Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tích cực lẫn tiêu cực tới sự phát triển bền vững hay không bền vững của
Trang 1Phân tích
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA GIA TĂNG DÂN SỐ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Thành viên:
Phạm Anh Vũ Lâm Thị Trà My Bùi Thanh Hiền Nguyễn Thị Thu Hương
Phan Hà Ngân Trang Nguyễn Thị Thu
Vũ Thị Hồng Phạm Thị Thu Nguyễn Minh Vượng Đinh Thị Trà My Trần Thu Hoài
Trang 2I Khái quát về vấn đề gia tăng dân số và môi trường.
- Môi trường là một phạm trù dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố vật chất, các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đếm sự tồn tại, vận động và biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Bất kì 1 sự vật hay hiệt tượng nào cũng đều tồn tại vận động và biến đổi trong một môi trường nhất định
- Dân số và môi trường là 2 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tích cực lẫn tiêu cực tới sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt
- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng 8 tỷ người
- Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới
II.Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến môi trường
1 Ảnh hưởng tích cực
- Trong quá trình phát triển con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên rất nhiều như : chăn nuôi, trồng trọt,cải tạo môi trường Ngoài ra, con người còn tạo
ra nhưng hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi và con
Trang 3người tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá trình ô nhiễm môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên
- Con người đã biết tận dụng những dạng năng lượng tự nhiện thay thế cho năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều điều này góp phần hạn chế việc khia thác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính
Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cự, con người đã để lại những tác động xấu đến môi trường gây nên những hậu quả khác nhau
2 Ảnh hưởng tiêu cực
- Dân số tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến hậu quả là các nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường tự nhiên bị suy thoái
- Tại các vùng đô thị và các khu công nghiệp tập trung nhiều dân cư, môi trường tự nhiên hầu như bị biến đổi hoàn toàn Đây là nơi tập trung các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhiễm mạnh cho môi trường không khí đất và nước
- Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:
2.1 Ô nhiễm môi trường đất
- Dân số tăng tác động đên môi trường tạo ra sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu nhà ở, khu công nghiệp, sản xuất lương thực-thực phẩm, sản xuất công nghiệp,
ô nhiễm môi trường đất do các tác nhân hóa học sinh học và vật lí
- Việc khai thác quá mức các tài nguyên có sẵn trong lòng đất phục vụ nhu cầu của con người gây nên các hiện tượng xói mòn và thoái hóa đất
- Việc áp dụng các phương pháp máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân tiềm tàng làm phá vỡ kết cấu của đất
- Sử dụng phân bó thuốc trừ sâu quá liều lượng là nguyên nhân chính gây ô nhiêm môi trường đất ở vùng nông thôn
Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ.ở những nơi mà số lượng bò và cừu vượt quá mức thì đồng cỏ dần biến thành đất hoang
- Cũng như nhiều nước đang phát triển,rừng nước ta đang bị tàn phá một cách nhanh chóng.Trong vòng 50 năm qua,diện tích rừng nước ta bị giảm hơn một nửa từ
19 triệu ha xuống còn 9 triệu ha.Trên thế giới, rừng nhiệt đới bị tàn phá 11 triệu ha/năm :
+ Năm 1960 : rừng che phủ 1/4 S trái đất
+ Năm 1980 : rừng che phủ 1/5 S trái đất
+ Năm 2000 : rừng che phủ 1/6 S trái đất
+ Năm 2020 : rừng che phủ 1/7 S trái đất (dự kiến)
Nguyên nhân của tình trạng trên là ngoài khai thác gỗ và các loại lâm sản một cách bừa bãi còn do nhu cầu trồng trọt canh tac nông nghiệp của dân tộc thiểu số
Trang 4- Hằng năm có khoảng 70.000 km2 đất bị bỏ hoang; 1,2 triệu ha bị nhiễm màu;
26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa trôi; tốc độ rửa trôi gấp 17 lần so với tốc độ hình thành 1cm bề mặt đất có giá trị sử dụng; theo tính toán, các nhà khoa học cho biết cần
100-400 năm, hoang mạc hóa 1/3 diện tích trái đất đe dọa cuộc sống
- Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích lũy cao trong các loại đất giàu khoáng sét và bùn
Đây là nguyên nhân làm cho đất bạc màu vĩnh viễn khó có thể cải tạo lại được
2.2 Ô nhiễm môi trường nước
- Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá, có tới hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị thiếu nước sạch phục vụ nhu cầu cơ bản hằng ngày Hiện nay vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường
tự nhiên do nền văn minh đương thời
- Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại
Anh Quốc: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này
Nước Pháp :Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Hiện nay: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính
Ở Hoa Kỳ: Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng
- Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên đó chính là sự bùng nổ dân số trong suốt thập kỉ qua do các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội nhưng không kiểm soát được các chất thải sinh học, hóa học và vật lý ra môi trường Ngoài ra còn các lý do như:
+ Ô nhiễm sinh học của nước : do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các
chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh
+ Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ : là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới
+ Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng
lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng
Trang 5Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol làm cho nước có vị không bình
thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá
2.3 Môi trường không khí
- Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt xã hội, con người đang phải đối mặt với một vấn nạn do chính mình tạo ra: ô nhiễm môi trường không khí
- Ô nhiễm không khí là ô nhiễm do các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc hành động của con người làm phát sinh các chất ô nhiễm trong không khí
- Các nguyên nhân do con người gây ra ô nhiễm không khí :
+ Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên liệu than, dầu …)
+ Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ
+ Sự đốt cháy thải vào khí quyển nhiều chất khoáng, kim loại và bồ hống Khói nhà máy và nhà dân sử dụng than và dầu nặng cũng chứa nhiều bụi như vừa nói Khói xả
xe hơi còn chứa nhiều chì
+ Tại các thành phố trên thế giới, lượng xe chạy bằng xăng chiếm đa số vì vậy lượng khói thải ra là rất lớn
- Ô nhiễm không khí ngoài trời chủ yếu là do xe cộ, khí thảu từ các nhà máy điện, các nhà máy công nghiệp , cũng như khí thải nông nghiệp gia đình Các nghiên
cứ cho thấy, ô nhiễm không khí ngoài tời tăng rất nhanh ở các nước với dân số lớn và đang trải qua giai đoạn công nghiệp hoá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ
- Ô nhiễm không khí trong nhà có liên quan đến 4,3 triệu ca tử vong do sử dụng bếp thai, củi và sinh khối Các con số đưa ra dựa trên các thông tin chính xác về mức
độ tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong số 2,9 tỷ người sử dụng than củi, than, khí ủ bàn cầu làm nhiên liệu nấu nướng
- Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi tiến hành khảo sát tại 1.600 thành phố của 91 quốc gia trên thế giới, chất lượng không khí ngày càng xuống cấp và châu Á là nơi có chỉ số ô nhiễm môi trường cao nhất, tiếp đến là Nam Mỹ và châu Phi Kết quả khảo sát cho thấy gần 90% người dân tại các trung tâm thành phố đang phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, ngột ngạt; khoảng một nửa số dân phải đối mặt với lượng không khí ô nhiễm gấp 2,5 lần so với khuyến cáo đưa ra
Trang 6Chỉ trong năm 2012, trên thế giới đã có 7 triệu người chết vì hậu quả của ô nhiễm không khí – chiếm đến 1/8 tổng số người chết trên toàn cầu
III Giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số tới môi trường
- Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người Nếu môi trường sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt Thực trạng môi trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người, do nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi
trường
Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân
Những đề xuất cụ thể:
Cần xác định: huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường
Đẩy mạnh hơn nữa phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” Qua phong trào, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường xanh - sạch- đẹp