1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THIẾT bị MAY CÔNG NGHIỆP hệ THỐNG bôi TRƠN hệ THỐNG NHẢ CHỈ dẫn CHỈ hệ THỐNG CUNG cấp CHỈ cơ cấu cắt vải và cắt CHỈ

5 1,6K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 185 KB

Nội dung

Hệ thống nhả chỉ – dẫn chỉ:Bao gồm tất cả các chi tiết có chức năng tạo điều kiện tốt nhất để chỉ đi vào máy và tạo thành mũi may được thuận tiện, đầy đủ và chính xác nhất.. Cuộn chỉ phả

Trang 1

BÀI 8: CÁC HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU KHÁC TRONG MÁY MAY

IX Hệ thống bôi trơn:

- Khi máy hoạt động thì bơm dầu cũng hoạt động theo Dầu được bơm hút từ bể chứa qua lưới lọc tới ống đẩy dầu và các van điều chỉnh bôi trơn các bộ phận trong máy Dầu thừa ở phần đầu máy được bơm hút qua ống hút dầu thừa để trở về

- Trong tất cả các loại thiết bị, đều phải trang bị hệ thống bôi trơn Trong thiết bị may hiện nay, thường được áp dụng các hình thức bôi trơn như:

Bôi trơn bằng phương pháp thủ công: dùng bình dầu để tra dầu vào các vị trí cần bôi

trơn trên máy, thường sử dụng trong loại máy gia đình có tốc độ thấp Tại các vị trí quan trọng như ổ trục chính, để ngăn không cho bụi rơi vào, người ta sử dụng lỗ tra dầu như hình vẽ Khi cần tra dầu, ta ấn vào bình dầu, đè viên bi xuống Khi tra xong, lò xo bị đẩy lên che kín lỗ tra dầu

1 Bôi trơn bằng ly tâm: bôi trơn bằng phương pháp bắn toé dầu, bánh răng (b) được

ngâm một phần trong bể dầu, khi quay dầu được toé lên các vị trí cần bôi trơn Ưu điểm của phương pháp này là chi tiết máy được bôi trơn liên tục

2 Bôi trơn bằng thẩm thấu: phương pháp này dựa vào tính mao dẫn của dầu Ưu điểm

là dầu được lọc sạch và bôi trơn liên tục

3.Bôi trơn bằng bơm dầu tự động: sử dụng trong máy may tốc độ trung bình cao (V >

5000 mũi/phút) bơm dầu là dạng bơm bánh răng hoặc bơm cánh quạt Dầu trong bể được bơm dầu hút vào vỏ bơm rồi đẩy tới nơi cần bôi trơn theo các đường ống

Trang 2

XI Hệ thống nhả chỉ – dẫn chỉ:

Bao gồm tất cả các chi tiết có chức năng tạo điều kiện tốt nhất để chỉ đi vào máy và tạo thành mũi may được thuận tiện, đầy đủ và chính xác nhất

Cọc chỉ làm nhiệm vụ đỡ cuộn chỉ để cho chỉ được tháo ra khỏi cuộn chỉ một cách dễ dàng Trên cọc chỉ có các chi tiết, đĩa đỡ cuộn chỉ, ty cắm cuộn chỉ và máy đỡ chỉ

Cuộn chỉ phải được đặt trên cọc chỉ sao cho chỉ có thể tháo ra thuận lợi nhất, không bị vướng mắc, không bị cản trở làm ảng hưởng đến quá trình tạo mũi và chất lượng mũi may, có thể gây đứt chỉ

Yêu cầu kỹ thuật đối với cọc chỉ là ty cắm cuộn chỉ phải được đặt thẳng đứng, có đường tâm trùng với mắc dẫn chỉ

Độ cao thấp của đĩa đỡ cuộn chỉ phải tuỳ thuộc vào độ lớn của cuộn chỉ mà điều chỉnh cho thích hợp Khoảng cách đỡ chỉ và mấu đỡ chỉ càng xa thì càng dễ tháo chỉ, nhưng nếu quá xa thì đoạn chỉ lên mắc dẫn dễ bị mất ổn định

Với những cuộn chỉ to, có dạng côn, thì khoảng cách giữa các mắc dẫn đến đĩa đỡ cuộn chỉ phải cao hơn đỉnh hình côn (A)

Tạo nên đường đi của chỉ từ cọc chỉ vào bộ phận tạo mũi các mắc dẫn tạo cho chỉ có 1 lực căng nhất định trước khi đi vào cụm đồng tiền Ngoài ra, vị trí của các mắc dẫn chỉ có thể thay đổi để điều chỉnh lượng chỉ đi vào và điều hoà chỉ Hướng đi của chỉ theo các mấu dẫn còn nhằm để điều chỉnh độ se chỉ, tránh cho chỉ khi đi vào máy không bị xoắn lại hay bị tơi ra ở từng nơi một Vì vậy ta phải xâu chỉ theo đúng tài liệu hướng dẫn và các mắc dẫn phải trơn bóng, không xước, rỉ

Nhờ lực căng ban đầu do các mắc chỉ tạo ra, nên cụm đồng tiền chỉ chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ hiệu chỉnh lực căng chỉ, do đó đồng tiền làm việc nhẹ hơn và ít ảnh hưởng xấu đến chỉ

Do độ đàn hồi của chỉ cũng có ảnh hưởng đến độ tiếp chỉ từ cuộn vào kim, nên đối với lượng chỉ có độ đàn hồi lớn ( như chỉ sợi tổng hợp) thì phải tăng lượng tiếp chỉ lên một ít bằng cách làm thay đổi vị trí các mắc dẫn chỉ

Ởû máy may bằng một kim mũi thắt nút, do chỉ dùng một chỉ trên và do chi tiết điều hòa chỉ (cò giật chỉ) hoạt động hiệu quả nên việc dẫn dắt chỉ không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo mũi Có thể không dùng hệ thống cọc chỉ, mà dùng cuộn chỉ nhỏ lắp trực tiếp trên máy

XII Hệ thống điều hòa và cung cấp chỉ

Trang 3

Để có mũi may đúng kỹ thuật thì việc kim tạo thành vòng chỉ và chi tiết bắt mũi vào lấy vòng chỉ của kim chính xác mối chỉ là một phần của quá trình tạo mũi Tiếp theo sau đó mũi chỉ phải được thắt chặt đúng hình dạng, vị trí trên sản phẩm Trong khi lượng chỉ tiêu thụ cho mỗi mũi may từ 4 đến 5 mm cho mũi may thắt nút, 10 – 15 mm cho mũi may mắc xích kép thì lượng chỉ cần thiết phải lưu thông trong quá trình tạo mũi thường lớn hơn nhiều lần (120 mm cho mũi may thắt mút, ở mũi mắc xích thì ít hơn) lượng chỉ lưu thông này phụ thuộc vào dạng mũi may, kết cấu chi tiết bắt mũi Như vậy, phải có sự điều hòa lượng chỉ này Việc điều hòa trong quá trình tạo mũi rất quan trọng Phải đảm bảo cung cấp đủ chỉ cho việc bắt mũi, khi bắt mũi rồi thì phải thu hồi lượng chỉ dư về để thắt chặt mũi may và tiếp thêm chỉ từ cuộn vào cho quá trình tạo mũi tiếp thêm chỉ vào cho quá trình tạo mũi tiếp theo sau

1 Cơ cấu tay quay – Cần lắc:

Cơ cấu này ứng dụng từ cơ cấu 4 khâu bản lề

AD: giá

AB: khâu dẫn

Đặc điểm chuyển động của cơ cấu này trong trường hợp khâu dẫn (1) quay, khâu (3) xoay lắc là: khâu (10) quay đều, khâu (3) xoay lắc không đều; tăng kích thước khâu (1) thì cung xoay lắc của khâu (3) cũng tăng

Sơ đồ nguyên lý 1 dạng cò giật chỉ biên quay – cần lắc

- Kết cấu: óc máy (1) gắn chặt ttre6n trục chính (O1), trên óc máy gắn chốt khủy cò (O4), một đầu cò giật chỉ nối với óc máy bằng khớp bản lề của chốt (O4) tay cò (3) nối với thân máy bằng khớp bản lề (O3)

a: cò giật chỉ đi xuống cung cấp chỉ cho kim tạo mũi

Trang 4

b: quang x đường này cò giật chỉ có tác dụng rút chỉ thừa về và thắt dần mũi may

x: khoảng chuyển động tương ứng với lượng chỉ tiêu hao cho mỗi mũi may Khi cò giật chỉ đi lên trong khoảng x thì chỉ được kéo thêm từ cuộn chỉ vào đồng thời thắt chặt mũi may vừa được tạo thành

y: hành trình cò giật chỉ

z: quỹ đạo chuyển động của đầu cò

- Óc máy có tác dụng như khâu dẫn (1) khoảng cách từ trục chính đến chốt khủy cò là kích thước khâu dẫn (1) Ở phần nhiều máy, khoảng cách này không thay đổi nên hành trình cò (y) là cố định Có loại máy chỉnh được khoảng cách này như Textima 8332 thì hành trình cò cũng tăng hoặc giảm theo, dẫn đến khoảng x cũng thay đổi nên lượng chỉ cung cấp cho mỗi mũi may cũng thay đổi Ở những máy khác, để thay đổi lượng chỉ cung cấp thì ta điều chỉnh vị trí các mắc dẫn chỉ

Nguyên lý hoạt động: khi trục chính quay, thông qua óc máy ( khâu dẫn 1) cò (2) tay cò (3) làm đầu cò có chuyển động lên xuống Khi kim đi xuống và mỏ ổ bắt và nới rộng vòng chỉ kim thì đầu cò đi xuống từ từ thả chỉ xuống cho kim Khi mỏ ổ nhả vòng chỉ ra thì đầu cò rút lên nhanh để rút lượng chỉ thừa về, thắt chặt mũi may và kéo thêm chỉ từ cuộn vào tốc độ đi lên gấp 2 lần tốc độ đi xuống

Ứng dụng: do cơ cấu chỉ sử dụng các khớp bản lề nên ít ma sát, vận tốc trung bình

v < 5000 mũi/phút

2 Cơ cấu Cu – lít:

Kết cấu: óc máy (1) gắn chặt trên trục chính (O1) Chi tiết (2) có dạng ống, được gắn vào ốc máy bằng khớp bản lề (O2) Cò giật chỉ (3) có dạng tay đòn kép, một phần có dạng trụ tròn, trượt được trong ống (2) Cò được bắt trực tiếp vào thân máy bằng khớp bản lề (O3)

Nguyên lý hoạt động: khi trục chính quay, thông qua ốc máy (1), ống (2) làm cò (3) xoay lắc quanh khớp (O3) Đầu cò chuyển động theo một cung tròn, đi xuống chậm, đi lên nhanh

Ứng dụng: thường được dùng trong loại mát có ổ quay ngửa, vận tốc trung bình v =

4000 mũi/phút

3 Cơ cấu dùng cam óc (cam thùng):

Óc máy (2) đồng thời là cam điều khiển cò giật chỉ Loại này có cấu tạo đơn giản nhưng con lăn (3) dễ bị mòn, dạng này chỉ dùng ở máy tốc độ thấp như máy hia đình (v

< 1200 mũi/phút)

Nguyên lý hoạt động: khi trục chính quay, cam óc quay, con lăn (3) nằm trong rãnh cam nhận cuyển động dọc trục chính, tạo nên chuyển động xoay lắc lên xuống của cò giật chỉ tốc độ và hành trình cò do cam rãnh quyết định

XIII Cơ cấu cắt vải:

Trên máy may công nghiệp hiện đại có thể trang bị máy cắt vải, trong quá trình may, nó sẽ cắt cạnh bên phải của vải Trang bị cắt ở máy may chần đúp Textima có thể điều chỉnh để cắt hoặc ngừng cắt tại cần điều khiển bằng tay Khoảng cách cắt tại có thể thay đổi từ 2,5; 3,2; 4,0 mm; 5,0 mm; 6,3 mm Khi sử dụng thiết bị cắt phải thay đổi

Trang 5

tấm kim, chân vịt và chỉnh lại dao trên Ngoài ra, còn có tâm bảo vệ và tự động hạ xuống khi máy tự động cắt

XIV Cơ cấu cắt chỉ:

Trên các máy hiện đại có trang bị cơ cấu kéo cắt chỉ, điều khiển bằng điện tử

Cơ cấu kéo cắt chỉ của máy may JUKI DDL 5550-6:

Ngày đăng: 15/11/2015, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w