Bài mới Giới thiệu bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơ
Trang 1Tiết 13: Văn học (đọc thêm) TUẦN 4
Văn bản SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)
I Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong truyện
- Rèn luyện kỹ năng đọc, kể, viết bài văn tự sự
- Học sinh có thái độ yêu quý biết ơn những người có công với đất nước
II Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn giáo án…
- Học sinh: học bài cũ, đọc và chuẩn bị trước bài mới…
III Tiến trình lên lớp
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra 15 phút
Đề
I Trắc nghiệm: 3 điểm
Đọc kĩ câu hỏi và ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng ở câu trả lời đúng
1 Trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, vua Hùng là vị vua thứ bao nhiêu?
A Thứ 16 B Thứ 17
C Thứ 18 D Thứ 19
2 Câu: “Nước sông dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi lên cao bấy nhiêu”, thể hiện ý nghĩa gì?
A Cuộc chiến dấu dai dẳng , cân tài cân sức, quyết liệt giữa hai thần
B Thuỷ Tinh thường chủ động tấn công, Sơn Tinh thường bị động chống giữ
C Sự ghen tuông, thù hằn ghê ghớm của Thuỷ Tinh với Sơn Tinh
D Tính kiên cường bền bỉ của Sơn Tinh
3 Nội dung chính của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là giải thích hiện tượng lũ lụt hay phong tục kén rể thời vua Hùng?
A Phong tục kén rể
B Giải thích hiện tượng lũ lụt
C Ý kiến khác
II Tự luận: 7 điểm
Cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh
Đáp án
I Tự luận: 3 điểm
1 C
2 D
3 B
II Tự luận: 7 điểm
- Thần núi tài giỏi, yêu Mị Nương,
- Được vua Hùng ưu ái trong cuộc thi tài
- Trở thành con rể Hùng Vương
Trang 2- Trở thành kẻ thù truyền kiếp của Thuỷ Tinh
- Hàng năm kiên cường chiến đấu chống T Tinh để bảo vệ vợ hiền và đất đai xứ sở
- Hình tượng hoá sức mạnh và ý chí của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống
lũ lụt để bảo vệ đất đai, quê hương, xứ sở…
3 Bài mới
Giới thiệu bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn
ở nửa đầu thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long Lê Lợi là thủ lĩnh, là người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn Nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng những đền thờ, tượng đài, hội lễ, mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật dân gian
Truyền thuyết dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn rất phong phú Sự tích
Hồ Gươm thuộc hệ thống truyền thuyết này Truyện chứa đựng nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp Bài đọc thêm này giúp các em hiểu rõ điều đó
Hoạt động 1 (7 phút)
Hướng dẫn HS đọc
Nhận xét – điều chỉnh
Hướng dẫn HS kể lại truyện
? Nêu nội dung khái quát
của phần 1 và phần 2?
Hoạt động 2 (17 phút)
? Nêu hoàn cảnh của đất
nước ta ở đầu thế kỷ XV?
? Trình bày những khó khăn
mà nghĩa quân Lam Sơn
gặp phải?
? Trước khó khăn đó nghĩa
HS đọc Học sinh kể
- Phần 1: Từ đầu đến “đất nước” ⇒ Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đi đánh gịặc
- Phần 2: Còn lại ⇒ LQ đi đòi gươm sau khi đất nước hết giặc
Hs đọc 1 số chú thích khó
- Đầu thế kỷ XV giặc Minh
đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta
vô cùng căm phẫn
- Thế lực nghĩa quân Lam Sơn yếu, nhiều lần bị thua
- Thấy vậy Đức LQ cho
I Tìm hiểu chung
1 Đọc
2 Bố cục : Chia 2 phần
3 Chú thích
II Tìm hiểu văn bản
1 Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất tàn bạo làm nhân dân ta cực khổ
- Thế lực nghĩa quân yếu
Trang 3quân được lực lượng nào
giúp đỡ?
? Việc Long Quân cho
nghĩa quân mượn gươm
thần có ý nghĩa gì?
? Lưỡi gươm đến với Lê Lợi
bằng cách nào?
? Cả 3 lần thả lưới đều có
lưỡi gươm ở trong lưới, điều
đó có ý nghĩa gì?
? Tìm điểm kỳ là khi lưỡi
gươm gặp chủ tương Lê
Lợi?
? Lúc này mọi người có biết
đây là báu vật hay không?
? Chuôi gươm đến với Lê
Lợi trong hoàn cảnh nào?
? Lưỡi gươm ở dưới nước,
chuôi gươm ở trên rừng
điều đó có ý nghĩa gì?
? Các bộ phận của thanh
gươm rời nhau nhưng khi
khớp lại thì vừa như in, điều
đó có ý nghĩa gì?
? Việc Lê Lợi được chuôi
gươm, Lê Thận dâng gươm
lê đầu cho Lê Lợi, điều đó
có ý nghĩa gì?
? Hai chữ “Thuận thiên”
sáng có phải là sự thật
không? Điều đó có ý nghĩa
gì?
? Tìm những chi tiết thể
nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ
- Lê Thận bắt được ở dưới nước qua 3 lần thả lưới
- Khẳng định quyết định của
LQ cho mượn gươm thần làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện
- Lưỡi gươm sáng rực lên 2 chữ “Thuận thiên”
- Không ai biết kể cả Lê Lợi
- Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa Đó là chuôi gươm nạm ngọc – đem về
- Thể hiện khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến miền rừng núi
- Thể hiện nguyện vọng của
DT là nhất trí, nghĩa quân trên dưới 1 lòng giết giặc cứu nước
- Đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi
- Đây là cái vỏ hoang đường nói lên ý nghĩa mong muốn của nhân dân
2 Lê Lợi nhận được gươm thần và ý nghĩa cách LQ cho mượn gươm
a Lê Lợi nhận được gươm thần
Lê Lợi nhận được lưỡi gươm từ (Lê Thận) dưới nước
b Ý nghĩa cách LQ cho mượn gươm
- Thể hiện khả năng cứu nước có ở khắp nơi
- Nguyện vọng của DT, nghĩa quân nhất trí trên dưới
1 lòng giết giặc
- Khẳng định đề cao vai trò
“minh chủ”
3 Sức mạnh của gươm thần
Trang 4hiện sức mạnh của gươm
thần?
? LQ cho đòi gươm trong
hoàn cảnh nào?
? Cảnh đòi gươm được diễn
ra như thế nào?
? Việc LQ cho rùa vàng đòi
gươm và vua Lê trả gươm
giải thích hiện tượng gì?
? Lê Thận là người đánh cá
tiêu biểu cho lực lượng nào?
? Đức LQ tượng trưng cho
lực lượng nào?
? Em còn biết truyền thuyết
nào của nước ta cũng có
hình ảnh rùa vàng?
GVKL nội dung, nghệ thuật
Hoạt động 4 (5 phút)
Cho HS kể diễn cảm lại
truyện
- Gươm thần tung hoành quân Minh bạt vía
- Uy thế nghĩa quân vang khắp nơi, họ xông xáo đi tìm giặc, gươm thần mở đường cho họ đi đánh giặc
⇒ Không còn bóng kẻ thù
- Ta đánh thắng giặc Minh –
Lê Lợi lên ngôi vua Nhà Lê dời đô về Thăng Long
- Khi vua LL ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, một năm sau khi đuổi hết giặc Minh
- Giải thích tên “Hồ Hoàn Kiếm” – hay hồ Trả gươm
- Tiêu biểu cho nghĩa quân
- Tượng trưng cho tổ tiên, cho hồn thiêng của dân tộc
- Truyền thuyết An Dương Vương
HS đọc ghi nhớ Học sinh kể
Giúp nghĩa quân đánh đuổi được giặc Minh
4 LQ cho đòi gươm Cảnh đòi gươm và trả gươm
- LQ cho đòi gươm: Khi đất nước thanh bình Lê Kợi đã lên ngôi
- Vua dạo chơi trên hồ Tả Vọng, rùa đã đến thuyền vua đòi gươm và lặn xuống
5 Ý nghĩa của truyện
- Đề cao, suy tôn Lê Lợi
- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm
* Ghi nhớ : SGK tr 43
III Luyện tập
4 Củng cố, dăn dò (1 phút)
- Đọc lại văn bản, làm bài tập, thuộc phần ghi nhớ
- Chuẩn bị trước bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.