BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM HỌC 20142015

6 3K 17
BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM HỌC 20142015

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN DI TRUYỀN SINH HỌC 9” Đối với bậc tiểu học các em học sinh được làm quen với môn tự nhiên xã hội, khi lên đến cấp THCS các em học sinh đựơc học và tìm hiểu bộ môn Sinh học. Và môn Sinh học được nâng cao dần từ kiến thức lớp 6,7,8 các em tìm hiểu về thực vật, động vật không xương, động vật có xương sống, và tìm hiểu về con người, nhưng đến lớp ̣9 các em mới được tìm hiểu về phần di truyền và biến dị. Trong phần này các em không chỉ nắm bắt lí thuyết mà còn vận dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập. Vì vậy còn nhiều HS chưa biết vận dụng và vận dụng để giải các bài tập đó như thế nào.Vì từ tiểu học các em chỉ giải bài tập là những câu hỏi lý thuyết, không cần phải tính toán, vận dụng... Chính vì những khó khăn của HS đã thúc đẩy tôi nghiên cứu sáng kiến Rèn kĩ năng giải bài tập phần di truyền trong chương trình Sinh học 9, nhằm giúp các em học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản và đặc biệt hơn nữa đó là có hứng thú học môn Sinh học 9.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ KHEN XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM HỌC 2014-2015 I. Sơ lược lý lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao: - Họ và tên: Nguyễn Thanh Lâm - Sinh năm 1982 Giới tính: Nam - Quê quán: Ấp Hòa Mỹ, TT Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng. - Chổ ở hiện nay: Ấp PreyChop B, Xã Lai Hòa, Tỉnh Sóc Trăng. - Chức vụ: Giáo viên - Cơ quan đơn vị: Trường THCS Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tên đề tài: “RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN DI TRUYỀN SINH HỌC 9” Đối với bậc tiểu học các em học sinh được làm quen với môn tự nhiên xã hội, khi lên đến cấp THCS các em học sinh đựơc học và tìm hiểu bộ môn Sinh học. Và môn Sinh học được nâng cao dần từ kiến thức lớp 6,7,8 các em tìm hiểu về thực vật, động vật không xương, động vật có xương sống, và tìm hiểu về con người, nhưng đến lớp ̣9 các em mới được tìm hiểu về phần di truyền và biến dị. Trong phần này các em không chỉ nắm bắt lí thuyết mà còn vận dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập. Vì vậy còn nhiều HS chưa biết vận dụng và vận dụng để giải các bài tập đó như thế nào.Vì từ tiểu học các em chỉ giải bài tập là những câu hỏi lý thuyết, không cần phải tính toán, vận dụng... Chính vì những khó khăn của HS đã thúc đẩy tôi nghiên cứu sáng kiến " Rèn kĩ năng giải bài tập phần di truyền trong chương trình Sinh học 9", nhằm giúp các em học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản và đặc biệt hơn nữa đó là có hứng thú học môn Sinh học 9. 2. Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Năm học 2013-2014: Phát hiện và nghiên cứu thực trạng. Qua kiểm tra cuối năm học 2013-2014 tôi thu được kết quả như sau: Năm học: 2014- 2015 *Về kiến thức: Khối TSHS Giỏi Khá TB Y 9 SL % SL % SL % SL % 60 3 5 18 30 36 60 3 5 *Về kĩ năng vận dụng.: Vận dụng Vận dụng khá tôt SL % SL % 9 60 3 5 18 30 Năm học: 2014- 2015( giữa học kì I). * Về kiến thức: TSH Khối Giỏi Khá S SL % SL % 9 60 6 10 18 30 Khối TSHS Vận dụng cònyếu SL % 36 60 Chưa vận dụng được. SL % 3 5 TB Y SL 27 % 45 SL 9 % 15 * Về kĩ năng vận dụng: Vận dụng Vận dụng Vận dụng Chưa vận Khối TSHS tôt khá còn yếu dụng được. SL % SL % SL % SL % 9 60 6 10 18 30 27 45 9 15 Từ những kết quả như trên đã luôn làm tôi trăn trở với những kiến thức trên lớp, hầu hết các em đều nắm được tuy nhiên khi vận dụng vào giải các bài tập lại gặp khó khăn, phần lớn các em giải bài tập dựa vào một phần hướng dẫn của SGK và hướng dẫn của giáo viên, nhưng khi gặp một số bài tập khó hơn vẫn là các kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học 9 thì các em đều lúng túng, không biết giải như thế nào. Kĩ năng vận dụng từ lý thuyết vào giải các bài tập còn nhiều hạn chế. Từ năm học 2010- 2011 Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn kiến thức kĩ năng và sở GD&ĐT Sóc Trăng chỉ đạo dạy học theo đối tượng vùng miền. Do vậy để các em học sinh nắm bắt được kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình và phù hợp với vùng miền. Tôi đã đưa ra một số dạng bài tập cơ bản ứng với lí thuyết đã học, để rèn kĩ năng giải bài tập Sinh học 9. Tạo cho các em có thêm hứng thú với môn học. 2.2. Năm học 2014-2015: Xây dựng giải pháp và áp dụng vào quá trình dạy học. A. Bài tập về các định luật của Men-đen. Loại 1: Tính số loại và tìm thành phần gen của giao tử: a) Số loại giao tử không tuỳ thuộc vào số cặp gen trong kiểu gen mà tuỳ thuộc vào số cặp gen dị hợp nếu các cặp gen đó nằm trên các cặp NST khác nhau. + Kiểu gen của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 21 loại giao tử. + Kiểu gen của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sinh ra 22 loại giao tử. + Kiểu gen của cá thể gồm n cặp gen dị hợp sinh ra 2n loại giao tử. b) Thành phần kiểu gen của giao tử. + Đối với cặp gen đồng hợp AA hoặc aa cho một loại giao tử A hoặc a. + Đối với cặp gen dị hợp Aa: cho 2 loại giao tử A và a. Loại 2: Tính số kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và tỉ lệ phân li ở đời con: Số kiểu tổ hợp = Số loại giao tử đực x số loại giao tử cái * Tỉ lệ kiểu gen chung của nhiểu cặp gen = tỉ lệ kiểu gen riêng rẽ của mỗi cặp gen nhân với nhau. * Kiểu gen chung = số kiểu gen riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau. * Tỉ lệ kiểu hình chung của nhiều cặp tính trạng = tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. * Số kiểu hình chung = số kiểu hình riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. a. Phép lai một cặp tính trạng: Dạng 1: Bài toán thuận: Xác định kiểu gen kiểu hình và tỉ lệ của chúng ở F1 hay F2: - Đề bài cho ta biết tính trạng trội, lặn hoặc gen quy định tính trạng và kiểu hình của P. Căn cứ vào yêu cầu của đề (xác định F1 hay F2), ta suy nhanh kiểu gen của P, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (chủ yếu) của F1 hay F2 VD: Tỉ lệ 1:1 là lai phân tích. Dạng 2: Bài toán nghịch: Xác định kiểu gen, kiểu hình của P: - Đề bài cho ta biết số lượng hay tỉ lệ các kiểu hình. Căn cứ vào kiểu hình hay tỉ lệ của nó ta suy ra kiểu gen và kiểu hình của thế hệ xuất phát. VD: Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3:1 thì P đều dị hợp tử, hay 1:1 thì một bên dị hợp còn bên kia là thể đồng hợp lặn... * Bài toán nghịch: Biết kiểu gen, kiểu hình, tỉ lệ của các cặp tính trạng đem lai ta xây dựng sơ đồ lai: b. Phép lai về hai cặp tính trạng: Với dạng bài tập về phép lai hai cặp tính trạng tôi cũng hướng dẫn học sinh tiến hành tương tự phép lai một cặp tính trạng và chú ý rèn cho học sinh một số kĩ năng như: Xác định cặp tính trạng đem lai, viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở F1, F2. B. Bài tập về Nhiễm sắc thể. Đối với dạng bài tập này thường trong chương trình SGK chỉ giới hạn một số bài tập trắc nghiệm, khi gặp dạng bài này cho dù là trắc nghiệm giáo viên phải đưa ra phương pháp và hướng dẫn học sinh giải. Ví dụ về bài tập xác định số lượng NST, tâm động, crômatit qua các kì nguyên phân, giảm phân. Trước hết giáo viên cần đưa ra phương pháp giải sau đó lấy ví dụ để học sinh vận dụng : * Phương pháp: Bước 1: Xác định bộ NST 2n Bước 2: Xác định số lượng NST, crômatit Số NST đơn NST kép Số crômatit Kì đầu 0 2n 2(2n) =4 Kì giữa 0 2n 2(2n)=4 Kì sau 2(2n)=4 0 0 Kì cuối 2n 0 0 C. Bài tập về ADN và gen: Để giúp học sinh có thể giải được một số dạng bài tập phần ADN và gen trước hết giáo viên phải đưa ra cách giải và phân loại từng loại cụ thể, sau đó từ lí thuyết, đưa ra một số dạng bài đơn giản để học sinh thực hiện cụ thể như sau: Loại 1: Xác định trình tự các Nu trong mạch đơn của phân tử ADN Phương pháp: Bước 1: Viết lại trình tự các loại Nu trong mạch đơn (theo đề bài) Bước 2: Áp dụng nguyên tắc bổ sung (A – T; G – X) trình tự các loại Nu trong mạch bổ sung: Loại 2: Tính chiều dài của ADN hay chiều dài của gen. Giáo viên cần đưa ra phương pháp giải: Bước 1: Tìm Nu N=A+T+G+X Bước 2: Tìm chiều dài của phân tử ADN theo công thức: Gọi N là số nuclêôtit của ADN. Mỗi phân tử ADN có 2 mạch, Mỗi nuclêôtit 0 có chiều dài 3,4A0. Do đó chiều dài của ADN là: N 2L L= 2 .3, 4 A → N = 3, 4 0 + Mỗi vòng xoắn của ADN có 10 cặp = 20 nuclêôtit và dài 34 A . Do đó số vòng xoắn của ADN là: N C= 20 + Chiều dài của ADN tương ứng với số vòng xoắn C bằng: L = C. 34 * Loại 3: Tính khối lượng của ADN. + Mỗi loại nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300đvc do đó khối lượng của ADN là: M = N . 300 đvC * Loại 4: Tính số nuclêôtit từng loại trong ADN. + Trên mạch đơn: Gọi A1, T1, G1,X1 lần lượt là số nuclêôtit từng loại của mạch 1 A2,T2,G2,X2 lần lượt là số nuclêôtit từng loại của mạch 2. Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 - Xét trên mỗi mạch của gen: A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2. + Xét trên cả mạch: A= T = A1 + A2 = A1 + T1 G = X = G 1 + G2 = G1 + X1 Và + Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen: A +G=T +X= N = 50% 2 A1 % + A2 % 2 G % + G2 % G% = T% = 1 2 A% = T% = %A + %G = 50% Loại 5: Tính số liên kết trong ADN. + 2 nuclêôtit kề nhau trên mạch liên kết bằng 1liên kết hoá trị. + 3 nuclêôtit kề nhau trên mạch liên kết bằng 3 - 1 liên kết hoá trị. + N/2 nuclêôtit trên một mạch liên kết bằng N/2 - 1 liên kết hoá trị. Do đó số liên kết hoá trị trong ADN là: 2.(N/2 - 1) = N -2 liên kết hoá trị - Số liên kết hiđrô trong ADN: Trong ADN: A liên kết với T bằng 2 liên kết Hiđrô G liên kết với X bằng 3 liên kết Hiđrô. Gọi H là tổng số liên kết hiđrô trong ADN. Ta có: H = 2 (số cặp A - T) + 3 (số cặp G - X), mà mỗi cặp A - T có 1A, mỗi cặp G- X có 1G Vậy liên kết hiđrô trong ADN sẽ là: H = 2A + 3G 3. Hiệu quả của sáng kiến. Năm học: 2013- 2014( học kì II). * Về kiến thức: Khối TSHS Giỏi SL % 6 10.9 * Về kĩ năng vận dụng: Vận dụng Khối TSHS tôt SL % 9 55 6 10.9 9 55 Khá SL 28 % 50.9 TB SL 21 Y % 38.2 Vận dụng Vận dụng khá còn yếu SL % SL % 28 50.9 21 38.2 SL % Chưa vận dụng được. SL % Qua quá trình áp dụng các biện pháp của sáng kiến, người thực hiện tiến hành khảo sát kết quả để đánh giá hiệu quả của sáng kiến như sau: - Chất lượng học sinh ngày càng tiến bộ hơn, đặc biệt là biết cách lập luận để tìm phương hướng gải quyết vấn đề. - Tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng từ 41.8 % lên 60.8%. tăng 20% - Tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm từ 9.1% xuống còn 0%. 4. Mức độ ảnh hưởng: Sáng kiến đã áp dụng thành công tại cơ sở giáo dục (trường THCS Lai Hòa) và có thể áp dụng rộng rãi trong địa bàn toàn huyện Vĩnh Châu (vì thực trạng và điều kiện giáo dục ở khu vực có sự tương đồng với nhau). 5. Phạm vi áp dụng sang kiến kinh nghiệm: Đề tài sáng kiến này đã được hội đồng xét duyệt sáng kiến của trường THCS Lai Hòa và phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Châu nghiệm thu đồng ý cho bổ sung hoàn chỉnh triển khai trong phạm vi trường THCS Lai Hòa và tất cả các trường trong địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân rất mong Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp thị xã xem xét và ghi nhận kết quả Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, đồng thời đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng thị xã xét công nhận danh hiệu” Chiến sĩ thi đua cơ sở “ năm học 2014-2015. Vĩnh Châu, ngày 13 tháng 11 năm 2015 Người viết sáng kiến Nguyễn Thanh Lâm Xác nhận Thủ trưởng đơn vị TM. HĐ XDSK Phòng GD&ĐT KT. CHỦ TỊCH P. CHỦ TỊCH Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Triệu Láth Xác nhận Của Phòng Giaos dục và Đào tạo thị xã Vĩnh Châu TRƯỞNG PHÒNG

Ngày đăng: 24/10/2015, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan