Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
2,22 MB
Nội dung
Lời nói đầu : Viết tập tài liệu này là giúp các bạn ôn thi cấp tốc vì chỉ còn hơn một tháng nữa là thi đại học. Cũng vì thời gian gấp rút nên có lẽ mình chỉ tổng hợp phần : ‘’ Lý thuyết hóa luyện thi đại học ‘’. Cũng như cái tên của tiêu đề. Đây là tài liệu tổng hợp một số dạng lý thuyết thi đại học mà các bạn học sinh còn đang yếu. Cũng như chúng ta đã biết thi đại học môn Hóa Học thì phần lý thuyết chiếm 50% đề thi. Do vậy muốn đạt điểm cao môn Hóa chúng ta cần phải nắm vững kiến thức hóa học. Nên mình tổng hợp + biên soạn thành cuốn tài liệu này hi vọng giúp ích cho các bạn, gồm những phần như sau : Phần I : Cấu trúc đề thi Đại Học môn Hóa khối A,B năm 2014. Phần II : Kinh nghiệm học ôn cấp tốc và kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa Học. Phần III : Tổng hợp lý thuyết hóa học + phân tích các câu lý thuyết hóa. Phần IV : Bài tập rèn luyện hướng tới kỳ thi đại học. ‘’ Học như con thuyền ngược nước , không tiến ắt phải lùi ‘’ Phần I : Cấu trúc đề thi đại học môn Hóa Học năm 2014. I Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu) Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu Phản ứng oxi hoá khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu Sự điện li: 1 câu Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3 câu Đại cương về kim loại: 2 câu Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2 câu Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 câu Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu Este, lipit: 2 câu Amin, amino axit, protein: 3 câu Cacbonhidrat: 1 câu Polime, vật liệu polime: 1 câu Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu II Phần riêng: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A Theo chương trình Chuẩn (10 câu): Phản ứng oxi hoá khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu Đại cương về kim loại: 1 câu Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu Amin, amino axit, protein: 1 câu B Theo chương trình nâng cao (10 câu): Phản ứng oxi hoá khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu Đại cương về kim loại: 1 câu Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu Amin, amino axit, protein: 1 câu. Phần II : Kinh nghiệm học ôn cấp tốc và kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa. Điểm khác biệt giữa đề thi môn Hóa so với các môn khác là rất nhiều lí thuyết, học sinh phải nắm vững rồi mới áp dụng để làm được bài. Tuy nhiên lí thuyết môn Hóa thường không phải học thuộc lòng, nhưng phải hiểu mới vận dụng được. Bài toán Hóa thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các bạn làm tốt hơn 50% số câu hỏi. Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể. Các bạn nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: các thuyết và định luật như: Thuyết nguyên tử phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa …Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp dùng , phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng… Học sinh không nên học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, nắm cấu trúc đề thi (phân phối số lượng câu hỏi / từng chương) theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Để làm bài trắc nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ cần ôn tập lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK. Nói chung là cần đọc sách giáo khoa nhiều , đọc không phải là đọc thuộc long mà là đọc hiểu , phân tích hướng đi cho từng dạng lý thuyết. Lưu ý: Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 10/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên dành cho các bạn là nên chọn đáp án gần nhất hoặc cách hay hơn là nên tính toán với phân số. So với số thí sinh dự thi Đại học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các bạn thường có những sai sót cơ bản mất 0,250,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối. Để tránh mất 0,250,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại kết quả (đối với câu định lượng nên thay kết quả vào; đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ). Thêm nữa, các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai (nhất là với kì thi quan trong như thi Đại học). Khi giải ra kết quả không có trong đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các bạn xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm. Để tự tin, không bị mất bình tĩnh thì các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó các bạn học chưa kĩ, hãy bình tĩnh bỏ qua câu đó và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 1,8 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn 2% Cacbon 18, Thép inox : Fe Cr Mn 19, Vàng tây : Au Ag Cu 20, Tôn : Fe tráng Zn 21, Sắt tây : Fe tráng Sn. 22, Đồng thau : Cu Zn. 23, Đồng bạch : Cu Ni. 24, Photphorit : Ca3(PO4)2 25, Apatit : 3.Ca3(PO4)2. CaF2 26, Ure : ( NH2)2CO D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s. Câu 11: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Fe, Mg vào 100 ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư KNO3, thu được dung dịch Y và 168 ml khí NO. Nhỏ dung dịch HNO3 loãng, dư vào dung dịch Y thì thấy thoát ra thêm 56 ml khí NO nữa. Cũng lượng dung dịch X ở trên, cho phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 5,6 gam kết tủa. Biết các khí ở đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là A. 3,52 B. 2,96 C. 2,42 D. 2,88. Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và 8,66 gam chất rắn. Dẫn toàn bộ lượng O2 qua cacbon nóng đỏ, thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17,6. Hấp thụ hết Y vào nước vôi trong dư, thu được 4 gam kết tủa. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KClO3 trong X là A. 45,17% B. 56,33% C. 54,83% D. 43,67%. Câu 13: Hòa tan hết 8,8 gam hỗn hợp Fe và Cu (có tỷ lệ khối lượng tương ứng là 7 : 4) trong 200 ml dung dịch X chứa HCl 2M và HNO3 0,5M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y trên, thu được m gam kết tủa, biết các phản ứng tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là A. 68,2 B. 57,4 C. 60,1 D. 65,5. Câu 14: Cho 3 dung dịch chứa 3 muối X, Y và Z (có các gốc axit khác nhau). Biết: Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Y có khí bay ra; Dung dịch muối Y tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện; Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện và có khí bay ra. Các muối X, Y, X lần lượt là: A. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HCO3)2 B. NaHCO3, Na2SO4, Ba(HCO3)2. C. Na2CO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2 D. NaHSO4, Na2CO3, Mg(HCO3)2. Câu 15: Chia dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3 và NaHCO3 thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với dung dịch CaCl2 dư, thu được 20 gam kết tủa; Phần 2 tác dụng với nước vôi trong dư, thu được 30 gam kết tủa; Nhỏ từ từ phần 3 vào 300 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là A. 4,032 B. 3,36 C. 22,4 D. 4,48. Câu 16: Oxi hóa 0,12 mol một anđehit đơn chức thu được 4,88 gam hỗn hợp X gồm anđehit và axit. Cho toàn bộ X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa có khối lượng là A. 34,56 gam B. 17,28 gam C. 8,64 gam D. 25,92. Câu 17: Điện phân 200 ml dung dịch X chứa CuSO4 1M và NaCl 0,75M với điện cực trơ, có màng ngăn. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y có khối lượng nhỏ hơn dung dịch X là 16,125 gam. Dung dịch Y trên phản ứng vừa đủ với m gam Al. Giá trị m là A. 3,24 B. 2,25 C. 2,16 D. 1,35. Câu 18: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y. Hòa Y vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Z và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được chất rắn T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của chất rắn T là A. Cu, Al2O3, MgO B. Cu C. Cu, MgO, Fe3O4 D. Cu, MgO. Câu 19: Cho 7,56 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm C2H2 và H2 qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm 3 hiđrocacbon, tỷ khối của Y so với H2 bằng 14,25. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư. Khối lượng của Br2 đã tham gia phản ứng là A. 24,0 gam B. 18,0 gam C. 20,0 gam D. 18,4 gam. Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, AgNO3 và Ca(NO3)2 (số mol của AgNO3 gấp 4 lần số mol của Ca(NO3)2), thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn khí Y vào H2O dư thu được dung dịch Z (không có khí bay ra). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là A. 64,98% B. 63,05% C. 25,93% D. 36,95%. Các bạn hãy thử làm rồi so đáp án nhé. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 A B C D Cuối cùng là xin tặng các bạn một đề thi thử. Chúc các bạn học tốt. Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137, Cr=52, I=127. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40): Câu 1: Điện phân 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M (điện cực trơ), với cường độ dòng điện I = 2,68A trong thời gian t giờ thì bắt đầu có khí thoát ra ở catot (hiệu suất của quá trình điện phân là 100%). Giá trị của t là A. 2 B. 4 C. 1 D. 6. Câu 2: Cho phương trình phản ứng: 2A(k) + B (k) 2X (k) + 2Y(k). Ngời ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Hằng số cân bằng của phản ứng này là A. 40,96 B. 29,26 C. 33,44 D. 58,51 Câu 3: Hỗn hợp X gồm Hidro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CHCH2OH). Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là? A. 0,25 lit B. 0,3 mol C. 0,1 lít D. 0,2 lít Câu 4: Nhóm các chất khi tác dụng với H2S, cho sản phẩm chất rắn là A. dung dịch FeCl3, khí Cl2, khí SO2, khí O2 B. dung dịch AlCl3, dung dịch FeCl3, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch FeCl2 C. dung dịch FeCl3, khí O2, khí N2, khí Cl2 D. dung dịch MgSO4, dung dịch KCl, dung dịch HCl, dung dịch Pb(NO3)2 Câu 5: Một loại khí than chứa đồng thời N2, CO và H2. Đốt cháy 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí này bằng lượng O2 vừa đủ rồi dẫn sản phẩm cháy vào nước vôi trong (dư) thấy tách ra 10 gam kết tủa, thu được dung dịch X và có 0,56 lít khí N2 (đktc) thoát ra. Khối lượng dung dịch X thay đổi so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu là A. giảm 4,25 gam B. giảm 8,65 gam C. tăng 5,75 gam D. tăng 6 gam. Câu 6: Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba2+; 0,01 mol NO3 ; a mol OH và b mol Na+ Để trung hoà 1/2 dung dịch X người ta cần dùng 200ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là: A. 4 gam B. 3,36 gam C. 1,68 gam D. 13,5 gam Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng sau: X axit axetic. X có thể là A. CH3COONa, CH3COOC2H5, CH3COONH4 B. CH3COONa, CH3COOC2H5, CH3CH=O. C. CH3COONa, CH3COOC2H5, CH3CCl3 D. CH3COONa, CH3COOC2H5, C2H5OH. Câu 8: Cho các chất: FeCO3, Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3, FeSO4, FeS, FeS2, CuS. Số lượng chất có thể có khí thoát ra khi cho vào dung dịch HCl và đun nóng nhẹ là A. 5 B. 6 C. 7 D. 4. Câu 9: Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2gam. Số liên kết peptit trong A là: A. 9 B. 18 C. 20 D. 10 Câu 10: Điều chế Y (2metylpropan1,3điol) theo sơ đồ phản ứng C4H8 X Y (2metylpropan1,3điol) Trong quá trình điều chế trên ngoài sản phẩm Y còn thu được Z là đồng phân của Y. Z là? A. 2metylpropan1,3điol B. Butan1,2điol C. Butan1,3điol D. Butan1,4điol Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng: ` Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch X6 thì có hiện tượng A. Xuất hiện màu đỏ gạch của Cu2O. B. Cu(OH)2 không tan trong dung dịch X6. C. Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. D. Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch màu xanh của muối Cu2+. Câu 12: Chia 38,1 gam FeCl2 thành 2 phần, phần 2 có khối lượng gấp 3 lần phần 1. Đem phần 1 phản ứng hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H2SO4 loãng, dư, thu lấy khí thoát ra. Đem toàn bộ khí này phản ứng hết với phần 2, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là? A. 33,900 B. 28,575 C. 29,640 D. 24,375. Câu 13: Chỉ số Iot của chất béo là số gam I2 có thể cộng vào liên kết bội trong mạch Cacbon của 100gam chất béo. Một loại chất béo chỉ chứa triolein và axit oleic có chỉ số axit là 7. Tính chỉ số Iot của loại chất béo trên A. 83,17 B. 86,34 C. 43,18 D. 3,18 Câu 14: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm: A. CuO, Fe2O3, Ag B. CuO, Fe2O3, Ag2O C. NH4NO2, CuO, Fe2O3, Ag D. CuO, FeO, Ag Câu 15: Đun nóng 2 chất hữu cơ X, Y có công thức phân tử là C5H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối natri của 2 axit C3H6O2 (X1) và C3H4O2(Y1) và 2 sản phẩm khác tương ứng là X2 và Y2. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2. A. Tác dụng với Na B. Bị khử bởi H2. C. Bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 D. Bị oxi hóa bởi KMnO4 trong môi trường axit mạnh. Câu 16: Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất giai đoạn thủy phân và lên men đều là 85%. Giá trị của m? A. 688,5 B. 810,0 C. 952,9 D. 476,5. Câu 17: Nung nóng 27,3 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2 đến khối lượng không đổi, cho toàn bộ khí thoát ra tác dụng hoàn toàn với nước, thì có 1,12 lít (đktc) khí không bị hấp thụ. Khối lượng của NaNO3 và Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là? A. 10 gam và 17,3 gam B. 17 gam và 10,3 gam C. 16,3 gam và 11 gam D. 8,5 gam và 18,8 gam Câu 18: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là A. 0,224 lít B. 0,672 lít C. 2,24 lít D. 6,72 lít. Câu 19: Một hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 1,334 lít khí, dung dịch Y và phần không tan Z. Cho 2m gam X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng từng kim loại trong m gam X là : A. 8,220gam Ba và 7,29gam Al B. 8,220gam Ba và 15,66gam Al C. 2,055gam Ba và 8,1gam Al D. 2,055gam Ba và 16,47gam Al Câu 20: Cho 0,1 mol chất X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được khí làm xanh quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 15 B. 21,8 C. 5,7 D. 12,5. Câu 21: Hợp chất Q (chứa C, H, O) được điều chế theo sơ đồ : Propen X Y Z T Q Nếu lấy toàn bộ lượng hợp chất Q (được điều chế từ 0,2 mol propen) cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa thu được là bao nhiêu? A. 82 gam B. 60,4 gam C. 43,2 gam D. 75,4 gam Câu 22: Cho 45 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5 gam kim loại không tan. Giá trị của V là A. 0,6 lít B. 1,4 lít C. 1,2 lít D. 0,4 lít Câu 23: X là hợp kim của 2 kim loại gồm kim loại kiềm M và kim loại kiềm thổ R. Lấy 28,8 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Đem 2,8 gam Li luyện thêm vào 28,8 gam X thì % khối lượng của Li trong hợp kim vừa luyện là 13,29%. Kim loại kiềm thổ R trong hợp kim X là A. Sr B. Mg C. Ca D. Ba Câu 24: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Hình 3 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2 , NH3 , SO2 , HCl , N2. A. H2, N2 , C2H2 B. HCl, SO2, NH3 C. N2, H2 D. H2 , N2, NH3 Câu 25: Ôxi hóa 9,6 gam ancol X đơn chức, bậc 1 thành axit tương ứng bằng O2, lấy toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (hỗn hợp Y) cho tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là? A. 2,5 M B. 1,25 M C. 0,5 M D. 1 M Câu 26: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là: A. b > 6a B. b [...]... , có cấu trúc mạng tinh thể spinel. Để đơn giản hóa, người ta quy ước thành hỗn hợp và 7. Hóa trị bao gồm điện hóa trị (trong hợp chất liên kết ion) và cộng hóa trị (trong hợp chất liên kết cộng hóa trị), được viết là: 0, I, II, III, IV, V, VI, VII, VII. Số oxi hóa chỉ được xét đến trong hợp chất liên kết ion, được viết là: …, 3, 2, 1, 0, +1, +2, +3,… Ví dụ: + Hợp chất : Al có hóa trị III & số oxi hóa +3, O có hóa trị II và số ... Ví dụ: + Trong pin điện hóa: Điện cực “dương” xảy ra quá trình khử nên gọi là Catot (+). Điện cực “âm” xảy ra quá trình oxi hóa nên là điện cực Anot (). + Trong điện phân dung dịch: Điện cực “dương” xảy ra quá trình oxi hóa nên là điện cực Anot (+). Điện cực “âm” xảy ra quá trình khử nên là Catot(). 10. Phản ứng điện phân là phản ứng oxi hóa khử. Nhưng khi xét một chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử hay không, thì không sử dụng đến phản ... công thức của axit silixic được công nhận là . + : chỉ tồn tại ở trạng thái khí và trong dung dịch nước, dung dịch đặc có màu lam. Là axit rất hoạt động hóa học, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Dung dịch không bền, dễ bị phân hủy khi đun nóng: Bảng thống kê hóa học của những câu hỏi dạng đếm số chất I Chất lưỡng tính : A. Vô cơ 1) Ion (→Các muối axit của axit yếu) : HCO3, HSO3, HS , HPO42 , H2PO3 , ... Câu 2 : Trong các chất sau : Cl2 ; HCl ; Cu(NO3)2 ; FeCl2 ; FeCl3 ; Fe(NO3)3. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là ??? Phân tích hướng giải : Thường thì kinh nghiệm làm những bài dạng này là ta cần chỉ ra những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của đơn chất trong hợp chất , hoặc tư duy theo hướng đơn giản đó là cần chỉ ra một đơn chất có tính khử và một đơn chất có tính oxi hóa. Cl2 : số oxi hóa bằng 0 nên có thể tăng nên + 1 ; + 3 ; + 5 ; + 7 hoặc giảm xuống – 1 ... 12. Al, Fe, Cr là 3 kim loại thụ động hóa trong dd đặc nguội và dd đặc nguội: + Phải đảm bảo 2 điều kiện “đặc” và “nguội” thì mới thụ động hóa. Loãng nguội, loãng nóng hay đặc nóng thì phản ứng bình thường. + Nếu 3 kim loại trên được cho vào dd đặc nguội hoặc đặc nguội, sau đó cho vào chất khác thì không xảy ra phản ứng do đã bị thụ động hóa. + Nâng cao: 3 kim loại trên bị thụ động hóa vì nó có lớp polioxit bền, nhưng nếu ... 3) Khái niệm chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử: khi một nguyên tố có trong một hợp chất hoặc đơn chất có số oxi hóa ở mức trung gian thì có cả hai tính chất: vừa là chất oxi hóa vừa có tính khử: S0, Cl20, NO (N+3), N2O (N1), NO2 (N+4), SO2 (S+4), CO (C+2) , KNO2(N+3), H2SO3(S+4), Cu+1, Fe2+, Cr3+, Sn2+ 4) Nước : H2O H2O → H2 + ½O2 Tuy nhiên các chất sau đây KHÔNG phải vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử: ... Tuy nhiên các chất sau đây KHÔNG phải vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử: • CrO (có tính khử, tính bazơ), Cr(OH)2 (có tính khử, tính bazơ) • CrO3 (có tính oxi hóa rất mạnh, tính axit), Cr(OH)3 (có tính oxi hóa và axit) • Fe(OH)2 • O3 : có tính oxi hóa mạnh hơn cả oxi. • F2 : tính oxi hóa mạnh. • H2S : tính khử mạnh. • SO3 • NH3 II So sánh tính bazơ 1) Tính bazơ của AMIN RNH2 + H2O ↔ RNH3+ + OH Xét gốc R • R ĐẨY e → Tính bazơ TĂNG ... 15. Protit: *HNO3 làm protit chuyển sang màu vàng. * Cu(OH)2 chuyển sang màu xanh tím. Đến đây có lẽ là phần quan trọng nhất. Phân tích các câu lý thuyết luyện thi đại học, ở phần này : mình sẽ đưa ra các câu lý thuyết trọng tâm và bao quát kiến thức thi đại học sau đó là đưa ra phân tích + định hướng cho lời giải. Phân tích lý thuyết hóa luyện thi đại học Câu 1 : Hỗn hợp gồm Al ; Al2O3 ; Cu ; Zn hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch G. Cho G tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa T. Nung T tới khối ... của muối/của axit khác , của axit) thì xảy ra phản ứng oxi hóa – khử tạo khí của Nito tương tự như tác dụng với dd axit Ví dụ: + Nếu hỗn hợp có ion và thì xảy ra phản ứng oxi hóa – khử tạo khí . Ví dụ: 14. So sánh 2 dạng thù hình của Cacbon là Kim cương và Than chì: + Độ cứng: Kim cương cứng hơn Than chì. + Độ bền hóa học (trạng thái tồn tại vững chắc): Than chì ở trạng thái bền hơn Kim ... Al + FeSO4 ; Fe2(SO4)3 ; H2SO4 dư : xem dãy điện hóa có 7chất. Câu 6 : Khí H2S tác dụng với các chất : dung dịch NaOH ; khí Cl2 ; nước Cl2 ; dung dịch KMnO4/ H+, khí oxi dư đun nóng , dung dịch FeCl3 ; dung dịch ZnCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp trong đó lưu huỳnh bị oxi hóa lên S + 6 là ??? Phân tích hướng giải : Để làm tốt bài này không gì hơn là nắm chắc các phương trình hóa học. 1, H2S + dd NaOH ... Phần II : Kinh nghiệm học ôn cấp tốc và kinh nghiệm làm bài thi môn Hóa Học. Phần III : Tổng hợp lý thuyết hóa học + phân tích các câu lý thuyết hóa. Phần IV : Bài tập rèn luyện hướng tới kỳ thi đại học. ‘’ Học như con thuyền ngược nước , không tiến ắt phải lùi ‘’ ... hợp một số dạng lý thuyết thi đại học mà các bạn học sinh còn đang yếu. Cũng như chúng ta đã biết thi đại học môn Hóa Học thì phần lý thuyết chiếm 50% đề thi. Do vậy muốn đạt điểm cao môn Hóa chúng ta cần phải nắm vững kiến thức hóa học. ... Phần I : Cấu trúc đề thi đại học môn Hóa Học năm 2014. I Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu) Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu Phản ứng oxi hoá khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu