Rau, quả là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Trang 1Họ- tên: Hoàng Thị Hoa Diễm
Lớp: 39CNSH
Bài tập
Môn trồng trọt chuyên khoa
“ Thị trường rau qua Việt Nam thuận lợi, khó khăn và triển vọng
phát triển”
I- Giới thiệu:
Rau, quả là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh ung thư, hạn chế hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ mắt khỏi bị 2 loại bệnh thoái hóa rất phổ biến, đó là đục nhân mắt và chấm đen trong mắt… đời sống càng văn minh hiện đại thì nhu cầu sử dụng rau qua trong thực đơn hàng ngày càng
cao Trong những năm gần đây, diện tích trồng rau, quả của nước ta đã tăng
lên nhanh chóng Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng Sông Hồng trở thành vùng sản xuất rau lớn nhất nước, còn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất quả chủ yếu của cả nước Tuy nhiên, ngành sản xuất và tiêu thụ rau quả cũng gặp không ít khó khăn
II- Tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả ở Việt Nam:
1- Tình hình sản xuất:
Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, 70% dân số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả khoảng 1.500.000 ha, Việt Nam có tiềm năng phát triển ổn định lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau quả khi có một chiến lược phát triển ngành tầm quốc gia
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài trên 15 vĩ độ
từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o với mùa đông lạnh ở phía Bắc và nhất là các tỉnh miền núi Do các đặc điểm đó, Việt Nam có các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây rau quả thuộc các dạng, từ quả ôn đới như mận, đào, đến quả cận nhiệt đới như vải thiều, hay quả nhiệt đới như măng cụt, sầu riêng, và các loại rau vụ đông như dưa chuột, cà chua, khoai tây Hầu hết các loại cây ăn quả được trồng hoặc xung quanh nhà với một vài cây hoặc tại các vườn cây ăn quả tập trung với qui mô nhỏ từ 0,5 ha đến 2 ha
Trang 2Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của nhà nước đã hình thành và phát triển nhiều vườn cây ăn quả có diện tích rất lớn đến vài chục ha, nhất là ở trung du - miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam
Bộ So với các cây ăn quả, thì rau chủ yếu được trồng tại vườn nhà hoặc các vườn tập trung có qui mô nhỏ hơn nhiều chỉ từ vài trăm m2 đến dưới 1 ha Trong những năm qua, diện tích rau đậu tăng khá nhanh Tính đến năm
2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt xấp xỉ 606 ngàn ha (chưa
kể diện tích trồng một số loại củ như sắn, khoai lang) Đối với rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc Điều này
là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và xúp lơ ĐBSCL
là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh Cũng trong giai đoạn 2001 - 2004, tổng sản lượng rau đậu các loại
đã tăng tương đối ổn định từ 6,8 triệu tấn lên đạt 8,9 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng 0,7 triệu tấn
Tính đến năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt 747,8 ngàn ha Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích khoảng 253 ngàn ha, chiếm hơn 35% diện tích cây ăn quả của cả nước
Sản lượng rau và một số cây ăn quả chính, 2001-2004 (ngàn tấn)[2]
2001 2002 2003 2004 Quả có múi 451.5 435.4 497.3 538
Chuối 1080.4 1097.7 1281.8 1353.8
Rau các loại 6,777 7,485 8,183 8,877
Trong các loại cây ăn quả của Việt Nam thì có 5 nhóm cây ăn quả chính, chiếm hơn 73% tổng diện tích trồng cây ăn quả của các nước, cụ thể là
vải/chôm chôm, nhãn, chuối, xoài, quả có múi và dứa Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam, nhãn thì trồng cả miền Nam và miền Bắc ĐBSCL chiếm khoảng 2/3 sản lượng cây có múi, dứa và xoài Sản xuất chuối phân tán hơn, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, Đông nam
Trang 3Bộ và ĐBSH - Xoài được trồng chủ yếu ở ĐBSCL Số liệu thống kê cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trồng cây ăn quả lớn nhất của Việt Nam Duy nhất, chỉ có vải là tập trung trồng ở đồng bằng Sông Hồng
và Đông Bắc
2- Xuất khẩu:
Diễn biến xuất khẩu rau quả tươi và chế biến của Việt Nam trong 7 năm qua (1998-2004) là tương đối phức tạp và có nhiều dấu hiệu bất ổn định Cụ thể trong giai đoạn 1998-2001, xuất khẩu rau quả đã tăng với tốc độ rất nhanh, nhưng sau đó lại có chiều hướng giảm liên tục trong hai năm 2002-2003 và chỉ có dấu hiệu phục hồi đôi chút trong năm 2004
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chế biến tăng từ 52.6 triệu USD năm 1998 đến trên 344.3 triệu USD năm 2001 với tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 87%/năm Sự tăng trưởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó chịu tác động mạnh của (i) chính sách mở rộng phát triển thương mại, (ii) sự tham gia của các thành phần, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và các tư thương, trong hoạt động xuất khẩu, (iii) các nhà nhà xuất khẩu (tư nhân hoặc nhà nước) tăng cường khả năng xác định thị trường mới và đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và
an toàn thực phẩm của các thị trường này, (iv) do tác động của các chính sách
vĩ mô như chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi và (v ) cuối cùng là do sự tăng lên trong nhu cầu nhập khẩu tiêu thụ của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
Trong năm 2001, giá trị ngoại tệ thu được từ xuất khẩu rau quả chỉ đứng thứ tư trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính sau gạo, cà phê, và lâm sản Kim ngạch xuất khẩu rau quả chiếm trên 12% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm vừa qua Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp so với các nước khác trong khu vực như Thái Lan 20,9%, Trung Quốc 22,8%, Philipin 39,6%.Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả năm 2002 lại có chiều hướng giảm xuống Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2002 chỉ đạt khoảng 221.2 triệu USD, tiếp tục giảm trong năm 2003 xuống 151 triệu USD và chỉ phục hồi đôi chút trong năm 2004 với mức kim ngạch đạt 178,8 triệu USD Nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu giảm xút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các loại quả tươi Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong mục 2 của Phần III về thương mại rau quả giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trang 4Các mặt hàng rau quả của nước ta hiện nay đã có mặt ở gần 50 nước, trong đó chủ yếu là thị trường châu Á, Tây Bắc Âu và Mỹ Tuy nhiên, số thị trường ta có kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 triệu USD trở lên còn ít chỉ có 4 thị trường gồm Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan
Số liệu thống kê gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc chiếm hơn một nửa (52%) xuất khẩu rau quả của Việt Nam Tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật, mỗi thị trường chiếm từ 5-8% xuất khẩu của Việt Nam Các nước khác chiếm dưới một phần tư (1/4) xuất khẩu của Việt Nam (xem hinh 4)
Một đặc điểm tương đối rõ ràng về sự phân đoạn thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam theo mức độ chế biến, giữa rau quả tươi/khô và rau quả chế biến Thông thường, rau quả tươi/khô/bảo quản chiếm khoảng 70-75% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm của Việt Nam, phần còn lại là rau quả đã qua chế biến (thuộc Chương 20 của Biểu thuế HS) Trung Quốc thông thường chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu rau quả chưa chế biến của Việt Nam, phần còn lại được xuất khẩu sang các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và ASEAN Trong khi đó, đa số rau quả chế biến của Việt Nam (đặc biệt là dứa hộp) lại được xuất khẩu sang các nước châu Âu và Mỹ
Xuất khẩu rau quả còn nhiều thách thức:
Sản phẩm rau quả trưng diễn trong các cuộc triển lãm ở nước ngoài với nhiều hình, sắc mới như một sự minh chứng của công cuộc đổi mới Song có
lẽ thuyết phục nhất đối với du khách bốn phương là vừa được đắm mình trong cảnh trí thiên nhiên hoang dã, vừa thả sức thưởng ngoạn cái ngọt ngào, thơm thảo của trái cây miền quê
Song, chúng ta càng tự hào về tiềm năng rau quả Việt Nam bao nhiêu, lại càng phân vân vì việc xuất khẩu chưa tương xứng với thế mạnh đó 5 năm 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ là 1.096 triệu USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng trưởng bình quân1,9%/năm trong khi xuất khẩu cả giai đoạn đó tăng bình quân 17,5%/năm Năm 2008 - năm xuất khẩu chung tăng ngoạn mục nhất của giai đoạn 2006-2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 406 triệu USD, tăng 33%
so với năm 2007, nhưng về tỷ trọng chỉ chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Năm 2009, trong đà suy giảm chung, xuất khẩu rau quả đạt 431 triệu USD, vượt năm ngoái chút đỉnh, nhưng không hoàn thành kế hoạch năm (kế hoạch năm 2009: 440 triệu USD) Điều đáng phân vân hơn là trong khi xuất khẩu còn “khiêm nhường” thì rau quả nước ngoài xâm nhập khá ồ ạt Năm 2009, nhập khẩu rau quả tới 280 triệu USD, tăng 36,2% so với năm 2008 Tiếp đến, quý I/2010 đã nhập khẩu 61 triệu USD trong khi chỉ xuất khẩu được 109 triệu USD Nếu kể cả nguồn rau quả nhập lậu có lẽ
Trang 5“cân bằng nhập - xuất” Lướt qua các sạp hàng từ đô thị lớn đến các thị trấn huyện lỵ, rau quả có xuất xứ Trung Quốc “tụ họp” thật “đông vui”
Nguyên nhân của tình hình này bắt nguồn từ sản xuất còn phân tán, những địa phương giàu tiềm năng chưa hình thành vùng sản xuất tầm cỡ Nhiều cơ
sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ nên lúng túng trong việc áp dụng công nghệ sinh học, kỹ thuật bảo quản, chế biến, quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Thường là vào vụ thu hoạch rộ không tiêu thụ kịp, giá rẻ phải bán tháo hoặc phải đổ bỏ, nhưng lại có nơi xây nhà máy không đủ nguyên liệu chế biến, thiết bị chỏng chơ
Việc xây dựng và phát triển thương hiệu tuy được quan tâm nhưng do nhiều
lý do vẫn còn chậm Trong số 53 thành viên của Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit), hiện chỉ có 15 thành viên đăng ký thương hiệu cho sản phẩm Hậu quả là 90% lượng hàng xuất khẩu phải xuất qua trung gian, mang nhãn hiệu nước ngoài Những thương hiệu hiện có chưa gây ấn tượng với các kênh phân phối, người tiêu dùng
Thị trường xuất khẩu tiếng là nhiều nhưng dung lượng đa phần còn “nông”, chủ yếu vẫn là giao hàng tươi nguyên qua biên giới phía Bắc mà đối tác này biết thế kẹt của ta là hàng khó bảo quản nên thường gây khó dễ để ép cấp, ép giá Nhìn dãy dài xe chở quả tươi chầu trực ở cửa khẩu mà xót xa Bạn hàng xuất khẩu đa phần là khách nhỏ, hợp đồng theo từng chuyến, tay trao tay Việc đi các thị trường xa, hợp đồng lớn chưa nhiều
Bước vào gia đình WTO nghĩa là đặt chân vào thị trường toàn cầu đã được
tổ chức chặt chẽ, phần lớn do hệ thống phân phối đa quốc gia khống chế, rau quả Việt Nam không dễ dàng thâm nhập vào thị trường rau quả cao cấp, đòi hỏi chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cao, cung cấp ổn định với khối lượng lớn Ngược lại, theo cam kết mở cửa thị trường, rau quả từ nhiều nền kinh tế sẽ đổ vào Việt Nam càng làm nản lòng dân miệt vườn cũng như các chủ vựa Chẳng lẽ khi đó ta lại nhập siêu… rau quả Dù sao đi nữa, việc xuất khẩu rau quả nói riêng và xuất khẩu nói chung đang đứng trước vận hội mới Kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Kinh tế Việt Nam trụ vững trong khủng hoảng đang hứa hẹn khởi sắc Các cam kết khu vực mậu dịch tự do trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác lớn bắt đầu có hiệu lực… Vì vậy, việc tìm ra giải pháp cho vấn đề rau quả Việt Nam vừa là cấp bách vừa là lâu dài Những biện pháp đó phải đồng bộ, quán triệt những giải pháp chung về phát triển xuất khẩu, phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đồng thời phải có nét đặc thù cho mặt hàng này
Phải quy hoạch thành vùng sản xuất tầm cỡ, có điều kiện áp dụng tiến bộ của công nghệ sinh học, giống phải có chứng chỉ nguồn gốc, không thuộc loại biến đổi gien, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng chu trình nông
Trang 6nghiệp an toàn GAP, đảm bảo dư lượng chất bảo vệ thực vật dưới mức cho phép… Lấy vùng sản xuất tập trung làm hạt nhân, rồi lập hệ thống vệ tinh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được tình hình
Xây dựng hệ thống bảo quản sau thu hoạch, sơ chế, chế biến bằng quy trình công nghệ hiện đại, công suất cao, cho khối lượng hàng hóa đáp ứng đơn hàng lớn, phẩm cấp đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, giá thành hợp lý để tăng sức cạnh tranh
Đổi mới chính sách thuế, tín dụng, chuyển dịch đất đai, khuyến nông…, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Phát huy nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, năng lực quản lý của các thành phần kinh tế để tích tụ thành sản xuất lớn, kể cả thu hút đầu tư nước ngoài vào việc trồng, chăm sóc, chế biến, bao tiêu sản phẩm, trong khuôn khổ diện tích đã quy vùng
Tăng cường nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xúc tiến ký hợp đồng, bản ghi nhớ Tiếp cận hệ thống siêu thị, các kênh phân phối của nước ngoài, liên kết với Việt kiều làm đầu mối xuất khẩu Hỗ trợ các trung tâm rau quả ở các vùng trái cây trọng điểm Chấn chỉnh các Trung tâm kiểm định chưa đảm bảo yêu cầu Đàm phán với các đối tác lớn ký các hiệp định song phương về kiểm dịch thực vật và Hiệp định công nhận lẫn nhau kết quả kiểm định
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại Mở các hội chợ chuyên đề về rau, hoa, trái cây ở trong nước và tham gia triển lãm ở nước ngoài Để tạo điểm nhấn cho các rau quả đặc sản có sản lượng lớn, có thể lồng ghép mục tiêu phát triển vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm Động viên và tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp tham gia vào Chương trình thương hiệu quốc gia Mời chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu Trong các hoạt động này, Vinafruit cần phát huy vai trò là mái nhà chung, hội tụ mọi tâm huyết với cây trái nước nhà
Phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch tổ chức nhiều tour du lịch sinh thái, qua xuất khẩu trái cây tại chỗ sẽ gợi mở cơ hội hợp tác đầu tư với các du khách
là nhà kinh doanh để mở rộng đường ra cho rau quả Việt Nam
Hơn lúc nào hết, 4 nhà: Nhà nông, nhà kinh doanh, Nhà nước, nhà khoa học cần chụm đầu mổ xẻ tồn tại, tìm đúng căn nguyên, nảy nở sáng kiến, gắn kết quyết tâm, đề xuất giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi mới cho rau quả nói riêng và nông, lâm, thủy sản nói chung