1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

các khái niệm cơ bản

6 251 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

 Học thuyết hóa học về bệnh: mọi quá trình sinh lý trong cơ thể đều do hoạt động của các enzyme đặc hiệu khác nhau.. Quan niệm khoa học về bệnh 1- Bệnh có tính chất của một cân bằng m

Trang 1

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

(TRONG SINH BỆNH HỌC)

I- KHÁI NIỆM VỀ BỆNH

A Quan niệm về bệnh qua các thời đại:

1- Thời đại nguyên thủy:

Bệnh là khi sức mạnh tối cao của thiên nhiên xâm nhập vào cơ thể như: ma, thánh vật, trời đánh

 chữa bệnh bằng cách dung bùa mê, phù thủy, …

2- Các nền văn minh cổ đại:

a Thời kỳ cổ học Trung Quốc (3000 năm trước Công Nguyên)

Vạn vật do 2 lực “âm, dương” và 5 nguyên tố “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” hình thành; mọi

trạng thái đều phụ thuộc sự cân bằng của 2 lực âm dương và ngũ hành

Bệnh là do có rối loạn âm dương, có thay đổi quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành

 Quan điểm này phù hợp với duy vật biện chứng, có những tiến bộ, nhưng y học dân tộc vẫn dậm chân tại chỗ

b Thời cổ Ai Cập

Sự sống là do chất khí, và hô hấp là do thu khí vào cơ thể

 Chất khí trong sạch thì ta khỏe mạnh; chất khí dơ bẩn thì sinh đau ốm, bệnh tật

Có những cống hiến lớn về tổ chức vệ sinh y tế công cộng  sử dụng hóa chất điều trị

 Quan niệm về bệnh còn mang tính huyền bí

c Nền văn minh Ấn Độ

 Bệnh chính là sự đấu tranh của linh hồn  duy trì sự vận động bình thường

d Nền văn minh Hy Lạp - La Mã (từ thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ II sau công nguyên)

 Lẫn lộn quan niệm ngũ hành của Trung Quốc, luân hồi của Ấn Độ, sinh khí của Ai Cập

-i- Trường phái Pythagoras (580 - 498 trước công nguyên)

 Vũ trụ hình thành nhờ:

 4 nguyên tố: đất, khí, lửa, nước

 4 tính chất: khô, ẩm, nóng, lạnh

 Sinh khí lưu hành trong các động mạch

 Sức khỏe là sự hài hòa giữa các nguyên tố; bệnh là khi mật cân bằng giữa chúng

-ii- Học thuyết thể dịch của Hyppocratus

Chức năng cơ thể do 4 chất dịch quyết định:

 Máu đỏ ở tim = nóng

 Máu đen ở lách = ẩm

 Mật vàng ở gan = khô

 Niêm dịch ở não = lạnh

Bệnh là do mất cân bằng giữa các chất dịch

 Nhờ quan niệm của Hyppocratus, y học tách khỏi triết học duy tâm và bệnh lý là một hiện tượng

tự nhiên

Trang 2

3- Thời kỳ trung cổ

Paracelus cho rằng:

Lưu huỳnh, nguyên tố khí, biểu hiện sức mạnh của linh hồn

Thủy ngân, nguyên tố lỏng, biểu hiện các lực của trí tuệ

Các muối, cặn của chất đặc, biểu hiện nguyên lý của vật chất

 Ba chất này nối con người với vũ trụ

 Bệnh là hậu quả của những rối loạn cân bằng các chất nói trên  quan điểm hóa học đầu tiên về bệnh

4- Thế kỷ XVI - XVII:

Andre Vésale (1541 - 1564): nghiên cứu cấu trúc cơ thể người

William Harvey (1578 - 1657): phát minh ra sự tuần hoàn của máu

Các quan niệm khác về bệnh:

Học thuyết cơ học về bệnh: cơ thể sinh vật = cổ máy

Học thuyết hóa học về bệnh: mọi quá trình sinh lý trong cơ thể đều do hoạt động của các enzyme

đặc hiệu khác nhau Bệnh là một rối loạn hóa học enzyme trong cơ thể

5- Thế kỷ XVIII – XIX

 Kính hiển vi ra đời

Bệnh là tổn thương ở tế bào: quan niệm này sai lầm, không coi cơ thể là một khối thống nhất

mà đó là tập hợp của những tế bào được chắp lại đơn giản, máy móc, không liên quan với nhau

Bệnh và chết là rối loạn hằng định nội môi

Khái niệm duy tâm về bệnh: học thuyết của Mesmer

6- Thế kỷ XX

 Có 3 xu hướng chính

a Về tâm thần:

-i- Học thuyết của Freud

một) Quan niệm thứ nhất

 Cơ thể có quá nhiều quá trình tâm lý bị giấu dưới ý thức của con người

Nhiều ý kiến và sự ham muốn về ý thức dồn ép trong tiềm thức  lực dồn ép = kẻ thanh tra nội tâm

 Bệnh là sản phẩm của sự dồn ép ý thức trong tiềm thức, của xung đột tâm lý  cách điều trị là giải phóng những ý kiến bị dồn ép bằng phương pháp phân tích tâm thần

hai) Quan niệm thứ hai, thay đổi từ quan điểm thứ nhất

Động lực cơ bản trong tiềm thức quy vào 2 bản năng sống và chết, hai bản năng này luôn chống

đối trong suốt đời sống con người

Bản năng sống sáng tạo, chỉ huy mọi hoạt động  đảm bảo sự sinh tồn của con ngưởi  cho ta

khỏe

Bản năng chết phá hoại mọi hoạt động sống  cho ta bệnh tật

-ii- Thuyết thần kinh của Pavlov

Nội môi và ngoại cảnh là một khối thống nhất, hoạt động thần kinh cao cấp đóng vai trò quyết

định khả năng thích ứng của cơ thể đối với những thay đổi bên ngoài

 Bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ thần kinh, rối loạn mối tương quan giữa những khu vực khác nhau của hệ thần kinh

b Về hóa học:

Bệnh là rối loạn của khả năng thích nghi (Hansselge)

Trang 3

c Về cơ học:

Bệnh là do sai lệch trong cấu trúc phân tử (Linus Pauling): Bệnh lý phân tử

 Ở thế kỉ XX, khái niệm về sự sống nói chung và về bệnh nói riêng chưa có gì mới so với thế kỉ trước

B Quan niệm khoa học về bệnh

1- Bệnh có tính chất của một cân bằng mới không bền vững

Sự hằng định của nội môi là kết quả của một cân bằng sinh lý: sinh sản = hủy hoại Ví dụ:

glucose máu, hồng cầu,

Khi cơ thể bị bệnh vẫn có một sự cân bằng, đó là cân bằng bệnh lý: Yếu tố gây bệnh = Phản ứng cơ thể ( hủy hoại bệnh lý = phòng ngự sinh lý)

Cân bằng bệnh lý là một cân bằng kém bền:

 thay đổi theo hướng hồi phục về cân bằng sinh lý (nếu cân bằng lệch về phòng ngự sinh lý)

 diễn tiến theo chiều hướng ngày càng trầm trọng để đi đến kết thúc là tử vong (nếu cân bằng

nghiêng về hủy hoại bệnh lý)

Thái độ cần có: Tôn trọng cân bằng sinh lý

Điều trị là nhằm hạn chế những hiện tượng hủy hoại bệnh lý, tăng cường sự phòng ngự

sinh lý nhằm đưa cơ thể bị bệnh sớm trở về lại cân bằng sinh lý bình thường

2- Bệnh làm hạn chế khả năng lao động

C Thái độ người thầy thuốc trong điều trị và phòng bệnh

 Hiểu bệnh là một cân bằng mới, kém bền vững

 Khuyến khích người bệnh rèn luyện than thể, làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể

 Phòng bệnh là chính và khi có bệnh thì làm thế nào trả lại khả năng lao động cho người bệnh càng sớm càng tốt

 Chú ý bảo tồn chức năng, nhất là những cơ quant ham gia khả năng lao động

II- QUAN NIỆM KHOA HỌC VỀ BỆNH NGUYÊN

Bệnh nguyên là môn học nghiên cứu về những nguyên nhân và điều kiện phát sinh ra bệnh

A Một số quan niệm sai lầm về bệnh nguyên

1- Thuyết nguyên nhân đơn thuần

 Do 1 nguyên nhân quyết định và chỉ nguyên nhân ấy đã đủ gây bệnh

 Phát triển từ ngày Pasteur và Kock tìm ra vi khuẩn lao

 Không xét đến những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và những cơ chế bảo vệ cơ thể

2- Thuyết điều kiện gây bệnh

Bệnh phát sinh là do tổng hợp của rất nhiều điều kiện kể cả nguyên nhân, không phân biệt chính-phụ

Không phân biệt được nguyên nhân và điều kiện hoặc không phân biệt được vai trò của mỗi yếu tố trong quá trình sinh bệnh

 Thầy thuốc không phân biệt chính-phụ  công tác dự phòng thiếu trọng tâm trong từng giai đoạn

3- Thuyết thể tạng

Bệnh do đặc điểm của cơ thể người bệnh, do thể tạng của họ

Gen bệnh lý đã có sẵn trong cơ thể người bệnh  nhóm người không hoàn chỉnh

Trang 4

B Quan niệm khoa học về bệnh nguyên học

1- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện

a Nguyên nhân quyết định và điều kiện phát huy tác dụng của nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh quyết định sự phát sinh và các đặc điểm của bệnh

Điều kiện gây bệnh hỗ trợ sự phát sinh bệnh

 Không có nguyên nhân thì bệnh không thể phát sinh, có nguyên nhân nhưng thiếu điều kiện thì bệnh chưa phát sinh được

b Tác động qua lại giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh và ngược lại

2- Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học

Mỗi bệnh (hậu quả) đều có nguyên nhân nhất định quyết định và nguyên nhân có trước hậu quả

Bất cứ bệnh nào cũng đều do một nguyên nhân nhất định gây ra

 Có nguyên nhân nhưng không nhất thiết phải có hậu quả nếu không có điều kiện, quy luật nhân quả đơn thuần không hoàn toàn đúng trong y học

 Cùng một nguyên nhân có thể có những hậu quả khác nhau tùy theo điều kiện

 Một hậu quả (triệu chứng bệnh) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Ngăn ngừa nguyên nhân, hạn chế tác dụng của điều kiện, tăng cường hoạt động tốt của thể tạng là toàn bộ sự tích cực của công tác điều trị và dự phòng

C Phân loại yếu tố bệnh nguyên

1- Yếu tố bệnh nguyên bên ngoài

 Yếu tố cơ học

 Yếu tố lý học

 Yếu tố hóa học

 Yếu tố sinh học

 Yếu tố xã hội

2- Yếu tố bệnh nguyên bên trong

Yếu tố thể tạng: Thể tạng hay cơ địa là tổng hợp các đặc điểm chức năng và hình thái của cơ

thể, hình thành nên trên cơ sở di truyền  quyết định phản ứng tính của cơ thể đối với tác nhân

bên ngoài

Yếu tố di truyền: có thể là nguyên nhân của một số bệnh tật bẩm sinh hay điều kiện phát sinh

trong một số bệnh

III- KHÁI NIỆM VỀ BỆNH SINH

A Khái niệm

Bệnh sinh là quá trình phát sinh, phát triển, tiến triển và kết thúc của bệnh

Bệnh sinh học là môn học nghiên cứu về cơ chế phát sinh, phát triển, tiến triển và kết thúc của bệnh

Yếu tố bệnh nguyên đóng vai trò khời phát bệnh, quá trình bệnh sinh tự nó phát triển dưới tác động

của yếu tố bệnh nguyên

4 thời kỳ:

 Ủ bệnh,

 tiền phát,

 toàn phát

 kết thúc

 Hiểu được cơ chế bệnh sinh của từng rối loạn, từng triệu chứng, từng giai đoạn và của bệnh nói chung là nắm được quy luật diễn biến của quá trình bệnh lý  thái độ chủ động trong công tác điều trị

Trang 5

B Một số vấn đề quan trọng trong bệnh sinh học

1- Vai trò của yếu tố bệnh nguyên trong bệnh sinh

 Phụ thuộc vào:

𝐋𝐢ề𝐮 𝐥ượ𝐧𝐠 của yếu tố bệnh nguyên

𝐓𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐭á𝐜 𝐝ụ𝐧𝐠 của yếu tố bệnh nguyên

𝐕ị 𝐭𝐫í 𝐭á𝐜 𝐝ụ𝐧𝐠 của yếu tố bệnh nguyên

làm phức tạp thêm bệnh sinh

2- Vai trò của phản ứng tính trong bệnh sinh

 Phụ thuộc vào:

 Tuổi

 Giới

 Hoạt động thần kinh nội tiết

 Thể tạng

 Ngoại môi

3- Mối liên quan giữa cục bộ và toàn thân trong quá trình bệnh sinh

Liên quan giữa toàn thân và cục bộ: toàn thân khỏe mạnh thì sức đề kháng cục bộ sẽ tốt, do đó yếu tố gây bệnh sẽ khó xâm nhập vào hoặc nếu có thì cũng nhanh chóng bị loại bỏ

Liên quan giữa cục bộ và toàn thân: một tổn thương tại chỗ, gây nên bất cứ do yếu tố bệnh nguyên nào, xét cho cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn thân

4- Vòng xoắn bệnh lý

Trong quá trình phát triển, bệnh thường tiến triển qua nhiều giai đoạn gọi là khâu

 Khâu trước là tiền đề, tạo điều kiện cho khâu sau hình thành và phát triển cho đến khi bệnh kết thúc

 Các khâu sau thường tác động ngược trở lại khâu trước làm cho bệnh ngày càng nặng thêm gọi là

vòng xoắn bệnh lý

Nhiệm vụ của người thầy thuốc là phải phát hiện những khâu chính để điều trị thích đáng

nhằm ngăn chặn vòng xoắn hoặc cắt đứt vòng xoắn bệnh lý để loại trừ những rối loạn và phục hồi chức năng

Ngày đăng: 01/11/2015, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w