Nhà Vương: Một di tích tiêu biểu về kiến trúc của hai dân tộc Hoa - Mông Vượt cổng trời Thẩm Mã, dốc Chín Khoanh rồi nghiêng xuống thung lũng Lũng Cẩm để lên với cao nguyên đá, núi non t
Trang 1Nhà Vương: Một di tích tiêu biểu về kiến trúc của hai dân tộc Hoa - Mông
Vượt cổng trời Thẩm Mã, dốc Chín Khoanh rồi nghiêng xuống thung lũng Lũng Cẩm để lên với cao nguyên đá, núi non trùng điệp, mênh mông và hùng vĩ Lên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) để được ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nhà Vương – di tích kiến trúc nghệ thuật toạ lạc tại thung lũng Sà Phìn
Ngày ấy cụ Vương Chính Đức đã kỳ công đi khắp đó đây tìm thầy, tìm thợ về xây nhà Thầy địa lý Trung Hoa đã sang Hà Giang đi hết núi non vùng cao nguyên để chọn đất cho ông Vương Đi mãi, ngắm mãi rồi dừng lại ở thung lũng Sà Phìn, thế
là những nghệ nhân tạc đá xây thành có con mắt nghệ thuật và bàn tay khéo léo đến từ Vân Nam (Trung Hoa) đã cùng với những tốp thợ giỏi nhất của người Mông để xây nhà cho vua Mèo Dinh thự họ Vương ngày trước làm trong
ba tháng mới xong, trên mỏm đồi rộng 1000 m2 có hình mai rùa vững chắc cùng với những dãy sa mộc vươn cao đã mọc lên ngôi nhà mang hình chữ Vương độc đáo Chọn thế đất này thầy địa lý đã đoán ước được sự hưng thịnh cho dòng họ Bởi theo thuyết Tứ quý của Trung Hoa thì rùa là một trong bốn con vật quý và trường tồn Thế đất hình mai rùa tượng trưng cho sự đi lên của những người sống trên đó Con cháu ngày càng đông vui, thành đạt và dòng họ trường tồn Chẳng thế mà dòng họ Vương
đã làm chủ cao nguyên đá Đồng Văn (gồm bốn huyện phía Bắc của Hà Giang) trong một thời gian dài, cho đến bây giờ họ Vương rất giỏi giang, thông minh và thành đạt Kiến trúc nhà Vương được mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh kết hợp với các hoa văn của người Mông mang lại cho khu nhà một dáng vẻ bề thế, uy nghi, là sự phối hợp hài hoà đến tinh sảo giữa các nguyên liệu được chế tác ngay tại địa
phương như: đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm – dương với cái nhìn tinh tế của những người thợ Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo thành hình con rồng, con phượng, con dơi… tượng trưng cho
sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ quyền quý Những cây cột cái được trạm trổ hình mai rùa hai vẩy rồng từ dưới chân lên đỉnh, cùng với các cột con được khắc
ở chân hình rơi phú quí Mái nhà cong cong như cánh bay của rồng Bên cạnh đó còn có những mái che mưa hai đầu hồi làm thành tầng tầng, lớp lớp cho ngôi nhà thêm vẻ huyền bí Nét đặc trưng của văn hoá Mông thể hiện ở bờ tường đá có tính đặc sắc riêng Các phiến đá nhỏ được kè chặt khít với nhau không cần thiết kết dính dày khoảng 50 phân và xếp thành vòng tròn quanh khu nhà tạo thành khuôn viên riêng biệt cho dòng họ Vương Bờ đá vừa là để bảo vệ thú dữ hay kẻ trộm vừa để che chắn khu nhà Vương khỏi hòn tên mũi đạn của kẻ thù, đồng thời lại tạo cho nó
vẻ bề thế và bí hiểm để tạo quyền lực đối với dân chúng Các đường nét kiến trúc chạm khắc đời nhà Thanh được kết hợp với văn hoá Mông bản địa làm cho nhà Vương thành một quần thể độc đáo giữa vùng núi non hùng vĩ
Nhà Vương được bố trí thành 4 dãy ngang và 6 dãy dọc, kết cấu hai tầng với 64 buồng Các bậc đá xẻ dẫn vào nhà được gọt đẽo theo những hình thù đặc sắc thể hiện uy thế của một dòng tộc đang hưng thịnh thời bấy giờ Đi qua cổng thành với hai bên tường đá chúng ta sẽ đến khu nhà chính với nhà cổng, sân tiền dinh, rồi tiền dinh, sân hậu dinh, hậu dinh và hai dãy nhà ngang hai bên, tất cả được khép kín Phòng nọ thông với phòng kia bằng các cửa ra vào Để bảo vệ dinh thự, cụ Vương Chính Đức còn xây tường nhà bằng đá có lỗ châu mai và những bốt canh để lính canh gác ngày đêm
Ngoài phần chính, nhà Vương còn được thiết kế thêm nhà đón khách, nhà sinh hoạt chung, khu bể nước và chuồng gia súc Những hạng mục được xây dựng phù hợp
Trước cửa vào nhà
Vương
Trang 2với tập quán sinh hoạt của đồng bào Mông ở vùng rẻo cao Tách hẳn khu nhà là khu thờ Phật và phần mộ của gia đình Khu này cũng được chạm khắc cầu kỳ, tinh sảo như các bộ phận trong nhà
Nhà Vương được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật từ năm 1993 Những năm trước đây do chưa được quan tâm đúng mức nên 6 hộ gia đình sống trong đó đều tự do sắp xếp, cải tạo khu nhà do đó một vài bộ phận đã bị biến dạng, các cánh cửa, dụng cụ sinh hoạt bị thất lạc, làm cho nhà Vương mất đi vẻ uy
nghiêm, cổ kính Đứng trước sự xuống cấp của một di tích quan trọng Bộ Văn hoá thông tin quyết định trùng tu lại hoàn toàn di tích nhà Vương trong hai năm 2004 –
2005 với kinh phí 7,5 tỷ đồng Tháng 5/2005 di tích đã được trùng tu xong và được khôi phục gần như nguyên gốc Quá trình trùng tu được chia làm ba hạng mục căn bản: Khu nhà bên trong tường thành gồm tiền dinh, sân tiền dinh, sân hậu dinh, hậu dinh cùng hai dãy nhà ngang; nhà tiếp khách và nhà sinh hoạt chung: Phần bổ trợ gồm: bể nước, chuồng gia súc, tường thành, ngoài ra còn khôi phục lại các vật dụng của gia đình nhà: khung dệt, giường, tủ, điếu hút thuốc… Nguyên liệu cho các bộ phận của di tích được tuyển chọn từ công ty chuyên cung ứng vật liệu đặc chủng của Bộ văn hoá thông tin Ngói lợp cũng được giữ đúng màu sắc và kiểu dáng Ngói ống được lợp theo lối âm – dương với ba màu trắng đục, hồng nhạt và đỏ để mọi người nhìn từ trên cao xuống có thể phân biệt được các bộ phận của khu di tích Sau khi trùng tu kiến trúc Hoa – Mông được làm nổi bật, mang lại cho khu di tích nét
cổ kính như vốn có Bà Vương Thị Say – một trong 6 hộ con cháu dòng họ Vương được Ban chủ nhiệm dự án di chuyển ra ngoài, cắm đất và làm nhà cho đã nói: “Họ Vương được quan tâm thế này là tốt lắm, nhà của ông, của bố để lại được bảo quản lâu dài thì con cháu mai sau cũng tự hào nhiều” Hiện nay xã Sà Phìn đã cùng với ngành văn hoá trông nom, giữ gìn khi di tích nhà Vương Lực lượng biên phòng cùng hai cán bộ ngành văn hoá có trách nhiệm trực tiếp trong việc trông coi và phục vụ khách tham quan Đồng chí Nguyễn Trùng Thương – Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Hà Giang cho biết: “Di tích sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tham quan du lịch của các nhà nghiên cứu và du khách Ngành văn hoá sẽ sưu tầm tiếp các đồ dùng sinh hoạt để lập một bảo tàng nhỏ về quá trình phát triển của dân tộc Mông Hà Giang để đưa nhà Vương thành di tích hàng đầu trong cụm di tích kiến trúc nghệ thuật phía Bắc”
Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương là một di tích độc đáo của nước ta Tuy quy
mô không lớn nhưng lại được hình thành trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt,
khoảng hơn 100 năm về trước Ngày nay đến thăm khu di tích nhà Vương du khách
sẽ ngỡ ngàng về sự đổi thay của một vùng đất đang đi lên trù phú, ấm no Phía trước di tích là chợ Sà Phìn tấp nập đông vui được xây dựng bên cạnh các công trình phúc lợi như: trạm xá, trường học, nhà văn hoá, bưu điện… Trung tâm xã Sà Phìn hiện nay đang đổi thay từng ngày nhờ vào sự giúp đỡ của các dự án của Chính phủ Người dân Đồng Văn rất tự hào về sức sống và sự đi lên quật cường trên vùng
đá xám mênh mông của dân tộc Mông Nhà Vương là một minh chứng cho sức sáng tạo và bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân dân gian người dân tộc thiểu số
Minh Huệ