Đề tài: Tiềm năng phát triển diu lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Sơn
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4
1.1 Khái quát du lịch sinh thái: 4
1.2 Tất yếu về du lịch sinh thái tại Việt Nam 7
1.3 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
1.3.1 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8
1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 11
CHƯƠNG II TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG XUÂN SƠN 14
2.1 Giới thiệu chung 14
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái: 15
2.2.1 Đa dạng sinh học 15
2.2.2 Hang động kỳ thú 17
2.2.3 Bản sắc riêng độc đáo 18
2.2 Thực trạng phát triển du lịch 19
2.1.1 Những kết quả đạt được 19
2.2.2 Những vấn đề còn hạn chế 22
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG XUÂN SƠN 25
3.1 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái 25
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái 25
3.1.2 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn 25
3.2 Dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ 33
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 2MỞ ĐẦU
Hiện nay ở Việt Nam, loại hình du lịch sinh thái phát triển khá mạnh mẽ,không chỉ thu hút các thị trường khách quốc tế mà còn nhận được sự quantâm, tham gia của thị trường khách du lịch nội địa Muốn đầu tư vào du lịchsinh thái có hiệu quả phải có cơ sở lý luận cơ bản về du lịch sinh thái, nghiêncứu mô hình cơ cấu tổ chức quản lý du lịch sinh thái, nghiên cứu các đốitượng tác động và các yêu cầu nguyên tắc để phát triển du lịch sinh tháibền vững
Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại mà cả trên lĩnh vựcmôi trường, xã hội, văn hoá du lịch sinh thái cũng đóng vai trò quantrọng Ngoài những lợi ích về kinh tế, thẩm mỹ, còn phải chú ý đến vần
đề giáo dục môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và phát triển bềnvững
Để giải đáp một phần vấn đề trên, em xin chọn đề tài :“Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn”, với mong
muốn được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cả về kinh tế, chính trị, xã hội vàmôi trường sinh thái đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm bảo vệ và pháttriển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn Với điều kiện có hạn, em xin đượcgiới hạn nội dung đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn
2.1 Giới thiệu chung
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
2.3 Thực trạng phát triển du lịch
Trang 3Chương III: Một số biện pháp tiếp tục phát triển du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn
3.1 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái
3.2 Dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ:
Em xin cảm ơn ThS Hoàng Thị Lan Hương, Khoa QTKD Du lịch vàKhách sạn, Trường đại học KTQD Hà Nội đã giúp đỡ để bài viết của emđược thành công Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 Khái quát du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ ,đang là mối quan tâm của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau Cónhiều cách đặt vấn đề về du lịch sinh thái và sự tìm kiếm đi dến sự thốngnhất bản chất , nhận thức của loại hình du lịch sinh thái vẫn đang được tiếptục trên nhiều diễn đàn quốc tế và trong nước
Theo Luật Du lịch, Điều 4, khoản 19: Du lịch sinh thái là hình thức dulịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham giacủa cộng đồng nhằm phát triển bền vững
Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô khônglớn, nhưng có tác dụng hoà nhập môi trường tự nhiên với điểm du lịch, khu
du lịch và nền văn hoá đó Chính loại hình du lịch này cũng là loại hình
du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã khẳng định đốivới các hoạt động du lịch nhằm vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của dukhách cùng người dân ở vùng có du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng v.v đồng thời chú trọng tới việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên dulịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai
Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:
- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên
- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên
mà họ đang chiêm ngưỡng
- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dânbản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khaithực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v
Trang 5Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh tháivừa đảm bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấpdẫn đối với họ, đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch,khu du lịch Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệuquả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dânthông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoáthu nhập từ du lịch.
Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịchsinh thái Loại hình du lịch này quả vẫn còn mới mẻ, mặc dù những năm1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã nêu một sốquan điểm chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp với điềukiện của sự phát triển du lịch
Một số nhà khoa học về du lịch cũng đã khẳng định các loại hình du lịch sinh thái như sau:
- Du lịch xanh, du lịch dã ngoại
- Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển
- Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản
- Du lịch môi trường
- Du lịch thám hiểm, mạo hiểm,lặn biển, thăm hang động
Từ những năm 1985-1990, đặc biệt là sau năm 1990 khoa học sinhthái được chấp nhận khá rộng rãi trên thế giới và cũng từ khoa học sinhthái trở thành một lĩnh vực khoa học có giá trị hơn nhiều nên ngành kinh tế-
xã hội có ý thức vận dụng những lý thuyết cơ bản của sinh thái học Ngành
du lịch thế giới từ sau cuộc Hội nghị về Trái đất ở Rio đe Janeiro năm 1992
đã thực sự vận dụng sinh thái học dưới nhiều mục tiêu sự phát triển bềnvững
Trang 6Việc tổ chức và điều hành loại hình du lịch sinh thái như thế nào để có thể:
- Bảo tồn môi trường tự nhiên mà du lịch đang sử dụng
- Nâng cao ý thức của du khách để họ nhận rõ đặc điểm của môitrường tự nhiên trong khi du lịch đang hoà mình vào đó
- Động viên trách nhiệm của dân cư địa phương tại khu du lịch, điểm
du lịch có trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển du lịch nhằm bảo đảm
sự phát triển bền vững của môi trường du lịch và thiết thực tạo được lợi íchlâu dài
Nói chung du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào những hìnhthức truyền thống sẵn có, nhưng có sự hoà nhập vào môi trường tự nhiên vớivăn hoá bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc điểm của môitrường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có của văn hoá từng điểm, từngvùng, khu du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tổnthất, xâm hại đối với môi trường tự nhiên và nền văn hoá sở tại Còn về quy
mô của loại hình du lịch sinh thái thì tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện,biện pháp tổ chức của nhà quản lý hoạt động du lịch, có thể dần dần từquy mô khiêm tốn để phát triển rộng rãi
Với Việt nam , một nước mới phát triển về du lịch và loại hình du lịch sinhthái hầu như còn rất mới,chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm Vấn đà đạt ralúc này mang tính cấp bách là cần phải quan tâm đến cả hai phương diện:
Một là: Thống nhất về bản chất và khái niệm của loại hình du lịch sinh thái Hai là: Tiếp cận với xu thế và nhu cầu thị trường du lịch sinh thái
trong nước và quốc tế, tiến hành xây dựng những định hướng và hoạnhđịnh chiến lược phát triển cho loại hình du lịch sinh thái ở Việt nam
Trang 7Với đặc trưng khác biệt về nguồn gốc của sản phẩm du lịch sinh thái
và tính chất bền vững của nó, trong những năm qua ở lĩnh vực hoạt động
du lịch sinh thái trên phạm vi toàn thế giới người ta đã rút ra nhiều bài họcrất có giá trị đóng góp vào lý luận và hoạt động của loại hình du lịch sinhthái
Theo đó du lịch sinh thái là loại hình du lịch đặc biệt tổng hợp cácmối quan tâm cảm giác nhiều đến môi trường thiên nhiên và tìm đếnnhững vùng thiên nhiên nhiều tiềm năng về môi trường sinh thái để cải thiệnkinh tế, phúc lợi xã hội, sức khoẻ và hưởng thụ, khám phá những cái mới,cái lạ, cái đẹp và sự trong lành của thế giới tự nhiên , tạo ra mối quan hệhữu cơ, hoà đồng giữa con người với thiên nhiên, môi trường đồng thờihành động có ý thức trách nhiệm làm cho thiên nhiên môi trường bền vững,phong phú phục vụ trở lại lợi ích của con người cả ở hiện tại và tương lai
1.2 Tất yếu về du lịch sinh thái tại Việt Nam
Phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu Du lịch sinh thái pháttriển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộngđồng Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của
xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của hệ sinhthái, với tư cách là một ngành kinh tế Bên cạnh xu thế phát triển du lịchsinh thái do nhu cậu khách quan, xu thế này còn không nằm ngoài xu thếchung về phát triển xã hội của loài người khi các giá trị tài nguyên ngày càng
bị suy thoái, khai thác cạn kiệt
Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chítuyến hơn là phía xích đạo Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ
ẩm không khí cao, mưa nhiều Việt Nam có đường bờ biển dài hơn3000km, lưng dựa vào dãy Trường Sơn Chính các điều kiện đó đã mang
Trang 8lại cho Việt Nam một hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng vàđộc đáo Kết hợp vào đó có rất nhiều nét văn hoá dân tộc đặc sắc, đậm đà.Những yếu tố đó đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc pháttriển loại hình du lịch sinh thái Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai thác pháthuy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hoá phục vụ phát triển kinh tếthông qua du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu Với tư cách là một ngànhkinh tế mũi nhọn - Du lịch trong đó có Du lịch sinh thái ngày càng khẳngđịnh vị thế của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.3 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
1.3.1 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tạicủa các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinhthái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu vàđộng thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái độngvật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nôngnghiệp ( agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu ( ecoclimate) và sinh tháinhân văn (human ecology)
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạngsinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài Đa dạng sinhthái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống,mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởngtrực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu đó làcác hệ sinh thái (eco- systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặcnhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thôngqua tại Hội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường)
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vàothiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có
Trang 9thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đadạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung Điềunày giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở cáckhu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc biệt ở các vườn quốc gia(national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh họccao và cuộc sống hoang dã Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tạicủa một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn(rural tourism) hoặc các trang trại (farm tuorism) điển hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách dulịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải làngười am hiểu cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địaphương Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả củahoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên kháckhi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểubiết này ở người hướng dẫn viên Trong nhiều trường hợp, cần thiết phảicộng tác vói người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc
đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành cónguyên tắc Các nhà điều hành du lịch truyền thống tường chỉ quan tâm đếnlợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý cáckhu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết đượcnhững giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặcvĩnh viễn mất đi Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải cóđược sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộngđồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dai
Trang 10các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sựhiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể củahoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinhthái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý
và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đếnmột địa điểm vào cùng một thời điểm
Đứng trên góc độ vật lý, “sức chứa” ở đây được hiểu là số lượng tối
đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đếnnhững tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinhhoạt của họ
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đóbắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đếnđời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực Cuộc sống bìnhthường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa màkhu du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giới hạn nàythì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý )của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khảnăng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnhhưởng đến môi trường và xã hội
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó
có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực Mặt khác, mỗikhu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ cóthể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm
Trang 11Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định “sức chứa” là quanniệm về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệttrong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nướcchâu Á và châu Âu, giữa các nước phát triển và đang phát triển ) Rõ ràng
để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của cácđịa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý Điềunày cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách hoặc thị trườngkhác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ Du lịch sinh thái khôngthể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách
Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biếtcủa khách du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinhthái về những kinh nghiêm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địathường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dàicủa ngành du lịch sinh thái Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng dukhách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họquan tâm
1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
Thị trường du lịch sinh thái hiện nay đang phát triển mạnh so với cácthi trường khác Song sự phát triển nhanh chóng này đe doạ tính bền vữngcủa du lịch sinh thái và mở rộng ra những cái có thể đóng góp cho sựphát triển bền vững Du lịch sinh thái bản thân nó bị giới hạn phạm vi, mức
độ phát triển Nó không thể tiếp nhận một số lượng lớn du khách mà khôngphải là nguyên nhân dần dần làm thay đổi dẫn đến sự phá huỷ lý do mà
nó tồn tại Vì vậy vấn đề trọng tâm trong việc phát triển du lịch sinh tháibền vững là sự kiểm soát hạn chế những nguyên tắc xử lý và thực hiện
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bềnvững Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du
Trang 12lịch Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nambắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch
Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiênkhác về mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua nhữnghướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái chứa đựng mốitác động qua lại lớn giữa con người và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thứcđược giáo dục nhằm làm cho những khách du lịch thành những người đi đầutrong việc bảo vệ môi trường Phát triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểutác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địaphương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và cần trútrọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên
Sau đây là những nguyên tắc cơ bản về du lịch sinh thái:
- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực vềmôi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môitrường tự nhiên
- Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môitrường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng chonhững nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hútkhách mà còn bên trong của nó
- Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giátrị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu
do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúngnghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môitrường cho sự thuận tiện cá nhân
Trang 13- Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đốivới địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh
tế, văn hoá, xã hội hay khoa học )
- Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúcvới môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sựhiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thểtrạng cơ thể
- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nênđòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên thamgia
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địaphương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, các hãng lữ hành và các khách dulịch (trước, trong và sau chuyến đi)
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường
sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện làrất quan trọng Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra cácnguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạtđộng
- Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập mộtkhuôn khổ quốc tế cho ngành
Trang 14CHƯƠNG II TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VQG XUÂN SƠN
2.1 Giới thiệu chung
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây Nam của huyện Tân Sơn,tỉnh Phú Thọ, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình, vàSơn La Đây là khu vực núi đá vôi có hệ sinh thái rừng điển hình của miềnBắc Năm 2002, theo QĐ số: 49/ QĐ – TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002 củaThủ tướng chính phủ, khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn đã được chuyểnhạng thành Vườn quốc gia Xuân Sơn
Vị trí địa lý:
Tọa độ địa lý:
o 21003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc
o 104051’ đến 105001’ kinh độ Đông
o Phía Bắc giáp xã Thu Cúc
o Phía Nam giáp với huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình
o Phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
o Phía Đông giáp các xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và VinhTiền
o Phía Tây Nam giáp khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh và Hồ thuỷđiện Hoà Bình
o Phía Tây Bắc giáp khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa và Hồ Thuỷđiện Sơn La
Cách Khu di tích lịch sử Đền Hùng – TP Việt Trì : 90 Km
Cánh TP Hà Nội: 120Km
Trang 15Địa hình:
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700đến 1.300 m Trong khu vực có rất nhiều hang đá kết hợp với hệ thống hangđộng, sông suối và rừng tự nhiên tạo cho VQG Xuân Sơn có cảnh quan đẹp,hùng vĩ và hấp dẫn
Diện tích
Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đódiện tích vùng lõi là 15.048 hakhu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phânkhu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hànhchính, dịch vụ: 900 ha Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duynhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha) Xuân Sơn được đánh giá
là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địahình kiến tạo tạo nên đa dạng cảnh quan
Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn là 18.639 ha, bao gồmcác xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng Sơn, TânSơn, Kim Thượng, Xuân Đài, đều cùng huyện
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái:
2.2.1 Đa dạng sinh học
VQG Xuân Sơn có hệ động thực vật phong phú bao, nhiều sinh cảnhquan độc đáo bao gồm rừng nhiệt đới vẫn mang tính nguyên sinh, phân bốtrên núi đất và núi đá vôi vùng thấp; với 7 hệ sinh thái chính: rừng trên núi đávôi; rừng trên núi đất; trảng cỏ cây bụi, tre nứa; nông nghiệp; khu dân cư;rừng trồng và hệ sinh thái các thủy vực Đặc biệt, hệ sinh thái rừng trên núi đávôi có nhiều nét độc đáo, tuy có bị tác động nhưng vẫn giữ được dáng vẻnguyên sinh, với diện tích khoảng 1.661ha
Trang 16Với độ cao tối đa so với mặt biển là 1.386m (đỉnh núi Voi), vùng núi đávôi Xuân Sơn ở độ cao dưới 700m được che phủ bởi kiểu thảm thực vật rừngkín thường xanh cây lá rộng, ẩm, nhiệt đới, cấu trúc 5 tầng, trong đó tầngvượt tán gồm những cây gỗ lớn, đường kính hàng mét, cao tới 30-35m như:sâng, trai, nghiến… Nhiều cây quý hiếm có giá trị bảo tồn và có giá trị kinh tếcao như: lát, kim giao, chò chỉ, nghiến, củ dòm Ở độ cao từ 700m trở lên, làkiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh, cây lá rộng á nhiệt đới Ngoài một
số loại thường xanh hay rụng lá thuộc các họ long não, dẻ, hồ đào v.v còngặp một số loại thuộc ngành hạt trần như dẻ tùng sọc trắng hẹp, kim giao núi
đá, thông tre lá dài Cấu trúc của kiểu rừng này có 4 tầng, không có tầng vượttán, tầng ưu thế sinh thái cao tối đa không vượt quá 25m Cả hai kiểu thảmthực vật vừa nêu hiện không có nhiều ở nước ta
Hệ thực vật ở đây thống kê được là 1.179 loài, 650 chi, 175 họ của 5ngành thực vật bậc cao, chiếm 11% tổng số loài, 28% tổng số chi và 57%tổng số họ của hệ thực vật Việt Nam Trong đó có 46 loài được ghi trongSách đỏ, Danh lục đỏ Việt Nam và Nghị định 32/CP của Chính phủ, trong đó,
14 loài thuộc nhóm EN (nguy cấp), 30 loài thuộc nhóm VU (sẽ nguy cấp), 1loài thuộc nhóm LR (ít nguy cấp) và 1 loài thuộc nhóm IIA (hạn chế khai thác
và sử dụng) Ngoài giá trị về mặt khoa học, hệ thực vật Xuân Sơn còn lànguồn tài nguyên có ý nghĩa kinh tế, trong đó có 541 loài (chiếm 44,5% tổng
số loài của hệ thực vật) là cây thuốc; 249 loài cho gỗ; 145 loài làm thức ăn; 95loài làm cây cảnh,…
Sự đa dạng của các hệ sinh thái làm nền tảng cho sự hình thành các kiểuthảm thực vật khác nhau, không chỉ tạo ra sự phong phú về thành phần loàicủa hệ thực vật mà cho cả hệ động vật vì các hệ sinh thái là nơi cư trú, cungcấp thức ăn cho các loài động vật Kết quả điều tra, khảo sát động vật cóxương sống đã thống kê được 76 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ, 241 loài chim
Trang 17thuộc 50 họ, 16 bộ; 75 loài bò sát, ếch nhái thuộc 20 họ, 5 bộ và 91 loài cáthuộc 23 họ, 7 bộ Hệ động vật có nhiều loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam(2007), Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 32/CP, trong đó thú có 29loài, chim 188 loài, bò sát ếch nhái có 22 loài và cá 5 loại Về chim hiện cómột quần thể công khoảng 30-40 cá thể Đây là quần thể công duy nhất còntồn tại ở Vườn quốc gia Xuân Sơn Ngoài ra còn có nhiều loài động vật đặchữu được ghi nhận như: vượn đen tuyền, voọc xám, vượn đen má trắng, sócbay lớn, các loài khỉ, cú lợn rừng Nhiều loài động vật có giá trị bảo tồn caonhư: hổ, báo hươu, nai, báo gấm, gấu ngựa, sơn dương, vượn đen Có 32 loàithực vật, 64 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và sách
Đỏ thế giới
Kết hợp với các hệ sinh thái nêu trên đã tạo cho VQG Xuân Sơn mộtcảnh quan đẹp hùng vĩ và hấp dẫn Có thể nói, đây là mẫu rừng nguyên sinhđộc đáo còn lại hiếm hoi của rừng miền Bắc cũng như của Việt Nam Đồngthời, đây cũng nguồn tài nguyên quý để phát triển loại hình du lịch sinh tháicủa VQG Xuân Sơn – Phú Thọ nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung Tuynhiên, để biến tiềm năng thành hiện thực, cần biết liên kết hài hòa giữa trithức với các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có
2.2.2 Hang động kỳ thú
Đáng chú ý là trong hệ thống núi đá vôi đã phát hiện được một hệ thốnghang động phong phú, đa dạng và độc đáo do thiên nhiên ban tặng, đó lànhiều hang động đẹp có nét hấp dẫn riêng và độc đáo như: hang Lun, hangLạng Tại hang Lun có nhiều nhũ thạch đẹp, hang Lạng cao trung bình tới10m, có nơi cao tới 20-30m, rộng trung bình khoảng 10 - 15m, hang này còn
có suối chảy qua với chiều dài trên 7.000m Ngoài ra, ở khu vực xóm Lấp,xóm Cỏi còn có khoảng 30 hang động khác nằm trong những núi đá thiên tạo,được tô điểm bởi các loài thực vật có hoa, có âm thanh dấu vết của các loài
Trang 18chim, thú, côn trùng hoàn toàn tạo cảm giác khám phá mới mẻ cho khách dulịch và có ý nghĩa sinh học như: hang Dơi, hang Cửa Đất, hang Lấp, hangÔng Lão, động Thử Thần Đặc biệt, động Thử Thần là một hang động có lốixuống nhỏ hẹp, thẳng đứng, chỉ đủ một người xuống nhưng khi vào trong rấtrộng, có sức chứa hàng trăm người, trong hang có nhiều nhũ thạch đẹp lộnglẫy, có nhũ thạch cao tới 10m, khi gõ tiếng kêu vang lớn như tiếng chuông vớinhiều âm thanh khác nhau, đặc biệt là các hang động này ở gần khu dân cư rất
dễ tiếp cận
2.2.3 Bản sắc riêng độc đáo
Ở Xuân Sơn, với sự ẩn chứa trong mình một vùng du lịch sinh thái cótiềm năng lớn cần được khai thác, du khách còn được khám phá những nétvăn hóa độc đáo của người Mường, người Dao là những dân tộc đại diện củavùng trung tâm Bắc bộ Với tục cạy cửa độc đáo của người Dao, thưởng thứcmón rau sắng ngọt, thịt chua, để tin sính lễ Sơn Tinh: gà chín cựa – một vậtquý của người Dao từ thượng cổ là con gia cầm có thật VQG Xuân Sơn ở độcao 1.244m, trong rừng đỗ quyên, trúc và trà my còn có cá cóc được đặc biệtcoi là quý hiếm Các nhà khoa học đang nghiên cứu nhằm tìm ra hoạt chấtkhiến nó có khả năng liền tay, chân và liền đuôi sau một thời gian bị đứt rời.VQG Xuân Sơn còn có chuối cô đơn, đây cũng lại là một loại cây lạ mớichỉ được phát hiện ở Hòa Bình và Khu bảo tồn Tà Cú, Bình Thuận Chuối côđơn, hay còn gọi là chuối bạc hà thường sống đơn độc giữa rừng già Nó trồngbằng hạt chứ không có chuối con ấp mẹ như chuối thường Cây cao tới 3m,đường kính thân chỗ to 0,60m, thon vót lên ngọn; bản lá có kích thước 0,60m
x 3m Cây thân kép, màu xanh nhạt có phủ lớp sáp trắng Rất ít khi ra hoanhưng đã ra hoa thì cực kỳ lạ: hoa chuối màu xanh cốm, rất to, đậu ít quảnhưng nhiều hạt
Trang 19Tiềm năng du lịch của VQG Xuân Sơn hết sức độc đáo, đa dạng và hấpdẫn đang rất cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành trong chínhsách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như khai thác tiềm năng du lịchnói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng
2.2 Thực trạng phát triển du lịch
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nướcnói chung và trong VQG Xuân Sơn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầucủa sự phát triển Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sảnphẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiêncứu thị trường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quantâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạngsinh học đang bị đe doạ Vì vậy nên còn phải đối mặt với nhiều khó khănthách thức và nhiều vấn đề cần được đưa ra xem xét, tìm hiểu để có hướnggiải quyết với xu thế phát triển bền vững Sự phát triển hiện nay vẫn đứngtrước những thực trạng lớn là mối quan tâm chính của các tổ chức, các nhàđầu tư và các cấp quản lý
2.1.1 Những kết quả đạt được
Để biến nguồn tiềm năng du lịch thành hiện thực phải bám sát mục tiêu
và phương hướng mà đề án phát triển du lịch đã đề ra Phát huy nội lực, ưutiên phát triển kinh tế phục vụ du lịch, từng bước đưa kinh tế phục vụ du lịchtrở thành ngành kinh tế có thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trên cơ sở phát huycác lợi thế về địa lý, tài nguyên, sản phẩm truyền thống của địa phương giúpchuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện Huy động các thành phần kinh
tế, chính trị và cộng đồng tham gia sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch dưới sựchỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp vừa thu hút nguồn lực vừagiải quyết việc làm trên địa bàn huyện