1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn mẫu Sang thu

31 2,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 248,5 KB

Nội dung

Sau “hương ổi” và “gió se”, nhà thơ nói đến “sương thu”.Cũng không phải là “Sương thu lạnh….Khói thu xây thành” trong Cảm thu-Tiển thu của Tản Đà ; Củng chẳng phải là giọt sương lạnh và

Trang 1

SANG THU- KHÚC GIAO MÙA CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH

Bài thuyết trình văn học( Sưu tẩm )

Mùa thu là mùa đẹp nhất , đáng yêu nhất Với nắng vàng tươi ,với sắc trời xanh biếc và những làn gió heo mâynhẹ thổi …mùa thu đã đem đến cho lòng người bao nỗi xốn xang.Nhiều thi sĩ xưa nay đã nói thật hay thật đẹp

về mùa thu

Đó là Nguyễn Du với :

Long lamh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Là Nguyễn Khuyến với :

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần truc lơ phơ gió hắt hiu

Và Lưu Trọng Lư:

Em không nghe mùa thu

Lá thu rơi xào xạc

Con nai vàng ngơ ngát

Trang 2

Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc Ông đã từng nhập ngũ vào binh chủng Tăng- Thiết Giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên truyền của quân đội Từ năm 2000 Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

Hữu Thỉnh rất gắn bó với nông thôn Ông có nhiều bài thơ hay về mùa thu , về con người và cuộc sống

có tình lại có chiều sâu suy nghĩ

Bài thơ gồm có 3 khổ thơ, mỗi khổ thơ 4 câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu mới về , thu chợt đến

Trên hàng cây đứng tuổi

Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ, một phát hiện dường như không hề được chuẩn bị trước

Nó đến khá đột ngột và đã được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả các giác quan:

Trang 3

Bổng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngỏ

Hình như thu đã về

Sự độc đáo bắt đầu từ hương thu:

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là “ sắc mơ phai” của lá được “dệt” nên giữa muôn ngàn cây Đây mùa thu tới , mùa thu tới

Với sắc mơ phai dệt lá vàng

Tới Nguyễn Đình Thi hương vị quê hương trong mùa thu là hương cốm mới:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới.

Còn với Hữu Thỉnh , cái tín hiệu báo mùa thu đang tới , mùa thu chớm về là hương ổi chín thơm lựng nơi

vườn quê Cái hương thơm nồng nàn ấy , thân thuộc ấy đang phả vào trong giáo se “Ngọn gió thu lạnh khô khan se sắt ”.Phả nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành từng luồng Từ phả thật có hồn Nó gợi ra hương thơm

như sánh lại, nó đem đến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng khươm, về hương thơm lựng, thơm ngát tỏa ra từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ đầu thu.Hương ổi tỏa ra nồng nàn nhưphả vào cảnh vật được gió thu mang đi làm ngây ngất hồn người

Có thể nói hương ổi là một tứ thơ mới đậm đà màu sắc dân dã , là một tín hiệu độc đáo thể hiện bút pháp nghệ thuật của Hữu Thỉnh

Chử “Bổng” trong câu thơ diễn tả sự ngạc nhiên, niềm vui bất ngờ chợt đến, mới cảm nhận được, mới phát hiện ra

Sau “hương ổi” và “gió se”, nhà thơ nói đến “sương thu”.Cũng không phải là “Sương thu lạnh….Khói thu xây thành” trong Cảm thu-Tiển thu của Tản Đà ; Củng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn trong những ngày xa xưa “Cành cây sương đượm , tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm) mà là một sương

thu chứa đầy tâm trạng :

Sương chùng chình qua ngỏ

Hình như thu đã về

Sương thu đã được nhân hóa, diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu đã về Sương ngập ngừng vấn

vương chờ đợi… Một chút gì bâng khuâng Nhìn thấy sương trắng nhạt phủ mờ ngỏ trúc “Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt” nhà thơ cảm thấy như “thu đã về” Hai chử hình như là phỏng đoán nữa tin nữa ngờ một

nét thu mơ hồ vùa chợt phát hiện và cảm nhận Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khoắc

chớm thu không chỉ băng khứu giác ( nhận ra hương ổi) , không chỉ bằng xúc giác ( gió se) bằng thị giác

Trang 4

(Sương chùng chình qua ngỏ) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn Bâng khuâng, rạo

rực,rung động và xôn xao Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế đầy chất thơ

Không gian nghệ thuật của bức tranh sang thu được mở rộng ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nữa mình sang thu.

Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương ổi) từ mờ ảo(sương chùng chình) từ nhỏ hẹp(ngõ) chuyển sang những nét hữu hình cụ thể (sông,chim, mây) với một không gian vừa dài vừa rộng vừa cao vời, người đọc

thích thú với cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ và tuyệt đẹp như trong thơ cổ điển

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ.Sông êm ả dềnh dàng,

sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như đang ngẫm nghĩ, suy tư “Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ” (Tức cảnh chiều thu-Bà Huyện Thanh Quan) Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã Đó là

những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa từ phương bắc xa xôi bay về phương nam

Hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét Từ “vội vã” đối rất đẹp với

sự “dềnh dàng” Từ “bắt đầu” củng rất độc đáo ở đây.Bắt đầu vội vã thôi chứ chưa phải là đang vội vã.Phải tinh tế lắm mới nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay cũng như Huy Cận phải tinh tế lắm mới

nhận thấy”trọng lượng” trong bóng chiều rơi xuống cánh chim làm nó chao nghiêng

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Trong số đàn chim bay vội vã ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyến Khuyến đã nói đến trong Thu Vịnh

Một tiếng trên không ngỗng nước nào

Dòng sông , cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa Bức tranh thu trở nên hữu tình , chứa chan thi vị

Đặc sắc nhất, độc đáo nhất trong khổ thơ là hình ảnh :

Có đám mây mùa hạ

Vắt nữa mình sanh thu

Trang 5

thể hiện nét riêng thời điểm giao mùa từ hạ sang thu Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như lang thang, lơ lững, bồng bềnh, nhẹ trôi mà lại dùng chử “vắt” Chử vắt rất thần tình gợi tả mây mỏng, làn mây nhẹ trôi, mây

như dãi lụa treo lơ lững giữa bầu trời

Mây trời môt dãi trắng phau.

Vắt ngang sườn núi ….chiều thu ngập ngừng.

Lê Thu An

Mây như kéo dài ra, vắt lên đặt ngang trên bầu trời, buông thỏng xuống, một nữa đang còn là mùa hạ, nữa đã nghiêng về mùa thu Hình ảnh mây là thực nhưng cái ranh giới mùa là hư Nó chỉ là sản phấm của trí tượng lạ lùng của nhà thơ Bầu trời nữa thu Đám mây mùa hạ dang nhuốm sắc thu Đến một lúc nào đó nó bổng ngỡ

ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu trời thu trọn vẹn trở thành “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”như mây

thu trong thơ Nguyễn Khuyến.Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ

và dùng từ rất sáng tạo Có thể nói đó là câu thơ có hình ảnh đẹp nhất , đắc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu

Nếu hai khổ thơ đầu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận thì khổ thơ thứ ba đem đến cho bài

thơ một vẽ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý “sang thu” của hồn người chưa thật rỏ ở hai khổ thơ trên.

Trong khổ thơ này, mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng , đang lắng lại trong cảm xúc

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Vẫn là nắng, mưa, sấm , chớp, bão giông như mùa hạ nhưng mức độ đã khác Nắng nhạt dần chứ không còn chói chang dữ dội gay gắt Đã bớt đi những trận mưa rào , mưa giông, ầm ầm ào ạt và hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm đùng đoàng vang rền nữa Những hiện tượng của thiên nhiên trong thời

điểm giao mùa, mùa hạ-mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế Các từ ngữ “Vẫn còn”, “đã vơi dần” “cũng bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật của thiên nhiên buổi đầu thu.

Đặc sắc nhất ở khổ thơ là hai câu thơ cuối:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Sấm và hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài thơ.Nắng, mưa, sấm không chỉ

là những biến động của thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thử thách khó khăn trong

cuộc sống “Hàng cây đứng tuổi” là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trãi được tôi luyện trong nhiều gian

khổ khó khăn

Trang 6

Từ hinh ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: Con người đã đứng tuổi , đã từng trãi thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời Hai câu thơ không chỉ còn tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về cuộc sống về con người.

Mùa thu quê hương thời nào cũng mộng cũng đẹp , nhất là mùa thu cách mạng, mùa thu thanh bình Sang thu là một bức tranh thu hữu tình thơ mộng, tả ít mà gợi nhiều.Từ ngữ tinh xác , chọn lọc, hình ảnh đẹp

và gợi cảm Mỗi câu thơ như một nét vẽ tinh vi sống động và nên thơ mở ra một không gian nghệ thuật buổi đầu thu với bao cảm mến nồng hậu Ta cảm thấy mùa thu đang nhẹ bước cùng cảnh vật đem đến nhiều mang mác bâng khuâng và rạo rực lòng người

Thật độc đáo thay! Phút giao mùa của sang thu

Đề bài : Đặt mình là nhân vật người cha trong bài thơ “ Nói với con” của Y Phương,

em hãy sọan một bài ngắn nói về cảm xúc,suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con

Bài làm

Gửi người cha vùng cao

Trang 7

Cha Y Phương yêu kính !

Nhận được lời nhắn gửi của cha qua bức thư “ Nói với con”, chẳng hiểu sao bao kí

ức tuổi thơ bỗng ào ạt trở về như cơn mưa đầu mùa tưới mát tâm hồn con Con biết, tình cha yêu con như lá của cây rừng, như sự mát lành của con suối trong thung Cái bụng con no là nhờ cha nuôi nấng, cái đầu con tỏ là là công cha dỗ dành, chỉ bảo Cha ơi, sức con khoẻ lắm, óc con tinh lắm, nhất định con

sẽ làm quê hương mình giàu đẹp hơn Con nhớ mãi những ngày chập chững biết đi được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ,buôn làng Được cha chỉ bảo từ

những điều nhỏ nhất là phải biết ơn rừng núi đã “ Cho hoa” con đường cho ta “ tấm lòng Bài học rừng thì che chở, con đường thì mở lối con mãi không quên

Con thấy yêu thiên nhiên nhiều hơn qua những gì cha dạy, có lẽ thiên nhiên là gia đình của ta từ lâu lắm rồi cha nhỉ ? Được sống trong vòng tay của cha mẹ, núi rừng, cuộc đời con thật chẳng gì hạnh phúc bằng Ở vùng đất gian khổ này người bản ta không chịu khuất phục cái nghèo cái đói mà vẫn cần cù làm việc trong cái nắng như thiêu như đốt trên nương rẫy Con thương yêu , cảm phục “

Người đồng mình” lắm cha à !Cha đã truyền cho con sức mạnh vô bờ bến khiến

con biết thương, biết giận và vì thế con càng thấm thía tình cha hơn Cha yên tâm, con sẽ san bằng những mỏm đá gập ghềnh để bản ta đẹp hơn Quê mình còn nghèo đói, khó khăn nhưng nhất quyết con sẽ không cúi đầu mà con sẽ tự

hào, kiêu hãnh ngẩng cao đầu để “ kê cao quê hương” Con sẽ làm được vì có

sức, có tâm và hơn cả là có cha luôn yêu thương, dõi từng bước con đi Cha ơi, chẳng biết tự bao giờ con đã yêu mảnh đất vùng cao đầy nắng này đến thế Có lẽ con yêu bởi sự thô sơ mộc mạc của nó, và yêu bởi đó có cha Con thầm cảm ơn cuộc sống đã cho con được làm con của cha Cha biết không, nhất định con sẽ khắc ghi những lời cha dạy đến suốt cuộc đời và khắc ghi cả

sự giàu có trong tâm hồn người bản ta nữa phải không cha ?

Con gái của cha

Nguyễn Thị Thanh HuyềnLớp 9A – THCS Thanh Thuỷ - Phú Thọ

Thuyết trình văn học bài "Chiếc lược ngà"

Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự

hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục

Trang 8

sáng tác văn học Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”… Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu” được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt

là kịch bản phim nổi tiếng “Một thời để nhớ một thời để yêu” Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam

Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy

ở văn của Nguyễn Quang Sáng Đoạn trích SGK đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao

cả thiêng liêng về tình phụ tử

“Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con Bé Thu - con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn,

bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba! ” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!” Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.

Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha! Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến

và những ấn tượng sâu sắc.

Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người

vợ và đứa con thân yêu Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng ?’’ Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và má Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẳng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước găp bố.

Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực Anh Sáu được nghỉ phép Ngày về thăm con, trên xuồng

mà anh Sáu cứ nôn nao cả người Anh đang nghĩ tới đứa con, nghĩ tới giây phút hai cha con gặp nhau như thế nào Những điều ấy choáng hết tâm trí khiến anh không còn biết mình đang ngồi trên xuồng với người bạn Khi xuồng vừa cập bến, anh Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ Người bạn đi cùng cũng rất hiểu anh nên không hề trách Tôi không thể quên được giây phút vô cùng thiêng liêng và trọng đại của anh Sáu, là giây phút người cha mong chờ đứa con sẽ chạy tới ôm xiết lấy mình, là bước trở về sau bao xa cách…

Hẳn vì quá xúc động nên lúc ấy anh Sáu đã có những cử chỉ mà ngay cả người bạn của anh cũng không ngờ tới “giọng anh tập bập run run”, anh dang hai tay chờ đó con và sải những bước dài đến gần con Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng anh nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “má…má” và bỏ chạy Tại sao Thu lại có những hành động như vậy ? Nó yêu ba nó lắm cơ mà ? Nó mong ba về từng ngày từng giờ Vậy mà tất cả đều lật ngược với nó Ba nó thật đây, sao nó không nhận ? Hành động của con bé

Trang 9

khiến anh sững sờ Bao yêu thương, mong chờ mà anh dồn nén bấy lâu dường như tan biến hết chỉ còn lại trong anh là nỗi đau khổ vô bờ.

Nỗi đau ấy còn dày vò anh trong suốt ba ngày ở nhà Ba ngày ở nhà anh Sáu không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn ở nhà chơi với con Anh muốn dùng lời nói, hành động của mình để bù đắp những mất mát

về tình cảm cho con bé Dường như anh muốn bằng những cử chỉ và lời nói yêu thương tràn đầy âu yếm, anh sẽ xoa dịu đi những nghi ngờ, xoá tan những lạnh lùng của con bé đối với anh Anh muốn ôm con mà nói rằng: “Ba yêu con nhiều lắm Thu à!” và có lẽ chắc anh cũng mong đứa con gái của mình có thể chạy

sà vào lòng mà rằng “Con cũng yêu bố nhiều lắm ạ!” thế nhưng không… những gì anh từng mơ ước, từng suy nghĩ, giờ chỉ như giấc mơ không thật bởi chính thái độ của Thu đối với ba nó Khi mẹ bảo nó gọi

bố vào ăn cơm thì con bé đã nói trổng: “Vô ăn cơm!” Câu nói của con bé như đánh vào tâm can anh, nhưng anh vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm.” Thế nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi ba, đã vậy còn bực dọc nói mấy câu “Cơm chín rồi!” và “Con kêu rồi mà người ta không nghe” Đến lúc này anh chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.” Tôi thoáng nghĩ đến cảm xúc lúc này và những câu hỏi xoay quanh anh Tại sao thế nhỉ? Thu làm vậy là sao? Ba nó sao nó không chịu nhận? Nhìn nó tôi như có cảm giác nó cự nự, quyết không chịu gọi ba Thái độ này thật không đúng với tình cha con xa cách bấy lâu, hay con bé đang giận ba vẩn vơ gì đó chăng?

Cao trào của câu chuyện càng nâng cao khi nồi cơm sôi, một mình nó bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước, nó đã phải cầu cứu đến người lớn Tình thế khiến người đọc ngỡ rằng nó sẽ phải thua không thể

“chiến tranh lạnh” được nữa – nó buộc phải gọi ba để giúp đỡ Nhưng nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng

mà ba nó mong! Chỉ cần nói lên cái tiếng ba ấy thế thôi, là nó sẽ thoát khỏi thế bí Nhưng quyết không!

Nó vẫn hành động theo sự bướng bỉnh tự mình làm lấy một công việc nguy hiểm và quá sức! Nghĩa là nó không chịu nhượng bộ, không chịu thua cuộc Điều ấy làm cho người cha, người bạn của cha và cả người đọc phải đau lòng Còn gì đau khổ bằng người cha giàu lòng thương yêu con mà lại bị chính đứa con ấy chối bỏ!

Dưòng như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông Tất cả cũng chỉ là do anh quá yêu thương con Có thể coi việc bé Thu hết cái trứng ra khỏi chén như một ngoài nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay anh dồn nén và chất chứa trong lòng.

Nhưng khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng : Chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý Chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha Đơn giản vì lúc bấy giờ trong trí nhớ thơ ngây của Thu thì cha em đẹp lắm Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt Đấy là điều đau khổ vậy mà nó không hiểu, lại xa lánh khiến cha đau khổ thêm Cô bé không tin, thậm chí còn ngờ vực, điều đó chứng tỏ cô bé không dễ tin người Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé vẫn chưa gọi Nó không đơn thuần là

sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường Đây chính là cái mầm sâu kín sau này làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng Đến khi được bà ngoại giảng giải về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây Đã vỡ lẽ thì tình yêu ba nhân lên gấp bội nhưng … đã muộn rồi Song đến giây phút cuối cùng, trước khi anh Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên Lúc ra đi, chân anh ngập ngừng không muốn bứơc Hẳn rằng anh Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại giẫy đạp và bỏ chạy nên anh chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu Trong ánh mắt của anh, chất chứa bao yêu thưong mà anh muốn trao gởi tới con “Thôi ba đi nghe con” Phải chi bé Thu hiểu được ánh mắt của ba nó, hiểu được tâm trạng của ba nó lúc này nhỉ? Rồi bỗng nó chạy đến kêu thất thanh “Ba…a….a…ba!” Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải Đó cũng là cái tiếng

ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại Người cha không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng, vì thương yêu và vì cả sự éo le của tình cảm nữa Cùng

Trang 10

với cử chỉ “vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy

cổ ba nó, làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên” “Vừa ôm chặt lấy cổ ba, nó vừa nói trong tiếng khóc “Ba… ba…không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con” Nó ôm hôn anh Sáu và “hôn cả vết thẹo dài trên má của ba”, biểu hiện một tình yêu ruột thịt nồng nàn của đứa con đối với ba Và khi nghe anh Sáu nói “Ba đi rồi ba

về với con”, cô bé hét lên “không”, rồi hai tay xiết chặt cổ, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run! Chắc cô bé khóc Phải chăng lúc ấy Thu thật sự thấy xót xa, ân hận về lỗi lầm của mình, thật sự thấy xót thương người cha đau khổ? Nó mếu máo “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…” Tất

cả lời nói thể hiện rõ tính cách của một cô bé bồng bột thơ ngây và chứng tỏ lòng yêu thương vô bờ của em đối với ba Thật sâu sắc và cao đẹp biết bao Có lẽ lúc này bé Thu đã trở thành một nguời lớn thực sự Tất

cả sự dỗi hờn của bé Thu lúc này đều chuyển thành lòng yêu thương sâu sắc ba nó Trong cái ương ngạch, bướng bỉnh, trong cái giận dỗi và cả sự hối hận của Thu, ta vẫn thấy bé thật thơ ngây, thật đáng yêu Về phần anh Sáu hạnh phúc đến với anh quá đột ngột khiến cổ anh nghẹn lại Không kìm được xúc động, anh Sáu đã khóc Giọt nước mắt của anh là giọt nước mắt của vui sướng, hạnh phúc Và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con…Thế là con bé đã gọi anh bằng ba Ai có thể ngờ được một người lính đã dày đạn nơi chiến trường và quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng mềm yểu trong tình cảm cha con Sau bao năm tháng mong chờ, đau khổ, anh Sáu đã được đón nhận một niềm vui vô bờ Bây giờ anh có thể ra đi với một yên tâm lớn rằng ở quê nhà có một đứa con gái thân yêu liôn chờ đợi anh, từng giây từng phút mong anh quay về Tình cảm của anh Sáu dành cho bé thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược nhà cho con gái “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”,

đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt Nhưng đối với người cha

ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng Anh bật dậy như bỗng loé lên một sáng kiến lớn: làm lược cho con bằng ngà voi Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, anh không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn

Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quí hiếm - chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý gí ấy Và anh không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra Anh sẽ đặt và trong đấy tất cả tình cha con của mình Kiếm được ngà voi, mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà” Vậy đấy, khi người

ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình Rồi anh “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc ”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Anh thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt” Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao!

Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha - người cha thứ hai của cô bé Thu.

Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật cũng đã đành một lẽ còn người chết cũng phải chết bí mật nữa Mộ của anh không thể đắp cao lên được, vì tìm thấy mồ mã bọn chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết, cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy Bác Ba bạn của anh đã lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ Sống như thế

và chết như thế hỏi vậy làm sao mà chịu được Chúng ta buộc phải cầm súng Và bé Thu không còn là cô

bé ngày xưa nữa mà là một cô giao liên thông minh, quả cảm Thu đi theo con đường mà ba cô đã chọn Thu đi để trả thù cho quê hương, cho cha mình đã bị bọn giặc giết hại.

Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện vè hai cha con anh sẽ còn sống mãi Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu Truyện dẫn người đọc dõi theo

Trang 11

số phận và lòng quả cảm, dõi theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai cuộc chiến tranh Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây Đây là minh chứng đối với chúng ta “cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập đến là người đã khuất, là tổ ấm gia đình không còn tồn tại trọn vẹn trong thực tại Đó là tội

ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta Song cái được mà chúng ta nhìn thấy là không có sự bi luỵ xaỷ ra, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô

bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộc đời con người có ít nhiều mất mát xich lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng.

Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về “Chiếc lược ngà” với lời nói cuối cùng của ông - giọng trầm ấm khoan thai - cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích Truyện cổ tích hiện đại đó đã thành công trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật và giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía truyền cảm Ông Ba - người kể chuyện – hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Phải là người từng trải sống hết mình vì công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàu tình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị và cảm động như vậy Đồng thời truyện đã làm sống lại quãng thời gian giữ nước để thông qua đó tác giả muốn người đọc phải suy nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rẳng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!

ST

BÀI THƠ "ÁNH TRĂNG" CỦA NGUYỄN DUY

Đề bài: Suy nghĩ của em về vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Trăng- Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh Nó như hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người

Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên nhiên, đất trời ban tặng Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng không những là hình ảnh của quê hương mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ, là quá khứ nghĩa tình, chan chứa yêu thương, là một quan toà lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ

“Hồi nhỏ sống với đồng/ Với sông rồi với bể/ Hồi chiến tranh ở rừng/ Vầng trăng thành tri kỷ” Tuổi thơ tác giả được gắn bó với “vầng trăng”, “với đồng”, “với sông” rồi “với bể” Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam Đến lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính Tình cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp thành hai “tri kỷ” Một tình bạn thật đẹp, thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính: “Ngỡ không bao giờ quên/ Cái vầng trăng tình nghĩa”

Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê thanh bình của tuổi thơ về với

Trang 12

thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt: “Từ hồi về thành phố/ Quen ánh điện đi qua ngõ/ Vầng trăng đi qua ngõ/ Như người dưng qua đường” Những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường cùng “vầng trăng” đã đi vào dĩ vãng Người lính năm xưa đã vô tình lãng quên quá khứ, quên người bạn “tri kỷ” của mình Dẫu bạn- đồng chí, có đi ngang qua ngõ thì cũng chỉ là một thoáng lướt qua Một phần

vô tâm của con người đã lấn át lí trí người lính Nhưng trong một hoàn cảnh đặc biệt “Đèn điện tắt”, người lính phải giật mình sững sờ: “Đột ngột vầng trăng tròn” “Vầng trăng” lại tìm đến và đối mặt với người lính Người bạn năm xưa đã tìm đến, bạn ư? Bao lâu nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, “đột ngột”- một sự xuất hiện không dự báo trước “Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình/ Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”

Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung

“Trăng cứ tròn vành vạnh” Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức một hồn người Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối

Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm

Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi

sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng

để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp Đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương

sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai

Đề bài: Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

Bài làm:

“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” (trích Quê hương- Đỗ Trung Quân) Quê hương vốn rất gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đổi thiêng liêng trong tình cảm mỗi người Việt Nam Muôn ngàn tình cảm của con người sẽ hội tụ trong tình yêu quê hương đất nước Bởi thế, quê hương đã trở thành đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam Truyện ngắn

“Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm tiêu biểu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả Truyện là tình quê của Nhĩ – nhân vật chính của truyện, một tình yêu quê hương, đất nước vẻ mới lạ trong vănhọc Việt Nam

“Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu Nhĩ - một người từng điđến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình

Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao Nhĩ đưamắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứngắm hoài một cách say mê Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng ra’ Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm… Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?” Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời Khôngphải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công

Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nàobằng Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương

Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên

Trang 13

mặc áo vá Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.

Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết

lý Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được Và hai tình huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận

“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân Đến lúc Nhĩ nhận

ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”,

“chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đờimỗi con người Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khátvọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời

ST

MỘT CÁCH TIẾP NHẬN ĐOẠN TRÍCH " CHIẾC LƯỢC NGÀ"

Đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng trước đây được trích học trong chương trình lớp 7 (trước khi thay sách) nay được trích học trong chương trình lớp 9 Chứng tỏ tác phẩm mang tính nghệ thuật vàtính nhân văn khá sâu sắc

Chi tiết "mở nút" làm cho đoạn trích "Chiếc lược ngà" trở nên hay nhất và cảm động nhất là cảnh anh Sáu từ giã bé Thu, con gái của mình để ra chiến trường

Đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng trước đây được trích học trong chương trình lớp 7 (trước khi thay sách) nay được trích học trong chương trình lớp 9 Chứng tỏ tác phẩm mang tính nghệ thuật vàtính nhân văn khá sâu sắc

Chi tiết "mở nút" làm cho đoạn trích "Chiếc lược ngà" trở nên hay nhất và cảm động nhất là cảnh anh Sáu từ

Trang 14

giã bé Thu, con gái của mình để ra chiến trường.

Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau hơn 8 năm xa cách chắc sẽ dạt dào xúc động Nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra anh Sáu là cha của mình, chỉ vì vết sẹo trên gương mặt của anh khác với bức ảnh anh chụp trước đây Đến lúc em nhận ra đó là cha của mình và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì cũng là lúc anh Sáu phải rađi

Nói sao hết tâm trạng hụt hẫng, đáng thương của anh Sáu trước thái độ ứng xử đầy ngờ vực, lạnh nhạt có phầnbướng bỉnh, ương ngạnh của bé Thu, khi anh Sáu từ chiến trường trở về thăm con, cũng là lần cuối cùng anh gặp con

Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo: "Thì má cứ kêu đi!" Má nó dọa đánh thì nó lại nói trổng:

"Vô ăn cơm! Cơm chín rồi", "Con kêu rồi mà người ta không nghe" Một lần nó đang luýnh quýnh với nồi cơm đang sôi Trước mặt anh Sáu bé Thu cũng chỉ nói: "Cơm sôi rồi, chắc nước dùm cái!" Rồi trong một bữa cơm có đông đủ mọi người, anh Sáu gắp cái trứng cá to vàng để vào chén của bé Thu Nó lấy đũi soi vào chén rồi sau đó hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm Anh càng muốn gần con, được vỗ về con thì bé Thu càng xa lánh, càng lạnh nhạt Anh Sáu càng khao khát nghe một tiếng ba của bé Thu Nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi Những cử chỉ ấy của bé Thu chẳng khác gì như muối xát vào lòng anh Sáu

Khi anh Sáu chuẩn bị lên đường, kết thúc những ngày về thăm nhà ngắn ngủi, bé Thu bỗng kêu thét lên:

"Ba a a ba" Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa

Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ trong đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nóitrong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Bé Thu hôn ba nó cùng khắp Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài bên má của ba nó mà trước đây nó vốn sợ sệt

Tiếng gọi và cử chỉ của bé Thu đối với anh Sáu lúc chia tay là biểu hiện của sự hối tiếc, mong được tha thứ, là nỗi vui mừng, là tình cảm dạt dào của tình phụ tử

Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt Anh Sáu thực sự đang sống trong buồn vui lẫn lộn Anh buồn vì trong những ngày về thăm nhà, bé Thu không gọi anh bằng ba, buồn vì anh lỡ đánh vào mông nó,buồn vì sắp phải xa con Nhưng không có gì vui và hạnh phúc hơn khi bé Thu gọi anh bằng tiếng "ba" thắm thiết đầy xúc động Những giọt nước mắt của anh Sáu cũng có thể giải thích nguyên nhân vì sao khi các hoa hậu, nghệ sĩ, vận động viên đăng quang, chúng ta thường thấy những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má của họ

Những giọt nước mắt của hai cha con lúc chia tay đã nói lên tất cả Phải chăng đó là niềm hạnh phúc, là tình phụ tử thiêng liêng và cũng là bi kịch thường thấy trong những năm tháng chiến tranh?

Nhưng trước sau bé Thu vẫn là một đứa bé rất Nam Bộ với tất cả những nét hồn nhiên thơ ngây, có cá tính mạnh mẽ, biết xúc động, giàu lòng thương yêu Điều này cũng có thể lý giải vì sao sau này lớn lên Thu đã nhanh chóng trở thành một cô gái giao liên gan dạ, dũng cảm, mưu trí trước kẻ thù

Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng thể hiện diễn biến nội tâm của hai cha con hết sức kịch tính Điều đó phải chăng một phần là nhờ nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tuyệt vời của nhà văn, khắc họa qua hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật !

Lê Bé

Trang 15

(GV Trường THCS Quang Trung - Quy Nhơn)

Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du trong : " Truyện Kiều "

Bút pháp của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút trong đó nghệ thuật tả cảnh tả tình được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời" Xin giới thiệu bài viết của nhà phê bình Trần Ngọc về Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch

sử văn học nước ta Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt: tư tưởng, triết lý, luân lý, tâm lý và văn chương

Truyện Kiều vì thế đã trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta: từ các bậc cao sang quyền quý, trí thức khoa bảng, văn nhân thi sĩ, cho đến những người bình dân ít học, ai cũng biết đến truyện Kiều, thích đọc truyện Kiều, ngâm Kiều và thậm chí bói Kiều

Giá trị tuyệt hảo của truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị rất cao Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được bàn đến nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều

Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng, tài tình và phong phú Chính Nghệ thuật tả cảnh này

đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Trong khuynh hướng này , nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác, kể cả những thi sĩ Phương Tây, vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều, nghĩa là chỉ tìm những cảnh vật nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào, còn Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh, tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người, giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai

Ví dụ như khi chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về, tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả Đạm Tiên, thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà :

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

“Nao nao” chỉ tâm sự con người, nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu.Hình ảnh một mảnh trăng khuyết soi nghiêng nhìn Kim Trọng khi chàng nửa tỉnh nửa mê, chập chờn với hình ảnh Kiều sau lần gặp gỡ đầu tiên:

Ngày đăng: 08/11/2015, 06:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w