Tư tưởng “Thân dân” là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử của nước ta.
Trang 1TƯ TƯỞNG “THÂN DÂN”
kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tứcTriệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã,đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoảnbinh thì đánh úp phía sau Đó là một thời Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùngngười tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suyyếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá đượcquân Tống Đó lại là một thời Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địagiới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế.Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây Vì vua tôi đồng tâm, anh emhòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt Đó là trời xui nên vậy Đại khái,
nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh Dùng đoản binh chế trường trận là
sự thường của binh pháp Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thìthế dễ chế ngự Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thìphải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạothế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được Vả lại, khoanthư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." Ông
đã biết coi trọng sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để đánh giặc giữ nước,đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ mà ở thời đại đó rất ít người có thể nhận
ra vì các triều đại phong kiến xưa kia chỉ coi dân là cỏ dại: “thảo dân”
Tư tưởng “Thân dân” còn được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét hơn nữaqua tư tưởng nhân nghĩa của mình Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi làmột triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông Nhân nghĩa làthương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân
Trang 2nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa củaNguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mởrộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, hơn nữa, là một phươngpháp luận hết sức quan trọng Trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi màchúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân” đã được nhắc đến 59 lần và chữ
“nghĩa” là 81 lần Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa” được ông sử dụng đến
140 lần Qua đó, có thể thấy, một trong những quan điểm nền tảng trong hệthống tư tưởng của Nguyễn Trãi là “nhân nghĩa” Tất nhiên, ở đây cần nhấnmạnh rằng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, mặc dù kế thừa tư tưởngnhân nghĩa của Khổng – Mạnh, nhưng cũng đã có sự khác biệt rất lớn so với
tư tưởng Khổng – Mạnh – nó mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và nâng caohơn
Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt
với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân
nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát,đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”(1) Như vậy, nhân nghĩachính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân Nguyễn Trãi
đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, làphương tiện của nhân nghĩa Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức
lo diệt quân cướp nước Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời,thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đạinghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”(2) Nhân nghĩa là cầnphải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển Nhân nghĩagiống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã
mờ mà lại trong”(3) Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mangđậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam Ở đây,
có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởngnhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụthể của Việt Nam Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kếtbiện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bãolớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới Trước Nguyễn Trãi hàng nghìnnăm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học Trung Quốc như Mạnh Tử…
đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân, tai mắt và trí ócsáng suốt của dân Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vàothời Lý – Trần Trong thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệdân, v.v đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý –Trần hưng thịnh Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã được ông tiếpthu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình Andân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đốivới dân An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yênbình An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân Với tư tưởng andân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân
Trang 3nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước.Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nướcphải biết lấy sức dân mà kháng chiến Đó là một chiến lược bất khả biến, cótính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi,
đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắctới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đãgiành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới Nguyễn Trãi nhậnthức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân;rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt củanhân dân mà có: “thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ củaquân dân”(4) Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trongtriều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhândân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc Ôngviết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi
đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân Do đó,ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu đượcnguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhândân trong sáng tạo lịch sử
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa,
đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền,bên dưới không còn tiếng giận oán sầu: “thánh tâm dục dữ dân hưu túc, văntrị chung tu chí thái bình” (lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo văn,nước trị bình) (5); “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đàphỉ sở nguyền”(6) Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ làđất nước có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hoà thuận, yênvui với các nước khác Có thể nói, lý tưởng chính trị – xã hội của NguyễnTrãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm caonhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép Quan niệm củaNguyễn Trãi, vì thế, là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản Tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng và khoa học trong tư tưởng nhânnghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúpnước, giúp dân Nguyễn Trãi quan niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệpxây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân Làm thế nào để phát huyhết được những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân? Trong sức mạnhcủa nhân dân thì yếu tố nào là động lực mạnh mẽ nhất? Nguyễn Trãi đã chỉ ra,
đó là yếu tố nhân tài Trong Chiếu cầu hiền tài, ông cho rằng: “người tài ở
đời vốn không ít”, nên triều đình phải cầu hiền bằng nhiều đường, nhiều cáchnhư học hành thi cử; hoặc tiến cử “văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tamphẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã,bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì…tùy tài trao chức”; hoặc ứng cử “người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàngquân nhỏ”, “người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính” phải tự
Trang 4mình đề đạt để gánh vác việc dân, việc nước Như vậy, rõ ràng rằng, NguyễnTrãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhântài vào việc trị quốc, an dân Có thể nói, chiến lược con người của NguyễnTrãi, cho đến nay, vẫn mang đậm tính thời sự đối với chúng ta.
Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trongtoàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông Tư tưởng ấy có phạm
vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độkhái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệchính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia Không chỉ có ýnghĩa to lớn trong thời đại mình, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã tạonên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
2) “Thân dân” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh:
Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, HồChí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân Không chỉdừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích củanhân dân lên trên hết, trước hết Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minhchỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàntoàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áomặc, ai cũng được học hành Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thândân Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người
có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảnglên trên hết, là thân dân
Vậy thì vì sao ta phải “Thân dân”? Hồ Chí Minh giải thích: dân là gốccủa nước Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đấtnước Nước không có dân thì không thành nước Nước do dân xây dựng nên,
do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước Nhân dân đãcung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất Lực lượng của Đảng có lớnmạnh được hay không là do dân Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng
là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng Dân như nước, cán bộ như cá
Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước Nhân dân làlực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực Do vậy, nếukhông có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì Đối với Chínhphủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Nước lấy dân làm gốc;Gốc có vững, cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân Người rấttâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó vạnlần dân liệu cũng xong.” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không
gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kếtcủa nhân dân” Sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô địch, dân khí mạnhthì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi “Sự đồng tâm củađồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc Dù địch hungtàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phảithất bại.”
Trang 5Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phảitin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; Phải có ý thức rõ “dân chúng rấtkhôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng” Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốnbiến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sứcmạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên
“phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc Cô độc thìnhất định thất bại” Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không họchỏi dân thì không lãnh đạo được dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắtphải có nhiệt thành, có quyết tâm”
Hồ Chí Minh cho rằng phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinhthần làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc Người thường nói:
“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ” Vậy quyền hạn, nghĩa
vụ của người làm chủ phải thế nào? Câu trả lời của Người là: “Nếu Chính phủsai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi” Và người yêu cầu:
“Người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuântheo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung;nộp thuế đúng kỳ, bảo vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc “Phải chăm loviệc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại,không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn
ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”
Theo Hồ Chí Minh, thiết thực nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” là phảithường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân.Người thường nhắc tới những câu của người xưa “có thực với vực được đạo”,
“dân dĩ thực vi thiên” Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Đối với nhân dânkhông thể lý luận suông” Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sứcchăm lo đời sống của dân: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dânrét là Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi.Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” Đến khi Người qua đời, trong Dichúc Người để lại cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trước khi về cõi vĩnhhằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ðảng cần phải có kế hoạch thật tốt đểphát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhândân" Một câu ngắn gọn, nhưng đã khái quát rất rõ mục đích cao nhất của sựnghiệp cách mạng là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân,đồng thời đó cũng là lời căn dặn tâm huyết của Người đối với toàn Ðảng vàcũng là một trong những nội dung quan trọng nhất
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn luônnhằm một mục đích: Giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, phấnđấu mang lại ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người, trước hết là nhân dân laođộng Ðó cũng chính là quan điểm nhất quán trong tư tưởng và hành động củaNgười Quan điểm nói trên của Người thể hiện những nội dung sau:
a) Chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu của sự nghiệp cáchmạng:
Trang 6Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước giành được độc lập.Nhưng những hậu quả của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề.Ðất nước bị tàn phá, nhân dân sống trong cảnh khốn cùng, nạn đói đã cướp đisinh mạng của hàng triệu người Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới như mộtnhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Chính phủ mới là phải chăm lo đời sống củanhân dân.
Theo Người, độc lập, thống nhất của Tổ quốc không thể tách rời tự do,hạnh phúc của nhân dân Người nói: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởnghạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" Vì vậy, ngay trongphiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới, Người đã đề
ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết nhằm đáp ứng những đòi hỏi trướcmắt của nhân dân là chống nạn đói; chống nạn dốt và các tệ nạn xã hội khác;xóa bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự do; lương giáođoàn kết Ðể thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Người viết Thư gửi đồng bàotoàn quốc ra sức cứu đói, Hô hào nhân dân chống nạn đói, "coi cuộc chốngnạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm" Trong thư Gửi nông gia Việt Nam,Người khẩn thiết kêu gọi: "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tănggia sản xuất nữa! Ðó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự
do, độc lập" Ðể cứu nhân dân khỏi nạn đói đang trầm trọng Người đề nghịđồng bào cả nước và bản thân Người đã gương mẫu thực hiện trước: "Cứ 10ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ)
để cứu dân nghèo" Nhờ những biện pháp tích cực nói trên, chỉ trong một thờigian ngắn, nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo cứu đói.Phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, diện tích trồng lúa và hoa màutăng lên, nhờ đó, nạn đói đã sớm được khắc phục
Cùng với chiến dịch diệt giặc đói, chiến dịch diệt giặc dốt cũng đượcphát động Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Những người
đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, Vợ chưa biết thì chồngbảo, cha mẹ không biết thì con bảo", một phong trào thanh toán nạn mù chữ
đã dâng cao trong cả nước Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn hai triệu người
đã biết đọc, biết viết Công tác văn hóa, giáo dục, y tế cũng được chính quyềnmới quan tâm đẩy mạnh Tính ưu việt của chế độ xã hội mới đã được khẳngđịnh và phát huy
Ðể thiết lập cơ sở pháp lý cho nhà nước kiểu mới của nhân dân, Chủtịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội lập hiến,thông qua Hiến pháp, khẳng định quyền làm chủ đất nước và các quyền tự do,dân chủ khác của nhân dân Ðồng thời, Người cũng bắt tay ngay vào việcchấn chỉnh bộ máy chính quyền các cấp, làm cho nó thể hiện được bản chấttốt đẹp của chế độ xã hội mới Người viết Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ,tỉnh, huyện và làng, nhắc nhở "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc chođến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân,chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị củaPháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta
Trang 7phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kínhta".
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ ChíMinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Chính phủ lâm thời đã ra Nghị quyết giảm25% thuế điền cho nông dân, các địa phương bị lụt được miễn thuế điền.Ngày 20-11-1945, Chính phủ lâm thời ra thông cáo cho các điền chủ, tá điền
và nông dân quy định các điền chủ phải giảm tô 25% cho tá điền, cho tá điềnhoãn nợ và bỏ những địa tô phụ Trong những năm kháng chiến chống thựcdân Pháp xâm lược, khi chưa có điều kiện giải quyết ruộng đất cho nông dân,Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời ban hành nhiều chính sách nhằmtừng bước mang lại quyền lợi dân chủ cho nhân dân trước hết là nông dân Khi bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện đấtnước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việcchăm lo cho hạnh phúc của nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọngcủa đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta Ðiều đó được thể hiệnngay trong quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội Người nói: "Chủ nghĩa
xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấyđược đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, nhữngphong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ (ví dụ: lấy vợ, lấy chồngsớm quá, cúng bái, liên hoan lu bù, lười biếng ) Tóm lại, xã hội ngày càngtiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" b) Mọi chính sách của Ðảng và Nhà nước đều phải hướng tới mục tiêutừng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân:
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ ChíMinh rất coi trọng các chính sách kinh tế Các chính sách kinh tế phải luônluôn nhằm đạt tới sự ổn định và phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho conngười Theo Người, việc đề ra các chính sách xã hội đúng đắn và thực thichúng có hiệu quả sẽ trở thành một động lực to lớn, đoàn kết được toàn dântộc, ổn định vững chắc xã hội, phát huy mọi tiềm lực vật chất, tinh thần, tàinăng sáng tạo của các tầng lớp nhân dân Kết quả của những chính sách xãhội đó cũng sẽ là cơ sở vững chắc ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu vàthủ đoạn chống phá của bọn đế quốc và phản động
Người xác định trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước đối với nhiệm vụchăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Ngay từ những ngày đầutiên sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã chỉ rõ, "Chính phủ ta đã hứa vớidân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc Trong việc kiến thiếtnước nhà, sửa sang mọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, mộtnăm mà làm được hết Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúngphương châm Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân,
ta phải hết sức tránh"
Người khẳng định Ðảng ta, Nhà nước ta từ nhân dân mà ra, vừa làngười lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân, không có lợi ích nào kháclợi ích của nhân dân Vì vậy cán bộ Ðảng và chính quyền từ trên xuống dưới,
Trang 8đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân Phải lãnh đạo tổ chức,giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm Dân đủ ăn đủ mặc thì nhữngchính sách của Ðảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói,rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được c) Ðảng và Nhà nước phải có chính sách nhằm giúp đỡ những tầng lớp xãhội dễ bị tổn thương nhất:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm chăm lo hạnh phúc các tầnglớp nhân dân Nhưng đối tượng mà Người dành sự quan tâm đặc biệt là:
"những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ,binh sĩ, dân quân du kích, thanh niên xung phong) " Trong Di chúc, Ngườicăn dặn Ðảng, Chính phủ phải chăm lo đến những quyền lợi thiết thực nhấtcủa những người ấy, phải tạo điều kiện cho họ "có nơi ăn chốn ở yên ổn đồngthời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người "
Ðối với những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc, Người căn dặnchúng ta phải xây vườn hoa và bia tưởng niệm để đời đời biết ơn và giáo dụclòng yêu nước cho các thế hệ sau "Ðối với cha mẹ, vợ con (của thương binh
và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương(nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp
đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét"
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các lực lượng trẻ đi đầutrong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Người căndặn: "Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi họcthêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹthuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc Ðó là đội quân chủlực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta"
Ðánh giá rất cao sự đóng góp của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chốngthực dân, đế quốc và luôn quan tâm đến quyền bình đẳng thực sự của phụ nữ,Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạchthiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụtrách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo "
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cảm thông và hiểu rất rõ sự hy sinh,chịu đựng gian khổ của nông dân qua hàng trăm năm bị phong kiến thực dânđàn áp, bóc lột, hàng mấy chục năm chiến tranh nên Người không chỉ căn dặnphải chăm lo nâng cao đời sống chung chung mà Bác còn muốn một điều thật
cụ thể và thiết thực là "miễn thuế nông nghiệp một năm" Người hiểu rất rõrằng, đối với nông dân, một năm thuế nông nghiệp là quá nhỏ bé so với tất cảnhững gì mà họ đã đóng góp mấy chục năm qua cho kháng chiến nhưng nếuđược miễn chắc chắn sẽ là niềm vui lớn nhất của mỗi gia đình Người muốnđem đến cho nông dân những hạt thóc, củ khoai để họ có cuộc sống ấm no,hạnh phúc thật sự - chứ không phải là những lời động viên, ca ngợi hoa mỹ.Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bàothêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm liên tục đã ra sức
Trang 9góp của, góp người, chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ vì sự nghiệp đấu tranhgiải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Không chỉ quan tâm đến việc chăm lo cho các tầng lớp nhân dân, Chủtịch Hồ Chí Minh còn căn dặn Ðảng và Chính phủ quan tâm giúp đỡ cả nhữngngười là nạn nhân của chế độ cũ: "Ðối với những nạn nhân của chế độ xã hội
cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, thì Nhà nước phải vừa dùnggiáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người laođộng lương thiện”
Sự quan tâm chăm lo đời sống nhân dân không chỉ dừng lại ở sự giúp
đỡ về vật chất mà quan trọng hơn là Ðảng và Nhà nước phải tổ chức, tạo điềukiện cho nhân dân tự xây dựng đời sống hạnh phúc cho mình Trong Di chúc,Người viết: "Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế Phát triển công tác vệsinh, y tế Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân,như phát triển các trường nửa ngày học tập nửa ngày lao động Củng cố quốcphòng Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc Công việc trên đây là rất
to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang"; "Ðây là một cuộc chiếnđấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốttươi Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải độngviên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàndân”
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm dân là gốc là quan điểm khoahọc, toàn diện Đó là sự kế thừa những tinh hoa dân tộc, là sự vận dụng sángtạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
Từ thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh lưu ý: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng,thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém…Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh do hạnghăng hái đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém lên Phải học hỏi dânchúng, nhưng “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”; phải
“tìm ra mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau, xem cái nào đúng, cái nàosai” để vận dụng
Một sự kiện nữa được nhiều người nhắc tới là tháng 10/1949 khi cuộckháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch HồChí Minh viết bài báo Dân vận Người diễn đạt rất khái quát: “Bao nhiêu lợiích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đếnChính phủ Trung ương do dân cử ra Công việc đổi mới, xây dựng là tráchnhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Đoànthể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân Quan điểm của Người thật rõ ràng: Nhà nước ta là Nhànước của dân, do dân, vì dân
Điều mà cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh nung nấu trăn trở là vấn đềthực hiện dân chủ với dân; làm thế nào để nhân dân “biết dùng quyền dânchủ” và “hưởng quyền dân chủ” Ngày 6/1/1946, chỉ bốn tháng sau khi khaisinh nền Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ lâm thời do Người đứng đầu đã tổ
Trang 10chức cuộc tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng lần đầu tiên tronglịch sử Việt Nam Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thôngqua bản Hiến pháp do Người chỉ đạo soạn thảo Nhà nước dân chủ, phápquyền từ ý tưởng của Người đã dần dần trở thành hiện thực trên đất nước ViệtNam Quan điểm của Người trong những sự kiện lịch sử này rất mẫu mực, rõràng: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn nhữngngười có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”, “Hễ là những ngườimuốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều cóquyền bầu cử.”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước của dân còn bao hàm việc dân
có quyền bãi miễn Chính phủ và nhân viên chính quyền Nhà nước các cấp,nếu họ có tư tưởng hoặc việc làm có hại đến nhà nước, hại đến dân Nhà nướcViệt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là Nhà nước kiểu mới: Nhànước của dân Sức mạnh và sự trường tồn của nhà nước bắt nguồn từ lựclượng toàn dân đoàn kết, với tinh thần làm chủ - tự chủ Bởi thế nhà nước tacòn là nhà nước do dân Bác viết: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lựclượng đoàn kết của nhân dân”, “Không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏmấy, dễ mấy làm cũng không xong”; “Vậy nên Chính phủ với nhân dân phảiđoàn kết thành một khối” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, dodân phải được thể hiện ở các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mọimặt đời sống xã hội là vì dân
Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe,làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họđang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mongđợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện vàđáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cảcái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển;
là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ vàhành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư,tình cảm, nguyện vọng của dân
Những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng từ sau ngày Cáchmạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vaitrò to lớn của nhân dân, đồng thời vạch ra 12 điều răn rất cụ thể để giáo dục
bộ đội, cán bộ “khi tiếp xúc và chung sống với nhân dân” Đảng ta tiếp thu tưtưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định:Cần thắt chặt hơn nữa quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chính Đảngcũng từ nhân dân, là một bộ phận tiên tiến của nhân dân, tạo điều kiện đểnhân dân thực sự là người chủ, trực tiếp tham gia công việc quản lý đất nước,quản lý xã hội trong giai đoạn mới của cách mạng Chúng ta phải hiểu rằng,các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộccủa dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dânnhư trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta
Trang 11phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêudân, kính dân thì người dân mới yêu ta, kính ta” (7)
Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớtrung thành của nhân dân Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộtrưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ Làm đày tớ chonhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng” (8)
Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấpcao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan”
và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúngkhông hiểu và rất sợ đi họp Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, khôngphải vì lợi ích của quần chúng
Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền,nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốnbiết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy
mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay Nào cóbiết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”,không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”
Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồngthời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân Theo Người: Nếukhông có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chínhphủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào đểxứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành củanhân dân Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai tròngười lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộcủa Đảng và Nhà nước, mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứngđáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhândân Là lãnh đạo không có nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân Bởi vì: “Chế độ
ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ Đảng ta là Đảng lãnh đạo,nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã,bất kỳ cấp nào và ngành nào đều phải là người đày tớ trung thành của nhândân” (9).Trong Nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọiquyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm
và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực,hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của ngườidân Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa
ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từnày
3) Quan điểm “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tư tưởng của Nho gia nhưng đã có nhiều sự tiến bộ
Tìm hiểu quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tathấy có những điểm tương tự với quan điểm trên đây của Nho gia Điều đócũng dễ hiểu, vì Người được tiếp thu một nền giáo dục Nho học từ người cha,một nhà nho có khí phách là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Nhưng so với tư