu Con vật chết từ 12 - 48 giờ (Tô Minh Châu – Trần Thị Bích Liên, 1999)
Trên heo con theo mẹ, C perfringens có hai type gây bệnh:
C perfringens type A: tràn độc huyết
C perfringens type C: viêm ruột hoại tử
Bệnh chủ yếu xảy ra trên heo con dưới 7 ngày tuổi với các dấu hiệu tiêu chảy ra máu, trên heo lớn hơn chỉ mắc bệnh với thể bán cấp tính
Đường truyền lây : đường miệng, thường cả đàn mắc bệnh
Thời gian nung bệnh: 24 giờ
Chủng vi khuẩn C perfringens gây bệnh tiêu chảy cho heo con theo mẹ thường là C perfringens type C, gây viêm ruột hoại tử xuất huyết trầm trọng ở heo con sơ sinh (dưới 1 tuần tuổi), thường gây chết nhanh nhất là những heo tốt của trại C perfringens type C có khả năng sinh độc tố ST, LT, có độc lực và gây dung huyết ST: độc tố chịu nhiệt
LT: độc tố không chịu nhiệt, bị vô hoạt ở 100oC trong 10 phút
C perfringens type A, trong thời gian dài người ta xem nó như là vi sinh vật ký sinh bình thường của đường tiêu hóa Nhưng từ khi công trình của Jestin và Popoff
1985, người ta biết C perfringens này có thể gây bệnh trong vài điều kiện Vài chủng trong quá trình hình thành bào tử sẽ sản sinh những độc tố đường ruột dẫn đến hoại tử tế bào thượng bì ruột Thể thực vật vi trùng tiết độc tố alpha (α), độc tố
Trang 19theta (θ) nhưng vai trò gây bệnh lại chưa được chứng tỏ đầy đủ C perfringens type
A hiếm khi gây bệnh một mình (Trần Thanh Phong, 1996)
Vi khuẩn C perfringens có độc lực mạnh, có khả năng gây chết chuột nhắt trắng trong 8 - 36 giờ (theo Đặng Xuân Bình và Trần Thị Hạnh, 2001)
2.3.2 Dịch tễ
2.3.2.1 Trên thế giới
Szent Evanxi và Szabo (1955) báo cáo viêm ruột hoại tử của heo con sơ sinh ở Hungary do C perfringens nhóm C gây chết heo 70% lần đầu tiên và sau đó bệnh được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới Bệnh thường thấy ở heo con trong vòng
1 tuần tuổi và nhất là vào 3 ngày đầu tiên sau khi sinh Tuy nhiên cũng phát hiện thấy có những ổ dịch ở heo con 2 – 4 tuần tuổi (Bergland, 1966; Hogh, 1974) và thậm chí ơ ûheo cai sữa (Meszaros và Pesti, 1965; Matthias và cs, 1968)
Tỷ lệ chết khá cao, ít có trường hợp khỏi bệnh Tỷ lệ chết cũng khác nhau ở những đàn khác nhau Có thể có những đàn chết 9%, nhưng có đàn tỷ lệ chết đến 59% Hầu hết các trường hợp đều xảy ra ở heo sơ sinh Phân và da của heo mẹ bị ô nhiễm vi khuẩn yếm khí này chính là vật mang trùng gieo rắc mầm bệnh cho heo con
Về dịch tễ của bệnh do C perfringens typ A ở heo được nghiên cứu còn ít nên có điểm chưa được làm rõ Bình thường vi khuẩn tồn tại ở chất chứa trong đường ruột và đất Vi khuẩn được phân lập thấy ở tất cả các trại chăn nuôi và kháng thể kháng
C perfringens typ A được phát hiện rộng rãi ở heo thịt và heo nái
Vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens typ C gây ra tỷ lệ chết dao động từ 50% - 100% (Taylor et al.1986)
Trang 202.3.2.2 Việt Nam
Đã được nghiên cứu bởi một số tác giả như Đặng Xuân Bình và Trần Thị Hạnh (2001) Hai tác giả này bước đầu đã nghiên cứu hai loại chế phẩm sinh học phòng bệnh tiêu chảy do Clostridium là C perfringens – toxoid và Bacterin EBC
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh
Phần lớn các trường hợp bệnh do C perfringens gây ra chỉ trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi heo sinh ra Vi khuẩn thường xâm nhập vào biểu bì của lông nhung và tăng sinh khắp màng nhày ruột và gây hoại tử tại đó, đồng thời gây xuất huyết Vùng hoại tử lan dần và gây tổn thương vào chiều sâu đến niêm mạc, dưới niêm mạc và thậm chí đến lớp cơ Phần lớn vi khuẩn thường gây hoại tử lông nhung, lông nhung cùng với vi khuẩn bám dính tróc ra rơi vào xoang ruột Một số vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào thành ruột tạo thành khí thũng ở dưới lớp niêm mạc, lớp cơ, hoặc xâm nhập sau vào xoang bụng Khí thũng này có thể tạo nên ở những hạch lympho vùng lân cận Có hiện tượng tắc nghẽn mạch ở vùng bị khí thũng
Vai trò gây bệnh của các độc tố do vi khuẩn tiết ra chưa được nghiên cứu kỹ Phần lớn là do độc tố alpha và beta Độc tố gây chết và gây hoại tử – độc tố beta thường là do C perfringens sản sinh ra và chính là yếu tố chủ yếu gây ra hoại tử ruột Vì vậy con vật thường chết là do hoại tử ruột Còn một số trường hợp có thể
do nhiễm trùng kế phát, như nhiễm E coli và các loại vi trùng khác Chứng máu nhiễm độc tố có thể xảy ra trong những trường hợp quá cấp tính, heo con run rẩy, yếu hẳn và chết đột ngột
Độc tố beta thường có hàm lượng cao trong chất chứa của ruột xuất huyết hoặc trong chất lỏng trong xoang bụng của những heo bệnh Độc tố này có thể tiêm vào tĩnh mạch gây cho heo co chết đột ngột Nếu tiêm ở liều thấp sẽ gây tổn thương nhiều vùng trong cơ thể Tuy nhiên chứng máu nhiễm độc tố không có tầm quan trọng thật sự trong quá trình sinh bệnh ở heo con
Trang 21C perfringens type C cố định và nhân lên trên những nhung mao ruột ở vùng không tràng sau đó sản sinh nhiều ngoại độc tố, đặc biệt là β toxin tác động lên nội mạc mao quản gây hoại tử và chết tế bào ruột Độc tố nhạy cảm với trypsin đường tiêu hóa, heo con 3 ngày tuổi chưa có men này, như vậy nó là vật chủ nhạy cảm nhất (theo Trần Thanh Phong, 1996)
Bệnh nhiễm khuẩn C perfringens typ A thường nổ ra nhiều ở heo con sau khi sinh được vài giờ Vi khuẩn dạng dinh dưỡng sản sinh độc tố alpha và có thể một số độc tố khác gây hoại tử biểu mô ruột ở heo gây bệnh thực nghiệm Dạng hình thành nha bào sinh ra độc tố khác gây hoại tử lông nhung khá nặng và hút nước vào trong lòng ruột Độc tố cố định vào tế bào biểu mô của ruột kết làm mất khả năng tái hấp thu nước
C perfringens typ A cũng khu trú ở những nơi có bệnh tích đang tồn tại
http://www.bsmt.org.uk/workshop/files/enteric/bolton.ppt
Hình 2.3 Các type độc tố của Clostridium tấn công bên trong và bên ngoài tế
bào thành ruột
Trang 222.3.4 Triệu chứng và bệnh tích
Hình 2.4 Bệnh tích heo con tiêu chảy do C perfringens Heo chết thường xuất hiện 3 - 6 ngày sau khi sanh và thỉnh thoảng 2 tuần lễ sau khi sanh, gồm: sung huyết và hoại tử niêm mạc ruột non và khí thũng thành ruột non Vi khuẩn được tìm thấy từ ruột heo bệnh chết và phân heo bệnh Với các thể:
Thể quá cấp: xuất hiện trên heo mới sanh (khoảng 2 - 4 ngày tuổi) Heo con mệt, lười bú, tiêu chảy ra máu, chết nhanh sau 1 - 2 ngày tiêu chảy Mổ khám thấy xuất huyết rất nặng ở ruột non
Thể cấp tính: thường xảy ra trên heo con từ 5 - 7 ngày tuổi Heo con tiêu chảy
ra máu, phân màu đen, chết sau 2 - 3 ngày mắc bệnh Ngoài sự xuất huyết, trên ruột non còn thấy nhiều vùng bị hoại tử hoặc bị loét
Thể bán cấp tính: xảy ra trên heo con từ một tuần tuổi đến cai sữa, với các đặc điểm tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh, không có máu, heo con suy yếu và chết sau 5 - 7 ngày tiêu chảy Trên ruột non có nhiều vùng hoại tử, không thấy có dấu hiệu xuất huyết
Thể bệnh mãn tính: Thể bệnh này thường kéo dài trong vòng một tuần hoặc hơn một tuần Phân có màu xám nhày Heo bệnh ngừng phát triển và bệnh có thể kéo dài đến 10 ngày Heo có thể chết sau vài tuần do gầy sút quá nhanh, yếu ớt, không phát triển được
Trang 23Viêm ruột hoại tử do C perfringens type C biểu hiện lâm sàng rất phong phú tùy theo tuổi, tùy theo tình trạng miễn dịch Thể quá cấp và cấp tính thường chỉ biểu hiện trên heo con sơ sinh
Theo Trần Thanh Phong (1996): trường hợp nhiễm C perfringens type A, với biểu hiện phân nhão, hiếm khi chết Việc phát triển bệnh chậm thầm lặng dẫn đến giảm chỉ số biến chuyển thức ăn và tăng trọng
Khi khám tử:
- Da vùng bụng sậm màu hay hơi đen (trong ca tối cấp) hay thủy thũng (ca cấp tính)
- Viêm ruột cấp tính hoại tử và xuất huyết có tính định vị (tại chỗ) hay mở rộng nhiều vùng ruột tùy theo tốc độ phát triển
- Chất chứa trong ruột màu đỏ và mảnh hoại tử ở vùng không tràng có thể gặp khí thũng ở thành ruột
- Đôi khi gặp viêm phúc mạc có sợi huyết cấp tính
2.3.5 Chẩn đoán
C perfringens type C: bệnh xảy ra ở heo con sơ sinh (12 - 36 giờ) gây tiêu chảy xuất huyết và chết rất nhanh Ruột heo bị hoại tử và căng phồng như dạng con rắn Bệnh có đặc điểm cấp tính, xảy ra đột ngột và chấm dứt rất nhanh gây tử số rấtcao
C perfringens type A : phân heo không có hoặc có rất ít máu Heo bệnh ít chết hoặc không chết
2.3.5.1 Chẩn đoán lâm sàng
Người ta có thể dựa vào đặc điểm dịch tể học của bệnh ở trong vùng xảy ra hiện tượng tiêu chảy Ngày nay, về mặt lâm sàng, bệnh được chẩn đoán dựa trên các đặc tính:
- Tỷ lệ mắc bệnh
- Tốc độ lây lan thấp
- Có tính mùa vụ (hay xuất hiện vào mùa mưa hơn mùa khô)
Trang 24- Heo gầy còm, chậm lớn
- Heo chết nhanh
- Quan sát màu phân, ngày tuổi mắc bệnh
- Nếu mổ khám, bệnh tích đặc trưng và không đặc trưng
Ở thể bệnh quá cấp và cấp tính chẩn đoán có thể dựa vào tài liệu lâm sàng và những tài liệu về mổ khám đại thể Khi nhận thấy tiêu chảy có lẫn máu và phát hiện không tràng bị hoại tử và xuất huyết thì việc chẩn đoán có thể xác định là C perfringens
Ở thể mãn tính việc chẩn đoán dễ nhầm với một số bệnh gây viêm ruột hoại tử Bệnh cầu trùng (Isospora suis) và một số mầm bệnh gây bệnh làm teo lông nhung, trong đó có bệnh viêm ruột do Rotavirus và bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, những bệnh viêm ruột do vi khuẩn kế phát…
Việc xác định bệnh do C perfringens type A chỉ có thể được công nhận khi phát hiện có số lượng lớn vi khuẩn dạng hình thành nha bào và chứng minh được độc tố ruột trong phân bằng phản ứng ngưng kết thụ động đảo pha
2.3.5.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Tìm vi khuẩn yếm khí C perfringens ở gan và ruột non (không tràng và hồi tràng) Tuy nhiên, khi phát hiện C perfringens trong chất chứa của ruột cũng chưa khẳng định được cho việc chẩn đoán bởi vì trong đường ruột con vật khỏe mạnh hoặc chết do những nguyên nhân khác vẫn phát hiện được một lượng lớn vi khuẩn yếm khí, vì vậy cần kết hợp với nhiều chỉ tiêu khác nhau để khẳng định kết quả chẩn đoán cuối cùng
Việc chẩn đoán chỉ có thể chắc chắn khi dựa vào xét nghiệm phòng thí nghiệm
- Về mô học: bệnh tích hoại tử – xuất huyết cùng với có vi trùng Gram dương lớn ở trong biểu mô ruột
Trang 25Điều trị phải tuân thủ nguyên lý điều trị chung các bệnh do vi khuẩn gây ra, tức là phải kết hợp giữa tiêu diệt mầm bệnh với việc bổ sung nước và dung dịch chất điện giải để chống mất nước, nâng cao sức đề kháng cho con vật trong khi sử dụng kháng sinh và hóa dược trị liệu
Để chống mất nước và chất điện giải, cần cho uống dung dịch glucoza hoặc pha dung dịch electroline vào nước uống để heo uống tự do theo liều quy định