Các cách tra chữ1- Tra theo âm Hán-Việt: Các TĐ Hán ngữ sách có thể sắp xếp thẳng các mục từ chữ Hán theo âm Hán-Việt như Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán-Việt từ điển của Nguyễn V
Trang 1Các cách tra chữ
1- Tra theo âm Hán-Việt: Các TĐ Hán ngữ (sách) có thể sắp xếp thẳng các mục
từ chữ Hán theo âm Hán-Việt (như Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán-Việt
từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Hán-Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng,
v.v ); nếu sắp theo bộ thủ thì cũng có bảng tra theo âm Hán-Việt và âm pinyin (thí dụ Từ điển Hán-Việt của Trần Văn Chánh) Trong số các TĐ Hán-Việt hiện nay, bộ của Nguyễn Quốc Hùng có ưu điểm là phiên phiết chính xác âm Hán-Việt đồng thời ghi chú thêm cách đọc sai phổ thông
2- Tra theo bộ thủ (thí dụ Khang Hi tự điển, Từ Hải, Từ Nguyên, v.v ): Bộ thủ
là một yếu tố quan trọng của Hán tự, giúp việc tra cứu Hán tự tương đối dễ dàng vì nhiều chữ được gom thành nhóm có chung một bộ thủ
Từ đời Hán, Hứa Thận 許慎 phân loại chữ Hán thành 540 nhóm hay còn gọi là 540 bộ Thí dụ, những chữ 論 , 謂 , 語 đều liên quan tới ngôn ngữ, lời nói, đàm luận v.v nên được xếp chung vào một bộ, lấy bộ phận 言 (ngôn) làm bộ thủ (cũng gọi là «thiên bàng» 偏旁) Đến đời Minh, Mai
Ưng Tộ 梅膺祚 xếp gọn lại còn 214 bộ thủ và được dùng làm tiêu chuẩn cho đến nay Phần lớn các bộ thủ của 214 bộ đều là chữ tượng hình và hầu như dùng làm bộ phận chỉ ý nghĩa trong các chữ theo cấu tạo hình thanh (hay hài thanh) Mỗi chữ hình thanh gồm bộ phận chỉ ý nghĩa (hay nghĩa phù 義符 ) và bộ phận chỉ âm (hay âm phù 音符 ) Đa số Hán
tự là chữ hình thanh, nên tinh thông bộ thủ là một điều kiện thuận lợi
tìm hiểu hình-âm-nghĩa của Hán tự Hai bước thao tác:
(a) Trước hết ta xác định bộ thủ của chữ Hán mà ta cần tra; xem bộ thủ
ấy ở trang mấy
(b) Rồi đếm xem số nét còn lại Trong phần bộ thủ ấy, ta dò tìm chỗ có
số nét còn lại tương ứng
Thí dụ chữ 論 thuộc bộ ngôn 言; số nét còn lại là 8; nơi (bộ ngôn + 8 nét) ta
sẽ gặp chữ 論
Xác định bộ thủ không phải là việc dễ dàng Từ khi xuất hiện TĐ chữ giản
thể thì bộ thủ trở thành vấn đề rắc rối Thí dụ chữ điện 電 phồn thể thuộc
bộ vũ 雨; nhưng chữ giản thể của nó là 电 thì Tân Hoa Tự Điển cho vào bộ
ất 乙, còn Từ Hải (bộ mới) thì cho vào bộ viết 曰, còn Hiện Đại Hán Ngữ
Từ Điển thì cho vào bộ điền 田
3- Tra theo âm pinyin và tổng số nét bút: Để giải quyết vấn đề rắc
rối của bộ thủ, đa số TĐ Hán ngữ của Trung Quốc hiện nay sắp các mục
từ theo âm pinyin; bên cạnh đó họ đính kèm các bảng tra theo tổng số nét và bộ thủ Nếu không biết âm pinyin của chữ cần tra thì ta có thể
Trang 2tra theo tổng số nét bút Các chữ Hán có cùng tổng số nét bút được xếp vào một nhóm Trong nhóm đó chúng lại được sắp theo nét bút đầu
tiên Nét bút đầu tiên thuộc về một trong 5 dạng sau (gọi là ngũ bút):
一 丨丿丶乛
- nhóm nét 一 : các chữ có nét đầu tiên là nét ngang, thí dụ: 奉 , 武 , 期 , 恭 , 雨 , v.v
- nhóm nét 丨: các chữ có nét đầu tiên là nét sổ, thí dụ: 师 , 曲 , 步 , 非 ,
幽 , v.v
- nhóm nét 丿 : các chữ có nét đầu tiên là nét phẩy, thí dụ: 拜 , 生 , 香 ,
岳 , 程 , v.v
- nhóm nét 丶: các chữ có nét đầu tiên là nét chấm, thí dụ: 高 , 立 , 半 ,
为 , 州 , v.v
- nhóm nét 乛 : các chữ có nét đầu tiên là nét gẫy, thí dụ: 民 , 费 , 弗 , 能 , 群 , v.v
Đề phòng đếm nhầm tổng số nét của một chữ Hán, ta phải tính sai số ± 1
Trong bài 500 chữ Hán cơ bản, dựa vào cách viết chữ (tả pháp) chúng ta đã biết phân tích đếm tổng số nét bút và nhận ra nét bút đầu tiên, nên ở đây không cần nói đến nữa
4- Còn một cách tra chữ Hán nữa, gọi là tứ giác hiệu mã 四 角 號 碼 do Vương
Vân Ngũ 王 雲 五 phát minh (thí dụ quyển Từ Vị của Đài Loan có dùng cách tra
này) Cách tra chữ này cũng rất hay, nhưng ngày nay rất ít dùng trong các TĐ Hán ngữ của Trung Quốc