1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp và qui trình sản xuất ethanol từ phụ phẩm

18 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 279,56 KB

Nội dung

Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp giảm ô nhiễm tăng thu nhập kinh tế: làm phân bón, điện năng, thủ công nghiệp.....Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc, phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng. Những phụ phẩm này thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; chúng còn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo thêm giá trị, thu nhập cho nông dân.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN HỌC

HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

Nội dung:

ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Ngành: Khoa học Môi trường

Đồng Tháp, 02/2015

Sinh viên thực hiện:

Lê Công Bằng

Hà Thị Mỹ Ngọc Chung Thị Trà Mi

Hà Thanh Huy

Trang 2

I Giới thiệu:

1 Phụ phẩm nông nghiệp:

- Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh những sản phẩm chính, dù muốn hay không chúng ta cũng còn có những phần sản phẩm phụ khác Chẳng hạn khi trồng lúa, ngoài hạt lúa thu hoạch được, ta còn có rơm, gốc rạ; khi xay lúa, ngoài gạo, ta còn có tấm, cám, trấu, bụi,…Khi chăn nuôi gia súc, ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức kéo, ta còn có phân…

- Phụ phẩm nông nghiệp đều là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có thể đã

xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ Chúng còn có thể được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang tổng hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp

- Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trực tiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp hơn; muốn sử dụng chúng cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật khác Việc cân nhắc chi phí và lợi ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chế biến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm Sự phát triển của xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp con người sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm nông nghiệp

2 Thực trạng sử dụng phế phẩm nông nghiệp hiện nay

Với đặc điểm của một nước nông nghiệp,hằng năm lượng phế thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp là rất lớn Việc thâm canh mùa vụ đã làm gia tăng phế phụ phẩm sau thu hoạch (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô )

Bên cạnh đó, phế phẩm trong chế biến các loại cây công nghiệp, sản xuất hoa quả, thực phẩm…cũng đa dạng Với tiềm năng dồi dào như vậy, nếu biết tận dụng, tái chế như một phần phế phụ phẩm được sử dụng làm chất đốt, chất độn trong chăn nuôi, trồng nấm, làm đồ thủ công mỹ nghệ; phần khác được sử dụng cho chăn nuôi gia súc thì không những tạo thêm nhiều điều kiện việc làm cho nhiều lao động nông thôn mà còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường

Tuy nhiên, việc tận thu và tái chế cũng có khá nhiều hạn chế Nguồn phế phẩm tái chế chủ yếu tập trung ở nông thôn, nơi trực tiếp sản xuất ra những phế phẩm này trong khi đó nguồn thu mua chủ yếu chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp, thành phố hay

Trang 3

khu đông dân cư Đặc thù của sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính nhỏ lẻ, phân tán nên việc thu gom, phân loại và tái chế còn nhiều khóa khăn Các cơ sở sản xuất, chế biến chủ yếu tập trung vào dây chuyền sản xuất, ít quan tâm tới các khâu khác Do đó, những

cơ sở này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng lãng phí.Nhiều nơi còn xử lý bằng biện pháp chôn lấp, đốt bỏ, đổ xuống ao hồ

- Đơn cử như việc sử dụng phế, phụ phẩm lúa tại ĐBSCL Theo báo cáo gần đây của

Bộ NN&PTNT, với sản lượng trên 20 triệu tấn lúa/năm, mỗi năm, khu vực ĐBSCL phát sinh khoảng 20 triệu tấn rơm, 4 triệu tấn trấu và 2 triệu tấn cám Việc đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng, góp phần giảm giá thành sản phẩm gạo từ các phụ phẩm chưa được coi trọng…

3 Ảnh hưởng phụ phẩm nông nghiệp:

- Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc, phần ăn được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng Những phụ phẩm này thực sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị; chúng còn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo thêm giá trị, thu nhập cho nông dân

- Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các phế, phụ phẩm trong nông nghiệp

để sản xuất dầu sinh học, đệm lót sinh học trong chăn nuôi nhưng mới chỉ tận dụng được một số lượng nhỏ phế phẩm nông nghiệp, số lớn còn lại đang bị bỏ quên Đây chính

là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Việc xử lý không hợp lý như đốt đồng sẽ làm cấu trúc đất thay đổi Tình trạng đốt rơm rạ diễn ra phổ biến sau mùa gặt gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường

và sức khỏe người dân Theo các chuyên gia, khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người Trẻ em, người già, và người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất Việc phân hủy các phụ phẩm không đúng cách

sẽ sinh ra CH4 góp phần tạo hiệu ứng nhà kính thêm trầm trọng

- Nếu không xử lý các phụ phẩm có nguy cơ làm cây trồng bị ngộ độc hữu cơ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng Sau thu hoạch vụ đông, rạ thường để lại tại đồng ruộng trong quá trình phân hủy tạo ra khí H2S gây ngộ độc cho cây trồng, đây cùng là một trong những nguyên nhân của bệnh vàng lá và nghẽn rễ sinh lý trên cây lúa

II Các đề suất tận dụng phụ phẩm nông nghiệp:

Các nguồn sinh khối chính ở Việt Nam năm 2000

TT Sinh khối Khối lượng Năng lượng Phần trăm (%)

Trang 4

(triệu tấn) chứa đựng (GJ)

1 Rơm rạ, trấu 67,5 930,440 67,2

2 Thứ phẩm, phụ phẩm từ ngô 4,8 60,000 1,3

3 Gỗ thải từ nhà máy cưa 3,1 35,960 2,6

7 Thứ, phụ phẩm từ mía 6,5 54,800 4,0

9 Xơ và lá dừa 5,8 104,400 7,5

1 Sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Rơm, thân cây bắp, dây đậu …có thể được dùng làm thức ăn trực tiếp cho trâu, bò Hay cám, tấm từ lâu đã được dùng chế biến thức ăn chăn nuôi Ngoài ra nếu ủ rơm với urea theo tỷ lệ 4% trọng lượng hay mật rĩ đường còn làm tăng giá trị dinh dưỡng cho gia súc

- Diện tích đồng cỏ hạn chế nên gia súc nhai lại chủ yếu được chăn thả trên đất công cộng hoặc các vùng đất không thể canh tác được và được cho ăn thêm hàng ngày bằng các phụ phẩm nông nghiệp Ở nước ta phụ phẩm nông nghiệp được xem là nguồn thức ăn tiềm năng cho gia súc nhai lại Số lượng gia súc nhai lại ở nước ta còn ít so với nguồn thức ăn sẵn có và nếu những nguồn thức ăn này được sử dụng tốt thì có thể tăng gấp đôi

số lượng gia súc này mà không phải sử dụng đến nguồn thức ăn của các loài dạ dày đơn

- Rơm rạ kềnh càng hơn và chất lượng thấp hơn thân cây bắp Nếu chỉ cho ăn một mình rơm lúa thì gia súc chỉ ăn được một số lượng nhỏ Rơm lúa rất giàu Kali hòa tan nhưng thiếu Canxi (Ca) có khả năng hấp thu, vì thế gia súc được nuôi dưỡng bằng rơm lúa là chính thì cần phải bổ sung thêm nguồn Ca dễ tiêu Rơm lúa còn có thành phần lignin thấp (6-7%) nhưng thành phần Silic cao (12-16%) so với các loại phế phẩm cây trồng khác (thường có khoảng 10-12% Silic) Thành phần Silic cao là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa kém Phần thân lúa được tiêu hóa nhiều hơn lá vì thế nên gặt lúa ở mức càng thấp càng tốt Rơm rạ được ủ với 4-5% urea sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô Khả năng ăn vào của trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ (2,6 kg so với 1,6kg DM/100kg khối lượng )

2 Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp

Trang 5

- Nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp ngày nay được dùng làm nguyên liệu cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoặc công nghiệp, đem lại thêm việc làm và thu nhập cao cho xã hội; như: rơm dùng làm hài, nón, chổi rơm; bẹ chuối sứ, lục bình (bèo tây) dùng để đan đát thảm, bàn, ghế có giá trị xuất khẩu; bẹ bắp (ngô) là loại vỏ cho sợi dai, có thể dùng để xe sợi và chế tạo thảm, giỏ…;

- Từ Hội Làng nghề người khuyết tật Thanh Hóa bẹ ngô, họ làm thành những tấm thảm với kích thước 25 x 30 cm dùng trong gia đình, một trong những mặt hàng chủ lực của họ Đồng thời đây cũng là nguồn thu nhâp chủ yếu của nhóm cộng đồng này Tranh thủ lúc nông nhàn, bà con nông dân đến trụ sở của Hội lấy nguyên liệu về làm Mỗi

“quoại ngô” (từng bẹ ngô được tách nhỏ và kết lại thành một sợi dây dài khoảng 30m) người lao động được trả lương là 6000đ Như vậy một ngày với người bình thường có thể làm được 5 – 6 quoại ngô, vừa tăng thêm thu nhập vừa có việc làm ổn định Sau mỗi vụ ngô, Hội sẽ thu mua những bẹ ngô từ những gia đình trồng ngô làm nguyên liệu Những quoại ngô được kết cùng với xơ dừa, tạo thành một tấm thảm nhỏ Mỗi tấm thảm này được bán với giá 35000đ.Nguồn thu nhập này không cao nhưng tại những vùng quê, ngoài việc làm ruộng ra thì đây được cho là nguồn thu nhập đáng kể

- Bên cạnh những thàm xơ dừa bẹ ngô ra, người khuyết tật Hậu Lộc – Thanh Hóa còn biết tận dụng nguồn phế phẩm từ lúa là rơm để làm ra những sản phẩm khác như chổi rơm, dép rơm và quả trứng mỹ thuật….Hai mặt hàng là dép rơm và quả trứng mỹ thuật dùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

- Xơ dừa có rất nhiều công dụng, mùn dừa trước đây thường bị bỏ phí, gây ô nhiễm môi trường, nay đã là một nguyên liệu quí trong sản xuất đất sạch xuất khẩu cho những người trồng cây, hoa kiểng ở các đô thị trong và ngoài nước

3 Làm chất đốt, nhiên liệu

3.1 Làm chất đốt:

- Biomass là một nguồn năng lượng lưu trữ năng lượng mặt trời dưới dạng các chất hoá học thông qua quá trình quang hợp Hai quy trình lưu trữ và chuyển hóa năng lượng mặt trời vào nhiên liệu biomass được thể hiện như

trong hình dưới đây:

+ Quy trình 1: Dưới tác động của năng lượng mặt trời, nguồn CO2 và H2O tổng hợp nên glucozo thành

phần tạo nên xenlulozo hay tinh bột của cây xanh thông qua quá trình quang hợp:

6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + O2

Trang 6

+ Quy trình 2: Cây xanh chết đi được phân hủy hoặc đốt hình thành nên CO2, H2O

và bắt đầu một chu trình mới:

C6H12O6 + O2 -> 6CO2 + 6H2O + Như vậy, nguồn năng lượng biomass tồn tại trong tất cả các loài thực vật

- Theo Viện Năng lượng – Bộ Công thương, tiềm năng năng lượng biomass từ phụ phẩm ở Việt Nam như sau:

TOE là viết tắt của cụm từ "Ton of Oil Equivalent" - Tấn dầu tương đương

- Viên nén sản xuất từ biomass là chất đốt có năng lượng sinh ra cao từ 4200 ~ 4600 kcal/kg và lượng tro tàn rất nhỏ < 1 % Là sản phẩm rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ…

3.2 Sản xuất than:

Thay vì đốt bỏ hoặc thải ra môi trường những phụ phẩm của ngành nông lâm

nghiệp, đã chế biến thành sản phẩm than sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân Sản phẩm này không chỉ có giá thành rẻ còn có ưu điểm lớn về bảo vệ môi trường

Than sạch được chế biến từ thân cây ngô, hạt bông trấu, các loại rơm rạ, cỏ, lá cây, cành cây, mùn cưa Những phụ phẩm trên nghiền nhỏ, qua quá trình ép nén ở nhiệt độ cao được chế biến thành các thanh nhiên liệu Thanh nhiên liệu này có thể dùng thay thế cho củi, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí đốt tự nhiên… Từ thanh nhiên liệu đã ép được đốt trong lò carbon tạo thành sản phẩm than sạch

Than sạch có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ, khi đốt cháy nhiệt lượng tỏa ra cao gấp 50% - 70% so với nguyên liệu thông thường Trong quá trình đốt cháy không có

dư lượng, không có khói, không có sulfur dioxide và các khí độc hại khác, vì vậy rất hạn chế gây ô nhiễm môi trường Nguồn nguyên liệu cho sản xuất than sạch rất sẵn, có thể khai thác và tái tạo dễ dàng, giá thành lại rẻ

Trang 7

Đặc biệt, do có tính năng tương tự như than hoa: Cháy không khói, nhiệt độ cao,

có thể dùng đa dạng cho các loại bếp, trong đó, sản phẩm bếp hóa khí PRAIRIE than sạch

có thể dùng sưởi ấm trong mùa đông, không gây độc hại cho người sử dụng, giá thành than sạch rẻ hơn nhiều so với than hoa Đáng lưu ý, than sạch có thể được sử dụng rộng rãi trong bếp lò, lò sưởi, lò sấy và bếp khí hóa Than sạch cũng được đánh giá là một nguồn năng lượng tái tạo mới, sạch và có chi phí thấp hơn nhiều so với giá than đá, than hoa, củi, có phạm vi ứng dụng rất rộng Vì vậy, sản phẩm than sạch có triển vọng khả quan trong phát triển thị trường

3.3 Sản xuất nhiên liệu:

- Nếu đốt 1 tấn rơm rạ, người nông dân chỉ thu được một lượng tro không đáng kể

để bón ruộng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường Trong khi đó, 1 tấn rơm rạ có thể tạo ra khoảng 250kg nhiên liệu lỏng thô để sản xuất dầu sinh học…Nguồn rơm rạ sẵn có và rẻ tiền chiếm khoảng 66% trên tổng lượng phế thải nông nghiệp hầu như chưa được sử dụng hiệu quả Nếu tận dụng được nguồn rơm rạ này để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn về nhiều mặt

- Rơm rạ được thu gom và làm sạch, hong khô rồi đưa vào lò nhiệt phân Sau phản ứng nhiệt phân sẽ thu được sản phẩm ở cả ba dạng khí, lỏng và rắn Sản phẩm lỏng chiếm phần lớn, chứa dầu sinh học (bio-oil), có thể sử dụng vào nhiều lĩnh vực như sản xuất hóa chất, y dược, công nghiệp, thực phẩm hoặc làm nhiên liệu

4 Sản xuất biogas và điện năng

4.1 Sản xuất biogas:

- Phụ phẩm nông nghiệp đều là dạng dự trữ năng lượng nên có thể được dùng để sản xuất năng lượng sinh học: phân gia súc, dư thừa thực vật có thể được dùng sản xuất khí sinh học (biogas), biogas có thể dùng để đốt trực tiếp để nấu nướng hoặc làm gas đốt cho máy phát điện Các kỹ sư cơ khí đã điều chỉnh được động cơ diesel để chạy được bằng biogas, đó là thuận lợi rất tốt để kinh doanh năng lượng ở nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang có xu hướng tập trung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn chất thải từ gia súc

để sản xuất biogas và phát điện; vừa giải quyết vấn đề môi trường, vừa tăng thu nhập cho nhà chăn nuôi Năng suất sinh khí methane (CH4 ) của một số phụ phẩm nông nghiệp như sau:

Trang 8

Loại vật liệu Năng suất Methane (lít/kg) Tỷ lệ CH4 (%)

Phân gia cầm 350 - 400 58 - 65

Cây, cỏ xanh 250 - 450 55 - 62

Xác trái cây ép 300 - 450 60 - 65

Nguồn: Renjie Dong, Energy supply and environment protection in coutryside

development, 2007.

- Ngoài biogas, nước thải, chất bả từ các hầm ủ biogas còn là loại phân hữu cơ rất tốt

và an toàn cho cây trồng cũng như môi trường

4.2 Sản xuất điện năng:

Phương pháp đốt trực tiếp - Direct Combustion: là công nghệ đốt các nguyên liệu để trực tiếp tạo ra nhiệt năng Nguyên liệu đốt là rất đa dạng như gỗ, rác thải, rơm rạ, và khí sinh học Nhiệt tạo ra có thể được sử dụng để đun sôi nước, tạo ra hơi nước sử dụng cho chạy tuabin phát điện

Trang 9

Quy trình cơ bản hệ thống đốt cháy trực tiếp sinh điện từ năng lượng biomass

5 Làm phân hữu cơ

5.1 Phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt:

- Sử dụng phân bón hợp lý là cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, cải thiện độ phì nhiêu của đất Tuy nhiên khi nền nông nghiệp đi theo hướng thâm canh, tăng

vụ thì nhu cầu sử dụng phân hóa học ngày càng tăng

- Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2013 Việt Nam sử dụng trên 10,3 triệu tấn phân bón vô cơ các loại, tăng 5% so với năm 2012 và năm 2014

dự báo nhu cầu sử dụng là 11 triệu tấn Lạm dụng phân hoá học làm cho môi trường đất, nước, thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm, phân hữu cơ ít nên đất đai ngày càng bạc màu, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nông sản

- Phân hữu cơ chủ yếu được sử dụng hiện nay là phân chuồng, loại phân này nếu ủ theo phương pháp truyền thống mất thời gian từ 55 - 60 ngày, quá trình ủ gây ra mùi hôi thối khó chịu Nhiều lúc người dân bón phân tươi, chưa được xử lý các vi sinh vật có hại Thông qua con đường này đã đưa các các chủng nấm, vi sinh có hại vào đất, gây nên một

số bệnh hại cho cây trồng và ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng

- Trong lúc đó chúng ta đang để lãng phí nguồn tài nguyên quý có thể tái tạo phục

vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài phế thải chăn nuôi, thì một lượng lớn phế phụ phẩm cây trồng như thân, lá, rễ, vỏ hạt của các loại cây đậu, lạc, ngô, sắn, vừng trong đó đáng kể nhất là phế thải từ cây lúa đang để lãng phí Theo thống kê của các nhà khoa học lượng rơm, rạ thu được từ 1ha lúa là 5 đến 7 tấn/năm Bình quân lượng rơm rạ thu được từ 1ha lúa có: 51,5 kg N; 25,4 kg P2O5; 137,4 kg K2O và các nguyên tố vi lượng Ở Việt Nam nói chung hiện nay chỉ mới sử dụng khoảng 70% rơm phục vụ mục đích chăn nuôi, trồng nấm và mục đích khác; còn lại gần 100% rạ và 30% rơm chủ yếu đang bị đốt hoặc bỏ Đốt rơm, rạ gây ra sự mất gần như hoàn toàn N; 25% lượng P; 20% lượng K; 50 -60% lượng S; các nguyên tố vi lượng dễ bị rửa trôi Ngoài ra còn phát thải khí CO2 gây ảnh hưởng môi trường Việc lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng làm giảm C hữu cơ một cách đáng

kể, nếu hàm lượng C ban đầu là 3,56%, sau 10 năm canh tác 2 vụ lúa/năm, hàm lượng C chỉ còn 3,03%, sau 50 năm là 1,59% và sau 100 năm là 0,71%, vì vậy đất đai ngày càng suy giảm độ phì nhiêu

- Theo tiến sĩ Trần Đình Mấn, Viện phó Viện Công nghệ Sinh học cho rằng, nên sử dụng chế phẩm sinh học để biến rơm rạ thành phân bón tốt cho đồng ruộng Chế phẩm vi sinh học dạng bột có chứa 12 đến 15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó

Trang 10

chủ yếu là các xạ khuẩn, chủng men có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân hủy chất hữu cơ trong rác và rơm rạ.Trong chế phẩm vi sinh học còn có các vi sinh vật có thể chống chọi với một số bệnh cây trồng, và các vi sinh vật giúp cây trồng tăng trưởng tốt Về cách thức thực hiện, theo tiến sĩ Mấn, sau vụ gặt, nông dân thu gom rơm rạ vào góc ruộng, hoà chế phẩm cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ Cứ 1kg chế phẩm trộn lẫn với 1kg phân NPK, hòa tan trong nước rồi tưới vào rơm rạ 1 tấn rơm rạ cần khoảng 5 -10 cân chế phẩm, tuỳ thuộc vào thời gian nông dân muốn rơm mủn nhanh hay chậm.Sau đó, phủ túi ni-lông bình thường lên đống rơm để giữ nhiệt hoặc trát bùn phủ kín ngay trên mặt ruộng Hai mươi ngày sau, rơm, rạ sẽ được phân hủy tạo ra phân hữu cơ có thể bón ngay cho cây trồng Khi sử dụng phân hữu cơ này thì lượng phân bón hóa học sẽ giảm trên 30%, năng suất lúa tăng 10-15% so với ruộng không sử dụng, giá thành chế phẩm rất rẻ, 13.000đ-15.000đ/kg

5.2 Phân hữu cơ từ phụ phẩm chăn nuôi:

Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau:

Trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng phải ủ phân, bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bào tử của nấm, xạ khuẩn,

vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây

Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các

Ngày đăng: 09/11/2015, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w