1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TL on tap CNXH CHƯƠNG X.doc

19 833 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 136 KB

Nội dung

TL on tap CNXH CHƯƠNG X

CHƯƠNG X: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH I BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO 1 Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo Vấn đề tôn giáo chúng ta đã được nghiên cứu trong môn Triết học, nhưng nếu Triết học Mác – Lênin nghiên cứu vấn đề tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức XH nói chung thì CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo như một trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong CNXH, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, trước hết là lĩnh vực chính trị, tinh thần… Như vậy, CNXHKH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo chủ yếu dưới góc độ chính trị - xh, trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác – Lênin a Bản chất của tôn giáo - Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí Như chúng ta đã biết ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh của XH, phản ánh tồn tại XH trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trong hình thái ý thức XH có nhiều loại như : quan điểm, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, triết học…Tôn giáo chỉ là một bộ phận ( một yếu tố) trong hình thái ý thức XH Nhưng khác với các hình thái ý thức XH khác, tôn giáo là sự phản ánh xuyên tạc hiện thực khách quan ( tức phản ánh sai lệch, không chính xác thế giới khách quan) Chẳng hạn khi giải thích nguồn gốc của thế giới thì Đạo Kitô cho rằng: Thiên chúa là đấng sáng tao ra vũ trụ, trời đất, muôn vật, trong đó có con người… Sự giải thích như trên là hoàn toàn sai lầm Bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, người ta đã chứng minh rằng TG mà chúng ta đang sống là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên và con người chỉ là một bộ phận, là sản phẩm hoàn thiện nhất của sự phát triển của tự nhiên Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 1 Do vậy trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph.Ăng ghen viết: “ Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” - Ở đây khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo, chúng ta cần thấy sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau mà ranh giới để phân biệt chúng chỉ là tương đối: + Tín ngưỡng là khái niệm rộng hơn tôn giáo Ở đây chỉ đề cập đến một dạng tín ngưỡng – đó là tín ngưỡng tôn giáo ( gọi tắt là tôn giáo) Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một đối tượng nhất định nào đó Tuy nhiên, không phải mọi niềm tin và sự ngưỡng mộ đều được coi là tín ngưỡng, mà chỉ có những niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người hướng vào lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế và coi lực lượng ấy có khả năng chi phối, thậm chí quyết định số phận con người mới được coi là tín ngưỡng Như vậy tín ngưỡng là sự tôn thờ, tin theo thần thánh, phản ánh nhu cầu tâm linh khác nhau của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc + Tôn giáo là một trong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo.Tóm lại, tôn giáo thường có giáo lý giáo luật, lế nghi và các tổ chức tôn giáo + Điều khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ: Tôn giáo có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội chặt chẽ, còn tín ngưỡng mang tập tục thiêng liêng ( ví dụ: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc…) xuất phát từ niềm tin của con người nhưng không nhất thiết phải trở thành giáo lý, giáo luật, tổ chức Tôn giáo mang tính cộng đồng XH, tác động đến cả cộng đồng, có khi ảnh hưởng đến cả dân tộc, cả một quốc gia, thậm chí nhiều nước ( Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo…); còn tín ngưỡng không mang tính cộng đồng không ảnh hưởng lớn về XH - Mê tín dị đoan: + Mê tín là sự tin theo một cách mù quáng vào cái thần bí, thần thánh, ma quỷ, số mệnh + Dị đoan là điều quái lạ, huyễn hoặc do tin vào sự nhảm nhí, không có cơ sở khoa học Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 2 Mê tín, dị đoan đều là niềm tin của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí một cách mê muội, mú quáng, với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa Mê tín, dị đoan thường dẫn đến hậu quả xấu ảnh hưởng đến đời sống XH, làm suy đồi lối sống, đạo đức của con người ( như bói toán, lên đồng, gọi hồn…) Hiện tượng mê tín, dị đoan thường đan xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Do đó, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân thì đồng thời phải loại bỏ dần mê tín, dị đoan nhằm lành mạnh hóa đời sống XH Tuy nhiên bên cạnh mặt tiêu cực thì tôn giáo còn chứa một số nhân tố có giá trị về văn hóa, đạo đức phù hợp với XH nên nó vẫn còn điều kiện để tồn tại - Về phương diện thế giới quan: TGq duy vật Mác - xít và TGq tôn giáo là đối lập nhau Tuy vậy trong thực tiễn, những người cộng sản có lập trường Mác – xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân Ngược lai, chúng ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Sự khác nhau giữa CNXH hiện thực và “thiên đường” mà các tôn giáo thường hướng tới là ở chỗ, trong quan niệm tôn giáo “thiên đường” không phải là hiện thực XH mà là ở “thế giới bên kia”, “thượng giới” Còn những người cộng sản chủ trương và hướng con người vào XH văn minh, hạnh phúc ngay ở thế giới hiện thực Tóm lại: Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xh nhất điịnh Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng XH phản ánh sự bất lực của con người trước tự nhiên và XH b Nguồn gốc của tôn giáo Tôn giáo ra đời tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của tôn giáo Tuy nhiên, trong các nguồn gốc của tôn giáo, cần chú ý tới các nguồn gốc cơ bản sau: * Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo - Do trong xh CSNT, trình độ phát triển của LLSX còn thấp kém Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 3 Trong XH CSNT, LLSX còn hết sức thấp kém, con người chưa giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thế giới có ảnh hưởng đến đời sống của họ như mưa, gió, bão lụt, sấm sét Ngay cả những giấc mơ, họ cũng không giải thích do đâu mà có… điều đó làm cho con người luôn cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên bao la đầy bí ẩn, con người đành thờ phụng, cầu khẩn và monh chờ được sự che chở của thần linh, thượng đế Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo Chính vì vậy Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo sinh ra trong thời đại hết sức nguyên thủy, từ những biểu tượng hết sức sai lầm nguyên thủy của con người về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài bao quanh họ” - Chế độ tư hữu xuất hiện cũng là nguồn gốc để hình thành tôn giáo Bởi vì khi xuất hiện chế độ tư hữu, xh phân chia thành giai cấp, giai cấp thống trị XH đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để áp bức và bóc lột nhân dân lao động, đời sống của quần chúng ngày càng trở nên khốn khổ, họ phải chịu tác động của các yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi… không giải thích rõ ràng và tường tận của những nỗi bất hạnh đó, một lần nữa con người lại bị động, bất lực trước những lực lượng tự phát nảy sinh trong XH, người ta lại hi vọng, ảo tưởng vào cuộc sống tốt đẹp hơn ở TG bên kia Như vậy, sự yếu kém cuat trình độ phát triển của LLSX, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, thất vọng, bất lực trước những bất công XH là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo * Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo - Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, XH và bản thân mình là có giới hạn Khoa học có nhiệm vụ từng bước khám phá những điều chưa biết Song khoảng cách giữa biết và chưa biết luôn tồn tại, điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế Nhận thức của con người là một quá trình vô tận, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã ngày càng giúp cho con người khám phá TG Song ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể thì khoảng cách giữa cái “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, điều gì khoa học chưa giải thích được thì điều đó được giải thích một cách hư ảo qua các tôn giáo Ngay cả những vấn đề đã được Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 4 KH chứng minh nhưng do trình độ của dân trí thấp nên vẫn là mảnh đất cho tôn giáo tồn tại và phát triển Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn TG khách quan, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quy luật Nhưng càng khái quát hóa, trừu tượng hóa đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức, càng có khả năng xa rời hiện thực và bị phản ánh sai lệch hiện thực Sự nhận thưc bị tuyệt đối hóa, cường điệu hóa của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng * Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “ sự sợ hãi sinh ra thần linh” Các nhà kinh điển của CNM –Ln, đặc biệt là V.Lênin tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của TB …, sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong…, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đai Nhưng không chỉ từ sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và XH đưa con người đến nhờ cậy và tin tưởng vào thần linh, mà ngay cả những tình cảm tâm lý tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng… trong mối quan hệ giữa con ngưới với tự nhiên và con người với con người nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng tôn giáo Ví dụ: Đạo thờ Đức Thánh Trần ( Trần Hưng Đạo), Đạo mẫu ( thờ bà chúa Liễu hạnh)… Như vậy khi nói đến nguồn gốc tâm lý của tôn giáo thực chất là nói đến sự đền bù hư ảo, sự xoa dịu những nỗi đau trần thế… “ Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” – tức là một mặt nó đầu độc nhân dân, mặt khác nó xoa dịu nỗi đau, bù đắp những mất mát trong cuộc sống của con người Tóm lại: Tín ngưỡng tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi chống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ, lỡ vận Vì vậy, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người vẫn tin theo nó Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 5 2 Tính chất của tôn giáo a Tính lịch sử của tôn giáo - Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, nó ra đời và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đến một giai đoạn phát triển nhất định của XH khi con người đạt đến mức độ trưởng thành cao và điều kiện sinh hoạt vật chất dồi dào thì tôn giáo không còn lý do để tồn tại Tôn giáo là một phạm trù lịch sử tức là nó có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong Không phải là khi con người xuất hiện thì tôn giáo cũng xuất hiện Những người nguyên thủy đã từng sống hàng triệu năm không có tôn giáo Các ngành khoa học lịch sử, khảo cổ đã chứng minh rằng, trong một thời gian dài, con người sống không có tôn giáo và tôn giáo mới xuất hiện khi hình thành nười tinh khôn – tức là tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy, trừu tượng hóa của con người đạt tới mức độ nhất định và nó sẽ mất đi khi nguồn gốc nảy sinh tôn giáo không còn nữa Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, là một hình thái ý thức XH, nên trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo Đó là nguyên nhân giải thích vì sao trong điều kiện hiện nay tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển b Tính quần chúng của tôn giáo - Tôn giáo phản ánh nhu cầu giải phóng và nhu cầu hạnh phúc có ý nghĩa giáo dục nhân văn đối với một bộ phận nhân dân và nó đã thâm nhập vào một bộ phận nhân dân ấy qua nhiều thế hệ và biến thành đức tin, lối sống của họ Tính chất quần chúng của tôn giáo không chỉ thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ cao trong dân số TG ( theo Niên giám Đại Bách Khoa của Anh ( 1991) công bố, tín đồ các loại tôn giáo chiếm 4/5 dân số TG) , mà tôn giáo còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động, dù tôn giáo hướng con người vào hạnh phúc hư ảo ở TG bên kia – thế giới không có thật, song nó luôn phản ánh khát vọng của con người vào một TG tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái Tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện nên nó còn được nhiều người trong XH tin theo c Tính chính trị của tôn giáo Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 6 - Tôn giáo thường bị các giai cấp thống trị lợi dụng, sử dụng như một công cụ để áp bức về mặt tinh thần đối với quần chúng nhân dân Trong XH CSNT, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của con người về bản thân mình và thế giới xung quanh Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi XH phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp Khi đó, quần chúng nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột lấy tôn giáo để gửi gắm những khát vọng của họ về tự do, hạnh phúc Điều đó thể hiện thái độ phản kháng tiêu cực của quần chúng đối với giai cấp thống trị Chính sự phản kháng tiêu cực của quần chúng đưa họ đến niềm tin tôn giáo Thấy dược điều đó, giai cấp thống trị phản động đã sử dụng tôn giáo để mê hoặc, uy hiếp, ru ngủ quần chúng nhân dân bằng các thứ giáo lý được cho là của thần thánh nhưng thực chất là do giai cấp thống trị đặt ra để áp bức, nô dịch nhân dân Do vây, cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị phản động lợi dụng tôn giáo không tách rời cuộc đấu tranh vì hạnh phúc thực sự của nhân dân Những cuộc chính trị tôn giáo đã và đang xảy ra trên TG, thực chất vẫn là xuất phát từ những lợi ích vật chất của những lực lượng XH khác nhau Chỉ có trong CNXH, các tôn giáo mới được bình đẳng trước pháp luật và GCCN không sử dụng bất kỳ một tôn giáo nào như một công cụ để duy trì vai trò thống trị của mình, sự liên minh giữa thế quyền và thần quyền của nhà nước bóc lột trước đây bị loại bỏ Tự do tín ngưỡng được Đảng và Nhà nước XHCN coi trọng, coi như là biểu hiện của dân chủ trên lĩnh vực văn háo tư tưởng II VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG XH – XHCN 1 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong XH – XHCN Trước đây, nhiều quan điểm cho rằng, khi khoa học và kinh tế phát triển cao thì tôn giáo sẽ tàn lụi Nhưng một thực tế đang đặt ra hiện nay là ngay cả những nước phát triển theo chế độ XHCN thì tín ngưỡng tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển Suy cho cùng cũng là do vẫn còn có cơ sở cho sự nảy sinh và tồn tại của tôn giáo với những điều kiện cụ thể mới Ngoài những nguồn gốc chung nêu trên, cần chú ý tới một số nguyên nhân cho sự tồn tại và phát triển của tôn giáo dưới CNXH * Nguyên nhân nhận thức: Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 7 - Trong quá trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN, trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao, nhiều hiện tượng tự nhiên và XH đến nay khoa học chưa giải thích hết được Chúng ta thấy rằng, mặc dù chưa có thời kỳ lịch sử nào mà loài người đạt được thành tựu lớn lao về KH – CN như hiện nay, với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh học… đã giúp cho con người có thêm những điều kiện để nhận thức TG và làm chủ TG Song, trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể, khoảng cách giữa cái “biết” và cái “chưa biết” vẫn tồn tại Hơn nữa, hiện thực khách quan là vô cùng, vô tận, tồn tại đa dạng và phong phú vẫn đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại KH chưa thể làm rõ được như bệnh tật hiểm nghèo, ô nhiễm môi trường… cùng những sức mạnh tự phát của tự nhiên mà con người chưa thể chế ngự được như động đất, sóng thần… Điều gì KH chưa giải thích được thì được tôn giáo giải thích thay, làm cho một bộ phận nhân dân có tâm lý sợ hãi, trông chờ, nhờ cậy và tin tưởng vào thần thánh, nó chưa thể gạt ra khỏi ý thức của con người trong XH, trong đó có nhân dân các nước XHCN * Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người dân qua các thế hệ đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống Trong mối quan hệ giữa tồn tại XH và ý thức XH thì ý thức XH thường bảo thủ hơn so với tồn tại XH, trong đó tôn giáo là một trong những hình thái ý thức XH bảo thủ nhất Do đã tồn tại lâu dài trong lịch sử nhân loại, tín ngưỡng, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ Điều đó cho thấy, mặc dù có nhiều biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội dưới CNXH thì tín ngưỡng, tôn giáo vẫn tồn tại * Nguyên nhân chính trị - xã hội: Một mặt, trong các nguyên tắc tôn giáo có những điểm còn phù hợp với CNXH, với đường lối chính sách của Nhà nước XHCN Đó là mặt giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Mặt khác, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá CNXH Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 8 Trong công cuộc xây dựng CNXH, đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của một quốc gia dân tộc Dưới CNXH, các tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi với tồn tại XH, theo xu hướng “đồng hành với dân tộc”, thực hiện sống “ tốt đời đẹp đạo”, “ sống phúc âm giữa lòng dân tộc”… Nhà nước XHCN tạo mọi điều kiện để đồng bào các tôn giáo tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động thực tiễn để xây dựng đất nước, đem lại ấm no cho chính họ và cho đất nước Từ đó giúp cho họ hiểu rằng , niềm tin tôn giáo chân chính không đối lập với chủ nghĩa nhân đạo XHCN Tôn giáo luôn là một vấn đề nhạy cảm và các thế lực thù địch luôn sử dụng tôn giáo như là một công cụ hữu hiệu để can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, đặc biệt là chống phá các nước XHCN Chẳng hạn hàng năm, Uỷ ban tự do tôn giáo của Mỹ thường đưa ra những bản điều tra về tình hình tự do tôn giáo ở các nước, trong đó chúng chĩa mũi nhọn vào các nước XHCN còn lại Những bản báo cáo đó đều có nội dung xuyên tác tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo với những ác ý và âm mưu chính trị, họ xuyên tạc một số chính sách ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, chống mê tín dị đoạn của chúng ta Thậm chí vu khống trắng trợn Nhà nước ta đàn áp các tôn giáo và vi phạm nhân quyền Họ kích động mâu thuẫn và xung đột giữa các tôn giáo, điều khiển, giật dây cho bọn phản động trong và ngoài nước gây ra những vụ bạo động tôn giáo gây mất ổn định về an ninh chính trị Ví dụ: Vấn đề Tây Nguyên ở nước ta trong những năm vừa qua, các thế lực trong nước được sự giúp đỡ của bọn đế quốc đã kích động đồng bào Tây Nguyên gây ra các vụ biểu tình, bạo động đòi thành lập nhà nước Đề ga tự trị và lấy đạo tin lành làm quốc giáo Những hiện tượng lợi dụng tôn giáo đó ró ràng là phản động cần phải nghiêm trị * Nguyên nhân kinh tế: Trong CNXH, nhất là giai đoạn đầu của TKQĐ, còn nhiều thành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích khác nhau nên vẫn còn sự bất bình đẳng về kinh tế, văn hóa, xã hội… Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chưa thật cao, thì con người càng chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi Do đó họ vẫn có tâm lý nhờ cậy, cầu mong vào lực lượng siêu nhiên Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 9 Trong các nước XHCN, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của TKQĐ lên CNXH như ở nước ta, do xuất phát điểm thấp, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Chính vì sự tồn tại của nền kinh tế thị trường nên tất yếu không thể có sự bình đẳng hoàn toàn về kinh tế, chính trị, văn hóa… giữa các giai tầng trong XH, thậm chí trong xã hội vẫn còn hiện tượng người bóc lột người Con người thường chịu tác động của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, chẳng hạn, có người giàu lên một cách bất ngờ do may mắn trong làm ăn buôn bán, hoặc có những người không may mắn trong làm ăn thì bị phá sản một cách nhanh chóng, hoặc hôm nay là người giàu có, ngày mai đã trở thành kẻ trắng tay Điều đó tác động tới tâm lý con người, họ thụ động cầu mong và tin tưởng vào các lực lượng siêu nhiên, không ít người chán nản cho rằng số phận đã được sắp đặt bởi Chúa, từ đó bi quan, không muốn tham gia vào hoạt động xã hội * Nguyên nhân văn hóa: - Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hóa tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống Sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa tinh thần cho một bộ phận nhân dân, nhất là nó có một số đóng góp về giáo dục ý thức cho cộng đồng như lời răn của Chúa, Phật…Đó là những nguyên tắc mà các tín đồ phải tuân theo nhằm hướng con người làm điều thiện… Những điều răn như: Không được trộm cắp, tà dâm, không giết người… nếu tín đồ làm theo những điều răn đó thì xã hội sẽ lành mạnh và nó cũng phù hợp với pháp luật của Nhà nước XHCN Tóm lại: Những nguyên nhân trên cho thấy sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong CNXH là một hiện tượng xã hội khách quan Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức được rằng: Sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong CNXH có đặc điểm, trước hết GCCN lấy CNM – Ln làm nền tảng tư tưởng của mình Vì vậy, phải tuyên truyền chủ nghĩa duy vật Mác – xít trong XH một cách rộng rãi, thường xuyên Đồng thời Nhà nước XHCN đề ra những chính sách đối với tôn giáo trên nguyên tắc: không chỉ tôn trọng, bảo đảm và thực hiện tự do tín ngưỡng mà còn đảm bảo quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 10 2 Những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH Chúng ta cần khẳng định rằng hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho con người, nhất là nhân dân lao động Về thế giới quan: Tôn giáo dựa trên cơ sở triết học duy tâm Về nhân sinh quan: do không giải thích được chính xác nguồn gốc nỗi khổ cực của con người nên tôn giáo không thể tìm được biện pháp đúng đắn để xóa bỏ nỗi khổ ải trên thực tế Về con đường mưu cầu hạnh phúc: tôn giáo mong muốn đem lại cho nhân dân ở cõi cực lạc một thế giới lý tưởng như Thiên đường, Niết bàn… Đó là những thế giới không có thật Tôn giáo thường xuyên khuyên con người sống nhẫn nhục, chịu đựng ở trần thế để trông chờ, hi vọng vào “hạnh phúc” được bù đắp ở thế giới bên kia Với hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi lễ… tôn giáo đã hạn chế khả năng vươn lên làm chủ tự nhiên và XH của con người Tuy nhiên, giải quyết vấn đề tôn giáo đòi hỏi phải đúng tinh thần của CNM – Ln, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta là không “tuyên chiến” với tôn giáo Giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH cần dựa trên những quan điểm sau: - Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xh phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Phải tuyên truyền, giáo dục thế giới quan duy vật khoa học một cách thường xuyên cho nhân dân Ở đây giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải hết sức thận trọng, tỷ mỷ và chuẩn xác để dần gạt bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của nó, đặc biệt là loại bỏ những hiện tượng mê tín, dị đoan ra khỏi tôn giáo, đẩy mạnh việc giáo dục, nâng cao trình độ dân trí Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo nàn, phải xây dựng một “ thiên đường” thật sự trên mặt đất để đồng bào có đạo tin tưởng vào công cuộc xây dựng CNXH, dần từ bỏ niềm tin hư ảo Nói cách Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 11 khác, chỉ thông qua quốc tế cải tạo XH cũ xây dựng XH mới, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân thì mới có khả năng gạt bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo Bởi vậy, các nhà kinh điển của CNM – Ln chỉ ra rằng: muốn thay đổi ý thức XH, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại XH, muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc nảy sinh những ảo tưởng ấy - Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân Phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị về đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước Một khi tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thì chính sách nhất quán của Nhà nước XHCN là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng là: Bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó Việc vào đạo, chuyển đạo, bỏ đạo theo quy định của pháp luật hiện hành là quyền tự do của mỗi người Nhà nước XHCN thừa nhận và bảo đảm cho mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Các tôn giáo được Nhà nước thừa nhậ đều bình đẳng trước pháp luật Các giáo hội có trách nhiệm động viên các tín đồ của mình thực hiện bổn phận của giáo dân và nghĩa vụ công dân Mọi công dân đều có ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Cùng với việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, đặc biệt là giá trị về đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước Đó chính là sự thể hiện bản chất của nền dân chủ XHCN - Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, đoàn kết toàn dân tộc và bảo vệ tổ quốc Muốn xây dựng thành công CNXH thì Đảng và Nhà nước XHCN phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 12 người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo, giữa những người theo tôn giáo khác nhau Bởi theo quan điểm của CNM – Ln, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân, nên kể cả đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo đều phải gánh vác công việc chung của đất nước nếu không thực hiện được đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo thì sẽ dẫn tới bất hòa, mâu thuẫn và xung đột tôn giáo, làm cho XH rối loạn Ví dụ: ở Ấn Độ: Mâu thuẫn giữa những người theo đạo Hồi và những người theo đạo Hinđu; hay ở Bắc Ailen : mâu thuẫn giữa những người theo đạo Thiên Chúa với đạo Tin Lành gây ra nhiều vụ khủng bố, tàn sát lẫn nhau, dẫn đến an ninh mất ổn định Chính vì vậy, V.Lênin nhấn mạnh: những lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín ngưỡng, tôn giáo là những hành vi dại dột, vô chính phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng để kích động tình cảm tôn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng gắn bó với tôn giáo, xa lánh, thậm chí đi đến chống lại công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng CNXH Đương nhiên như vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, thế giới quan duy vật cho toàn dân, trong đó có những tín đồ tôn giáo, góp phần nâng cao trình độ cho toàn dân - Bốn là, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo để có những hình thức và biện pháp giải quyết các mâu thuẫn một cách hợp lý Mặt tư tưởng thể hiện nhu cầu tín ngưỡng trong tôn giáo Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp CM XHCN những phần tử đội nốt tôn giáo Trong XH CSNT, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy về mặt tư tưởng Nhưng khi xã hội phân chia giai cấp thì dấu ấn chính trị ít nhiều đều có trong tôn giáo, điều này còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, vào chế độ chính trị + Mặt chính trị: cần phải đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong tôn giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp CM của nhân dân, bảo vệ và phát huy thành quả CM Ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo là một trong những “lá bài” để thực hiện chiến lược “ diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ CNXH ở các nước còn lại Điều đó nhắc Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 13 nhở Đảng của GCCN phải nêu cao cảnh giác, giải quyết kịp thời, cương quyết đối với những kẻ lợi dụng tôn giáo nhưng cũng tránh nôn nóng vội vàng + Mặt tư tưởng: Nếu như mặt chính trị của tôn giáo phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp và các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp CM và lợi ích của nhân dân, thì mặt tư tưởng phản ánh mâu thuẫn không mang tính chất đối kháng giữa những người có tín ngưỡng và những người không có tín ngưỡng, giữa những người theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau Trên thực tế, sự phân biệt này không đơn giản, bởi lẽ trong cuộc sống đôi khi hiện tượng phản ánh sai lệch bản chất mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau Các thế lực phản động thường núp dưới hình thức sinh hoạt tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để tuyên truyền, xúi giục, đưa các yếu tố phản động vào để gây mâu thuẫn giữa những người có đạo và những người không có đạo, giữa những người theo những tôn giáo khác nhau để phục vụ cho mục đích chính trị của chúng là chống phá Nhà nước XHCN Do vậy, trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải phân biệt rõ mặt chính trị và mặt tư tưởng trong tôn giáo để có cách làm, chính sách đúng - Năm là, Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo Ở những thời điểm lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không như nhau, quan điểm, thái độ của giáo hội, giáo dân đối với xã hội cũng khác nhau Có những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi ích của những người nghèo, người bị áp bức và nô lệ ( Thiên chúa giáo) nhưng rồi tôn giáo ấy lại biến thành công cụ của giai cấp thống trị để bóc lột nhân dân ( trong đêm trường Trung cổ ở Châu Âu) Có nhũng giáo sĩ suốt đời hành đạo cùng dân tộc, nhưng cũng có kẻ hợp tác với các thế lực phản động đi ngược lại lợi ích của dân tộc… điều đó đòi hỏi Nhà nước XHCN luôn có thái độ, cách cư xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể III VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 14 1 Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam V.Nam là một nước có nhiều tôn giáo, có tôn giáo được du nhập bằng con đường hòa bình, có tôn giáo du nhập bằng con đường cưỡng bức, có tôn giáo du nhập vào nước ta từ những năm đầu công nguyên, có tôn giáo mới ra đời ở V.Nam vào đầu thế kỷ XX Lịch sử hình thành và du nhập, số lượng tín đồ, vai trò xã hội, chính trị, văn hóa… của các tôn giáo ở nước ta cũng khác nhau - Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, trong đó có sáu tôn giáo lớn với khoảng 20 triệu tín đồ Đó là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hòa Hảo là “ tôn giáo nội sinh” + Phật giáo: là tôn giáo thế giới xuất hiện ở Ấn Độ vào giữa thế kỷ XI ( tr CN) và được truyền bá vào V.Nam vào thế kỷ đầu tiên của công nguyên Nhìn chung, trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo gắn liền với dân tộc, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đạo đức, phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc ta, Phật giáo có khoảng trên 10 triệu tín đồ + Công giáo: là tôn giáo thế giới xuất hiện cách đây 2000 năm Công giáo vào Việt Nam cách đây 4 thế kỷ, hiện nay có khoảng 5 triệu tín đồ + Tin lành: xuất hiện vào thế kỷ XVI ở Châu Âu Đạo tin lành du nhập vào Việt Nam năm 1911, do các tổ chức Tin lành ở Mỹ truyền vào Hiện nay, cả nước có khoảng trên 400 nghìn tín đồ, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên + Hồi giáo: Là một tôn giáo thế giới ra đời vào thế kỷ VII sau công nguyên ở vùng bán đảo Ả rập Hồi giáo du nhập vào Việt Nam khoản thế kỷ thứ XV, tới nay có khoảng 90 nghìn tín đồ Ở nước ta, tín đồ Hồi giáo chủ yếu là người dân tộc Chăm Nó được chia thành khối Hồi giáo không chính thống gọi là Chăm Bàni của người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, khối Hồi giáo chính thống gọi là Chăm Ixlam của người Chăm cư trú trên địa bàn các khu vực: Châu Đốc, Tây Ninh, Đồng Nai và Tp HCM + Đạo Cao Đài: là tôn giáo nội sinh ra đời ở Nam Bộ vào năm 1926 Đạo Cao Đài có khoảng gần 2 triệu tín đồ với nhiều hệ phái khác nhau, nhưng lớn nhất là hệ phái Cao Đài Tây Ninh tập trung chủ yếu ở phía Nam, bên Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 15 cạnh đó cũng có một số hệ phái phát triển ra phía Bắc nhưng số lượng tín đồ ít khoảng vài nghìn tín đồ + Đạo Hòa Hảo: là tôn giáo hình thành ở An Giang vào năm 1939, chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo nên còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo Hiện nay, Đạo có khoảng trên 1 triệu tín đồ, chủ yếu ở tỉnh An Giang và một số tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long Ngoài 6 tôn giáo kể trên, VNam còn có nhiều tôn giáo khác như Đạo mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng - Mặc dù sự hình thành và phạm vi ảnh hưởng , tác động chính trị - xã hội không giống nhau, đồng bào các tôn giáo đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Một điểm khá nổi bật cần được nhìn nhận đó là sự đóng góp của đồng bào có đạo vào sự nghiệp CM chung của dân tộc Chúng ta thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, mặc dù có nhiều tôn giáo khác nhau, số lượng, sự hình thành, phạm vi ảnh hưởng không giống nhau Song, đồng bào có đạo đã cùng chung sức với đồng bào không có đạo, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam XHCN Đóng góp của đồng bào các tôn giáo vào 2 cuộc kháng chiến vừa qua là điều không thể phủ nhận hàng chục vạn thanh niên có đạo đã tham gia chiến đấu cho độc lập, tự do, trong đó nhiều người đã hi sinh anh dũng, nhiều cơ sở chùa chiền trở thành cơ sở CM Thấy được điều đó, Nhà nước đã công nhận nhiều đình chùa là di tích lịch sử văn hóa Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, 20 triệu tín đồ tôn giáo đang cùng với nhân dân cả nước xây dựng đất nước, họ làm tốt cả “việc đạo” và “việc đời” Nhiều cơ sở tôn giáo tích cực tham gia vào các phong trào xã hội như đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc trẻ em mồ coi, người già cô đơn… - Gần đây, sinh hoạt tôn giáo có chiều hướng gia tăng, một mặt nó phản ánh nhu cầu tinh thần cả bộ phận quần chúng nhân dân sau một thời kỳ chưa được quan tâm đúng mức, mặt khác cũng nói lên điều không bình thường vì trong đó có biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín, dị đoan Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 16 Hoạt động tôn giáo có chiều hướng gia tăng thể hiện: sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ diễn ra đều đặn hàng năm theo các ngày lễ của từng tôn giáo, nhiều nhà thờ, đình chùa, miếu mạo… được tu sửa và xây mới, số người tham gia các hoạt động tôn giáo gia tăng, nhiều lễ hội cũ đã bị lãng quên nay được khôi phục lại bao gồm cả những lễ hội truyền thống có văn hóa xen lẫn cả những hoạt động mê tín dị đoan hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phục vụ cho âm mưu chính trị của bọn phản động Những thực trạng trên được giải thích như thế nào ? Trước thực trạng trên, nhiều người tỏ ra hoài nghi dao động do không dựa trên cơ sở khoa học để giải thích các vấn đề đó Theo quan niệm trước đây thì khoa học, kinh tế ngày càng phát triển thì tôn giáo sẽ ngày càng “ tàn lụi” Song thực tế lại khác, sinh hoạt tôn giáo đang có xu hướng phát triển mạnh vào những năm cuối thế kỷ XX ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên TG Điều quan trọng cần thấy là, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, nhưng trước đây nhu cầu tinh thần ( tức tôn giáo) của nhân dân phải tạm gác lại để giành cho nhiệm vụ cấp thiết là giải phóng dân tộc Khai đất nước thống nhất, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, với chính sách dân chủ hóa mọi mặt đời sống xh đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu tinh thần chính đáng của quần chúng nhân dân thì việc tôn giáo phát triển hiện nay ở nước ta cũng xem là hiện tượng bình thường Mặt khác, cũng có những biểu hiện không bình thường vì các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách chống phá CM Việt Nam bằng nhiều hình thức và thủ đoạn thâm độc, trong đó có cả âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phục vụ ý đồ chính trị đen tối của chúng Chẳng hạn, chúng đẩy mạnh truyền đạo trái phép vào nước ta đặc biệt chú trọng vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa…; hoặc lợi dụng tôn giáo để hành nghề mê tín, dị đoan như ở Vĩnh Phúc năm 1992: tên Nguyễn Văn Dậu tự xưng là người “cõi âm” được các Thành cử lên trên trần cho “ hồn cô” nhập vào, chữa bệnh bằng tàn hương và nước lã Tên Lưu Văn Ty “ giáo chủ” đạo Chân không chỉ trong 4 đến 5 năm hành nghề với khẩu hiệu “ xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần”, hắn đã chiếm đoạt của các tín đồ trên 600 triệu đồng và còn gian dâm với rất nhiều phụ nữ - Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 17 là tín đồ của đạo, gây mất ổn định an ninh chính trị, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc Đứng trước những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tôn giáo trong điều kiện tôn giáo vẫn tồn tại dưới CNXH, Đảng và Nhà nước ta đã có nhận thức đúng đắn và đề ra những biện pháp giải quyết vấn đề tôn giáo thông qua chính sách tôn giáo – trên cơ sở quán triệt CNM – Ln, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo 2 Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới CNXH và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định: “ Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào cả nước Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” Theo tinh thần trên, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay bao gồm: + Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật + Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ văn hóa cho đồng bào theo các tôn giáo + Hướng dẫn các tôn giáo, các chức sắc, giáo hội hoạt động theo đúng Hiếp pháp và pháp luật, ủng hộ, phát huy các yếu tố tích cực của tôn giáo nhằm thực hiện “ tốt đời, đẹp đạo” và đưa việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 18 + Không ngừng nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp CM của nhân dân, chống CNXH Đến nay giáo hội Rôma và các đạo Tin lành có thể có những ý kiến khác nhau với các nhà cầm quyền ở các nước TBCN nhưng họ vẫn thống nhất với nhau ở những nét lớn là chống phá Chủ nghĩa Cộng Sản Điều đó được thể hiện trong lời tuyên bố của Giáo Hoàng Jean Paul II về sự đóng góp của Tòa Thánh trong âm mưu làm tan rã Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu + Mọi quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn giáo phải theo đúng đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Như vậy, thực hiện tôn giáo gồm nhiều mặt, vừa có mặt đối nội vừa có mặt đối ngoại Do vậy, Hội nghị BCH TW Bảy khóa IX trong nghị quyết về tôn giáo đã xác định: “ công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” Việc định ra đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo về Tổ quốc Việt Nam XHCN, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà 19 ... âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá CNXH Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà Trong công xây dựng CNXH, đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo phận quốc gia dân tộc Dưới CNXH, tơn giáo có khả tự biến đổi để thích... trên, cần ý tới số nguyên nhân cho tồn phát triển tôn giáo CNXH * Nguyên nhân nhận thức: Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà - Trong trình xây dựng CNXH chế độ XHCN, trình độ dân trí nhân dân chưa thật cao,... nhiên, may rủi Do họ có tâm lý nhờ cậy, cầu mong vào lực lượng siêu nhiên Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà Trong nước XHCN, đặc biệt giai đoạn đầu TKQĐ lên CNXH nước ta, xuất phát điểm thấp, Đảng Nhà nước

Ngày đăng: 17/08/2012, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w