1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi vào trường Lê Hồng Phong

4 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40 KB

Nội dung

Câu 2 3,0 điểm: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn “Kiều ở lầu Ngng Bích” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du; chọn ra trong đoạn trích này một câu

Trang 1

Sở giáo dục - Đào

tạo

Nam Định

Số báo danh:

Chữ ký giám thị 1:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 Trờng THPT chuyên Lê Hồng Phong

Năm học 2001 – 2002

Môn thi: Văn Tiếng Việt

Đề chuyên

Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 4-7-2001

Câu 1 (1,0 điểm ):

Thế nào là tính từ? Cho ví dụ Hãy viết một câu đơn có sử dụng một tính từ làm bộ phận chủ ngữ

Câu 2 (3,0 điểm):

Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn “Kiều

ở lầu Ngng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du); chọn ra trong đoạn trích này một câu

thơ có ý nghĩa khái quát tâm trạng của Thúy Kiều lúc đó; nêu những biểu hiện đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích (không phân tích)

Câu 3 (6,0 điểm):

Phân tích bài thơ “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) của Nguyễn Khuyến Kết hợp với sự hiểu biết của em về thơ, hãy cho biết những yếu tố nào đã góp phần tạo nên một bài thơ hay

-Sở giáo dục - Đào

tạo

Nam Định

-Hớng dân chấm Môn : Văn Tiếng Việt (Đề chuyên)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2001 – 2002 Trờng THPT chuyên Lê Hồng Phong

Câu 1 (1,0 điểm ):

- Nêu đợc ý cốt lõi: Tính từ là loại từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tợng (0,25

điểm)

- Cho ví dụ đúng, nh: xanh, lạnh, long lanh (0,25 điểm)

Đề Chính Thức

Trang 2

- Viết đợc 1 câu đơn có 1 tính từ làm chủ ngữ, ví dụ: Dịu dàng là nét đẹp của nữ sinh hoặc Đen nh cột nhà cháy (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm ):

1- Nêu đợc ý chính về hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng Thuý kiều trong trích đoạn, diễn đạt suôn sẻ (1,5 điểm) Tập trung vào ý chính:

+ Sau hàng loạt những bi kịch đau xót: Gia đình bị hoạ oan khuất, Kiều bán mình chuộc cha, trao duyên cho Thuý Vân, những tởng đổi lấy cuộc sống yên phận, ai ngờ Mã Giám Sinh giả danh cới làm thiếp để đem Kiều về lầu xanh của Tú Bà Bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, bị Tú Bà đánh đập tàn nhẫn, Kiều định tự tử, nhng không xong Sợ Kiều tự tử, mất món hàng vừa bỏ vốn mua về, Tú Bà đã cho Kiều ra ở lầu Ngng Bích, chờ dịp dở “mu ma chớc quỷ”, buộc nàng phải làm gái lầu xanh

+ Bị giam lỏng ở lầu Ngng Bích, sống nh một cô gái cấm cung, đau đớn lo sợ về một

t-ơng lai mù mịt, vốn là tâm hồn nhạy cảm, nàng đã sống lại với quá khứ và suy t về thực tại phũ phàng đang phải trải qua

+ Thi hào Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy, để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng Đoạn trích là một trong những “trang tuyệt bút” Nguyễn Du việc miêu tả tâm trạng của Kiều Theo mỗi dòng thơ, tâm trạng Thuý Kiều hiện dần lên theo cảnh vật Đó là tâm trạng cô

đơn, trơ trọi, buồn tủi, đau đớn, vô vọng, hoảng sợ, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông

đến rợn ngợp

2- Chọn đúng câu thơ: “Nửa tình, nửa cảnh nh chia tấm lòng” (0,5 điểm)

3- Nêu đợc những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích (1,0 điểm)

(HS có thể nêu theo một trình tự linh hoạt, miễn sao nêu đúng những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích)

- Bao trùm cả đoạn trích là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình Bức tranh thiên nhiên đợc chấm phá bằng nét bút tài hoa, cảnh vật dâng đầy tâm trạng, ngoại cảnh đợc nội tâm hoá theo ánh nhìn và suy t của nhân vật trữ tình Mỗi hình ảnh cảnh vật thiên nhiên gắn với một nét suy t và chiều sâu tâm trạng của Kiều

- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ một cách sáng tạo đặc biệt là giai điệu “buồn trông buồn trông ” kết hợp với nhịp điệu của thơ lục bát, các điệp từ, điệp ngữ đã làm tăng

diễn biến và tính chất của tâm trạng nhân vật

- Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ độc thoại Đoạn trích trở thành đoạn độc thoại nội tâm, phù hợp với việc khắc hoạ tâm hồn tình cảm của Kiều lúc này

- Nghệ thuật sáng tạo từ ngữ, đặc biệt là cách dùng từ Hán Việt (quạt nồng ấp lạnh, tin

s-ơng, sân lai, gốc tử ) kết hợp với từ thuần Việt (ầm ầm tiếng sóng, bát ngát xa trông ) những

từ so sánh, ẩn dụ đợc sử dụng phù hợp làm tăng thêm sự diễn tả tinh tế, hàm xúc, gợi cảm

Câu 3 (6,0 điểm ):

Yêu cầu 1: Phân tích bài thơ “Thu điếu” (5,0 điểm)

Chấp nhận những cách kết cấu bài phân tích một cách linh hoạt, có thể phân tích bổ ngang theo trình tự thơ Đờng luật, hoặc bổ dọc theo 2 phơng diện của thơ viết về thiên nhiên (cảnh thiên nhiên và nỗi niềm thi nhân), tuy nhiên phải bám vào văn bản tác phẩm, liên tởng so sánh hợp lý, làm nổi bật đợc vẻ đẹp thiên nhiên thu và hình tợng nhân vật trữ tình (tâm thế và nỗi niềm thi nhân) thông qua lời thơ và ý thơ Những yêu cầu cụ thể khi phân tích cần hớng tới:

1- Giới thiệu đợc ngắn gọn nhà thơ Nguyễn Khuyến, nét đặc sắc của chùm thơ thu, trong

đó có bài “Thu điếu” trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến

(5,0 điểm)

Trang 3

Trong khi phân tích bài thơ, thấy đợc khung cảnh thiên nhiên thu mang đặc trng làng cảnh đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam trong cảm nhận tinh tế của nhà thơ

(3,0 điểm) Những ý chính:

+ Không gian, cảnh sắc mùa thu đợc cảm nhận từ góc độ của ngời đang “câu cá mùa thu”, một góc nhìn nghệ thuật rất độc đáo, phát huy đợc sự cảm nhận mùa thu trực tiếp bằng các giác quan nhạy cảm nhất của thi nhân, tạo nên nét riêng của bài thơ

+ Khung cảnh thiên nhiên nơi ao thu: Phân tích sự sáng tạo vần, nhịp và từ ngữ miêu tả, tạo nên cảnh ao thu rất thú vị, có đờng nét màu sắc, giàu giá trị tạo hình và rất gợi cảm (lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đa vèo ) Chú ý 2 câu thực: “sóng biếc hơi gợn tí,

lá vàng khẽ đa vèo”.

+ Khung cảnh trời thu (tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt) mở rộng không gian nghệ thuật của bài thơ Hình ảnh “ngõ trúc quanh co vắng teo” làm cho không gian mùa thu càng trở nên

êm ả, gợi về cảnh làng quê bình dị, quen thuộc So sánh với Thu vịnh, Thu ẩm để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Khuyến khi miêu tả hình ảnh đặc trng của bầu trời mùa thu (xanh ngắt)

+ Thấy đợc bút pháp cổ điển và sự sáng tạo của nhà thơ khi viết về đề tài mùa thu Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lấy cái động để tả cái tĩnh, bức tranh đợc chấm phá bằng đờng nét và màu sắc hài hoà, gợi nên cảm giác, dịu nhẹ, trong sáng, thanh bình không nhiều chất liệu ớc

lệ của thơ cổ, nổi bật trong bài thơ là cảnh vật làng quê gần gũi thân thuộc

3- Trong khi phân tích, hoặc sau khi phân tích cảnh thiên nhiên, thấy đợc hình ảnh và tâm trạng nhân vật trữ tình (1,0 điểm)

+ Trớc hết, hình tợng nhân vật trữ tình hiện ra trong vẻ đẹp nhàn tản kiểu ẩn sĩ – nghệ

sĩ, yêu thiên nhiên, thả tâm hồn vào cảnh sắc mùa thu, tìm thấy ở cảnh vật thiên nhiên sự hoà

điệu với tâm hồn: Đó là sự trong trẻo, bình dị, đơn sơ mà cao khiết

+ Bài thơ còn ẩn hiện nỗi niềm của thi nhân Phân tích những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ:

“nớc trong veo, ngõ trúc khách vắng teo, trời xanh ngắt, ” và 2 câu kết: “tựa gối ôm cần lâu

chẳng đợc, cá đâu đớp động dới chân bèo” So với bài: Thu vịnh“ ” và “Thu ẩm”, liên hệ với cuộc đời nhà thơ để thấy nét tâm sự thầm kín của nhà thơ: buồn, cô đơn

4- Sau khi phân tích, nhận xét khái quát đợc giá trị của bài thơ đóng góp về nội dung và nghệ thuật vào mảng đề tài thiên nhiên mùa thu Có thể dựa vào đánh giá của Xuân Diệu về thơ Nôm và 3 bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến, trong đó ông nhấn mạnh nét độc đáo của bài “Thu

điếu” để thấy đây là những áng thơ “điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam, ở miền Bắc nớc ta

Yêu cầu 2: Nêu đợc những yếu tố làm nên thơ hay (1,0 điểm)

Đề bài không yêu cầu bình luận vấn đề Với đối tợng HS TS lớp 10 chuyên Văn chỉ cần nêu đợc các ý cơ bản:

+ Thơ hay phải thực sự là thơ, phải có sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống và phải có tài năng Thơ hay là thơ có sức d ba, thơ đợc ngời đọc yêu thích

và tiếp nhận Nhà thơ phải có năng lực sáng tác, không tìm tòi sáng tạo không tạo nên đợc những bài thơ có nghệ thuật riêng chứa đựng tâm hồn tình cảm cao đẹp riêng của mỗi nhà thơ (phong cách nghệ thuật)

+ Thơ hay là thơ có tâm sự, nó truyền đến ngời đọc những tình cảm nào đó theo quy luật tiếng nói tri âm Muốn vậy nhà thơ phải gắn bó với cuộc sống, chia sẻ mọi buồn vui của cuộc

đời, vốn sống phải thật sự phong phú, và phải thực sự có cái tâm trong lành Cảm xúc trong thơ phải chân thực tự nhiên, nhng không dễ dãi mà lắng lọc sâu xa

Cách chấm điểm câu 3:

+ Điểm 5,0 đến 6,0: Tuỳ mức độ, hiểu đợc bài thơ, biết cách phân tích một bài thơ, đáp ứng đợc các yêu cầu trên, làm chủ bài viết, viết văn mạch lạc có cảm xúc, bộc lộ năng lực cảm thụ – phân tích văn học, bài văn tơng đối hoàn chỉnh, lỗi không đáng kể

Trang 4

+ Điểm 3,5 đến dới 5,0: Tuỳ mức độ, hiểu đợc bài thơ, biết cách phân tích một bài thơ; tuy cha đáp ứng thật đầy đủ các yêu cầu trên, nhng tỏ ra có năng lực cảm thụ phân tích văn học, văn viết mạch lạc, lỗi không đáng kể

+ Điểm 2,0 đến dới 3,5: Tuỳ mức độ, nắm đợc bài thơ, đã tập trung phân tích bài thơ,

nh-ng khả nănh-ng phân tích – so sánh liên tởnh-ng còn hạn chế, văn diễn đạt đợc, lỗi khônh-ng đánh-ng kể

+ Điểm 1,0 đến dới 2,0: Tuỳ mức độ, chủ yếu thuật dựng hình ảnh thơ, diễn đạt còn vụng về, còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả, nhng không trầm trọng

+ Điểm dới 1,0: Nói chung là cha nắm đợc bài thơ, đề cập đến bài thơ một cách chung chung, không bám vào văn bản để phân tích, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt

+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc có viết nhng sai lạc hoàn toàn yêu cầu đề

giám khảo lu ý:

- Điểm hình thức bài làm gắn với điểm nội dung từng phần của đề bài Để chọn HS chuyên văn, những học sinh viết quá cẩu thả, có ý nhng trình bày lộn xộn chứng tỏ không có năng lực t duy hình tợng và t tuy lôgic, lỗi diễn đạt phổ biến, thì không cho điểm vợt quá mức trung bình điểm toàn bài

- Điểm toàn bài là tổng điểm của 3 câu, giữ nguyên điểm lẻ đến 0,25 điểm

- Đáp án này có kèm theo 2 văn bản thơ có liên quan đến đề bài để tham khảo

Ngày đăng: 07/11/2015, 07:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w