Phạm vi áp dụng - Trên thực tế, pháp luật các nước thường chỉ thừa nhận quyền chọn luật của các bên đối với quan hệ hợp đồng và cũng chỉ đối với quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh
Trang 1LUẬT LỰA CHỌN (LEX VOLUNTATIS)
1. Nội dung Luật lựa chọn.
Theo đúng tên gọi của nó, luật lựa chọn được hiểu là các QG khi tham gia vào 1 QHPL có thể thống nhất trên nguyên tắc tự do ý chí để lựa chọn 1 hệ thống PL phù hợp để áp dụng giải quyết các tranh chấp trong quan hệ đó
Luật được lựa chọn ở đây có thể là pháp luật quốc gia của các bên kí kết hoặc pháp luật của nước thứ ba, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế
2. Phạm vi áp dụng
- Trên thực tế, pháp luật các nước thường chỉ thừa nhận quyền chọn luật của các bên đối với quan hệ hợp đồng và cũng chỉ đối với quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng chứ không phải chọn luật để điều chỉnh tất cả các quan hệ hợp đồng
Ví Dụ: K2 Điều 4 Bộ luật hàng hải 2005 “2 Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt
động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.”
- Tuy nhiên hiện nay có xu hướng mở rộng sang cả mảng quan hệ nhân thân, hôn nhân gia đình, thừa
kế Luật của Liên minh châu Âu về luật áp dụng cho các nghĩa vụ ngoài hợp đồng cũng cho phép các bên có quyền chọn luật áp
- Được hầu hết pháp luật các nước thừa nhận và áp dụng trong đó có Việt Nam
3. Hình thức áp dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quyền tự do chọn luật áp dụng của các bên trong hợp đồng được pháp luật thừa nhận và ghi nhận trong một số văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Điều 759 khoản 3; Điều 766 khoản 2; Điều 769 khoản 1 Bộ luật Dân sự; Điều 6 khoản 2 Luật thương mại; Điều 4 Bộ luật hàng hải 2005…
Việc chọn luật của các bên chỉ có hiệu lực nếu nó đáp ứng các yêu cầu của việc chọn luật: slide
Thứ nhất, các bên chỉ được chọn luật để điều chỉnh các quan hệ mà pháp luật Việt Nam cho phép
chọn luật Điều này được thể hiện trong Điều 759, khoản 3 Bộ luật dân sự: “ Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Trong điều luật này, cụm từ “nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chúng ta cần hiểu
pháp luật yêu cầu bản thân việc chọn luật không được trái với các quy định của pháp luật Việt Nam
Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể các quan hệ mà các bên có
quyền chọn luật áp dụng, các quan hệ mà các bên không được phép chọn luật áp dụng
Trang 2Theo đó, các bên chỉ được thỏa thuận chọn luật để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (theo Điều 769 khoản 1 Bộ luật dân sự), xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển (theo Điều 766 khoản 2 Bộ luật dân sự)
Tuy nhiên trong 1 số th các bên không được quyền chọn luật áp dụng Cụ thể là tại Điều 769 Bộ luật dân sự có quy định thì hợp đồng được kí kết và thực hiện hoàn toàn toàn tại Việt Nam, hợp đồng liên quan đến bất động sản tại Việt Nam bắt buộc phải tuân theo pháp luật Việt Nam mà không cho phép các bên được chọn luật
Thứ hai, việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật được chọn không được trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Ví dụ Điều 759 khoản 3 BLDS 2005 “Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”
Ngoài ra, từ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, từ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, việc chọn luật áp dụng của các bên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Các bên chỉ có quyền chọn các quy phạm thực chất trong một hệ thống pháp luật cụ thể hoặc trong các tập quán quốc tế cụ thể bởi mục đích của việc chọn luật là để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên do đó nếu các bên chọn các quy phạm xung đột thì có thể dẫn chiếu đến 1 HTPL nằm ngoài mong muốn của các bên Các bên cũng không thể chọn các quy phạm tố tụng
vì các tòa án sẽ luôn luôn áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình theo Luật tòa án Trong quá trình chọn luật nếu hai bên chỉ chọn pháp luật của một quốc gia mà không nêu rõ là chọn văn bản pháp luật cụ thể nào thì sẽ được hiểu là chọn toàn bộ các quy phạm thực chất có liên quan trong hệ thống pháp luật của quốc gia đó
- Việc chọn luật phải không nhằm mục đích trốn tránh pháp luật