1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bộ tài liệu bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

18 5.8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Quyển sách tập hợp các bài thu hoạch kể về các cuộc đi thăm di tích lịch sử trên khắp cả nước. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn, bạn có thể liên lạc với tôi qua email luazolanzarogmail.com hoặc website www.ditichlichsu.com nhé.

BÀI THU HOẠCH Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Quyển sách tập hợp các bài thu hoạch kể về các cuộc đi thăm di tích lịch sử trên khắp cả nước Cong Truong www.ditichlichsu.com Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Mục lục Bài cảm nhận chuyến đi thăm các khu di tích trên TP.HCM ................................... 3 Bài cảm nhận chuyến về thăm quê Bác Tôn ............................................................. 5 Hãy kể lại và nói rõ cảm tưởng của em trong một lần đi tham quan địa đạo Củ Chi ................................................................................................................................... 8 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử cố đô Hoa Lư Ninh Bình .......................... 10 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương ................. 12 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 1 .............................. 13 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 2 .............................. 15 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Đền Đô Bắc Ninh...................................... 16 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Mỹ Sơn Đà Nẵng ...................................... 17 * Bấm vào tên bài trong mục lục để đến thẳng bài đó. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn, bạn có thể liên lạc với tôi qua email luazolanzaro@gmail.com nhé. 2 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Bài cảm nhận chuyến đi thăm các khu di tích trên TP.HCM Tôi là người con của đất Huế thành nhưng từ nhỏ đã theo gia đình vào Đắc Lắc sinh sống, thuở nhỏ khi còn được nghe những lần kể chuyện của Nội tôi về dân tộc Việt Nam đã đứng lên dành độc lập, tự do đầy gian khổ như thế nào, những vị tướng tài ba mà Nội tôi biết hay những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của quê nhà để kể; tôi chăm chú, hăm hở và tỏ ra tò mò và luôn làm phiền với những câu hỏi xung quanh. Cũng đã có lần trầm lặng, xúc động khi nội nhắc tới những nổi lầm than mà người Việt hứng chịu. Theo thời gian những câu chuyện ấy lùi xa và in dấu trong quá khứ đẹp. Lớn lên tôi càng thêm yêu quê hương và tự hào dân tộc khi ngày ngày lên trường đươc nghe thầy cô giáo dạy dỗ nhều kiến thức về một đất nước Việt Nam đầy hào hùng, tươi sáng, đẹp đẽ như thơ ca đã thành câu: “Sống vững chải bốn ngàn năm lich sử Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” Sở dĩ tôi nói đôi dòng trên đây bởi tôi cũng như nhiều sinh viên nói riêng, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung luôn có mong muốn, nỗi khát khao cháy bỏng được cống hiến công sức cho dân tộc nhưng cũng đôi lúc hiểu bồng bột, lệch lạc dẫn đến những hành động sai trái. Đảng, nhà nước đã tạo nhiều điều kiện để giáo dục, ôn lại những truyền thống quí báu trước kia bằng nhiều cách và một trong số đó là việc khuyến khích thế hệ trẻ vào các bảo tàng, các di tích dọc miền đất nước dải hình chữ S thân thương. Thật may mắn và nhiều niềm vui khi trong ngày nghĩ chủ nhật vừa qua (13 – 12 – 2009) trong chương trình “mỗi kỳ một địa danh” đầy đặc trưng và ý nghĩa của khoa Địa Lí – Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh_nơi tôi cùng các bạn của mình đang theo học được đặt chân đến các địa điểm nổi tiếng trên thành phố mang tên Bác này. Xuất phát bằng những chiếc xe đạp thân quen thân thiện với môi trường, 7h 30’ tại cổng trường đoàn di chuyển đến địa danh đầu tiên đó là “khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh” hay cái tên mà nhiều người quen gọi “bến nhà rồng”. Ơ đó chúng tôi chăm chú nghe chị thuyết trình viên dễ thương kể về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ Tịch vĩ đại. Những mẩu chuyện bình dị mà tưởng chừng như cao quí. Có giây phút tôi cũng phải lắng đọng khi chị kể về chuyện Bác dùng viên gạch nung vất vả chống chọi với cái rét ở Tây phương. Kế đến, chúng tôi theo chân các bạn trong đoàn Khoa sang địa điểm thứ hai trong hành trình đó là “bảo tàng chứng tích chiến tranh” tọa lạc ở con đường mang 3 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công tên đồng chí cách mạng Lê Duẩn, quận 1. Một vòng tham quan với không gian rộng rải ở đó chúng tôi được xem nhều hiện vật chiến tranh về cuộc cách mạng mà nhân dân ta đã đổ nhiều xương máu mới dành được quyền làm chủ đất nước. Các bức ảnh, bản đồ trận địa, sa bàn hoành tráng của chiến dịch Hồ Chí Minh khiến nhiều bạn mải mê ngắm nhìn và bình luận. Chúng tôi còn được “tường thuật trực tiếp” và coi phim màn ảnh rộng chiến dịch nửa chứ. Tôi và Lan Anh cũng cố gắng nhoi nhoi làm dáng để chụp mấy phô ảnh kỷ niệm. Sau khi lượn một vòng quanh khắp bảo tàng vì thời gian có hạn, chúng tôi theo đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đi bộ sang bảo tàng lịch sử việt nam. Trời ! ở đây có cả xác ướp của người Việt nửa đó các bạn à ! xem ra văn minh người Việt ta đâu thua kém gì của Ai Cập hay Trung Quốc… đâu mà nhỉ ? tôi thì chú ý đến bộ hàm và đôi vòng vàng ấn tượng của xác ướp. Nếu bạn đặt chân đến đây thì có thể thấy hết được cả một tiến trình lịch sử từ thời nguyên thủy đến ngày nay của cư dân Việt Nam. Mãi mê xem hiện vật trong đó tôi trong lúc tôi và các bạn năm nhất ngơ ngác nhìn gốm sứ Chăm thì bị kêu ra ngoài phổ biến chút ít kiến thức trước khi đi nơi khác. Cả đoàn lên xe tiến về công viên văn hóa lê văn tám ăn cơm trưa và sinh hoạt tập thể. Chao ui ! đói bụng nên ai nấy cũng cố gắng tập trung chuyên môn “ăn”. Nghỉ trưa chừng 30’ chúng tôi tập hợp sinh hoạt, tôi và các bạn trong hội đồng hương Đắc Lắc còn bàn chuyện xôm xả nửa chứ ! Những trò chơi thú vị làm cho mọi người thêm thắt chặt tình đoàn kết của tình bè bạn. Hôm đó tôi được làm quen với nhiều anh chị và cả các em khóa sau dể thương lắm à nha ! một chút tinh nghịch, hóm hỉnh và niềm thân ái cởi mở đã giúp tôi để lại một chút ấn tượng. Hôm ấy chúng tôi còn chơi trò ghép hình nhân vật lịch sử đầy ý nghĩa nữa. Đội tôi mang tên “Bóc Lột” cũng giành được giải nhì với bức ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi còn trả lời được bức ảnh phụ của Nam Phương Hoàng Hậu nữa. Chi chớ ngày xưa Phú cũng học tốt Lịch Sử lắm ! thi đại học vô cũng vinh dự là thủ khoa (đúng hơn là thủ môn ) môn lịch sử mà lị. Giờ chia tay cũng đến, sau một vòng làm quen và ra mắt những thành viên trong ban chấp hành Đoàn Khoa, Hội… chúng tôi ca vang những lời ca chia tay hứa hẹn ngày gặp lại với những hành trình kế đến. 4 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Bài cảm nhận chuyến về thăm quê Bác Tôn Tôi còn nhớ rất rõ hai câu thơ của Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu của tập thơ Ánh sáng và phù sa mà tôi rất thích. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn Và lúc vừa đặt chân đến mảnh đất Mỹ Hoà Hưng (cù lao ông Hổ) có dòng sông Hậu hiền hoà ngày đêm chảy mãi như tuần hành cùng thời gian để canh giữ, bảo vệ ngôi nhà gỗ với mái lợp ngói ống, nằm giữa vườn cây trái xanh tươi của vùng đất này. Tôi lại càng hiểu rõ và thấm thía hơn ý nghĩa của hai câu thơ ấy. Quả thật, lúc lớp tôi quyết định đi thăm và ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc nói chung và cuộc đời Bác Tôn nói riêng, tôi không có bao nhiêu cảm xúc và sự mường tượng chính xác về khu di tích này. Bởi lẽ tôi rất ít cơ hội được đi tham quan, thăm viếng một di tích hay danh lam thắng cảnh nào. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy, chính đôi chân chạm đến, tôi mới nhận ra rằng nó thật tuyệt diệu! Bao trùm lên khu di tích là vẻ nghiêm trang, cao rộng song cũng thật tuyệt với những nét đẹp trầm lặng bởi lẩn khuất đâu đó cái khí thiêng của dân tộc. Trong một thoáng, bất chợt tôi cảm tưởng rằng mình đang ở nơi nào ấy thật khác xa với thế giới ngoài kia - ồn ào, náo nhiệt - dẫu chỉ cách nhau có một cánh cổng và một bức tường. Bỗng dưng lòng tôi dậy lên một cảm giác lạ lùng, nó vừa háo hức lại vừa bâng khuâng khó diễn tả được? Thế nhưng, tôi không thể không thừa nhận cái cảm nhận thích thú của tôi khi đến đây, khu di tích này đã để lại trong tôi một tình cảm khó quên và giờ thì nó đã trở thành một kí ức mà mỗi lần giở ra tôi không khỏi bồi hồi, xúc động. Lúc này đây, tôi ngồi lại cảm nhớ về chuyến tham quan hôm ấy trong phút chốc, tất cả như ùa về, những kiến thức như còn mới rất mẻ và sống động làm sao! Cánh cổng di tích Bác Tôn như mở cửa cuộc ngược dòng thời gian đi vào quá khứ để nhớ về Bác. Những con đường lát đá trải dài, những hàng dương cao vút đâm thẳng lên bầu trời, những hàng liễu rũ dọc bờ hồ đầy thi vị mà cũng buồn vời vợi, không khỏi làm cho người ta có một chút ngậm ngùi, xốn xang. Im lặng, bình thản, tôi đi bên cạnh mọi người bước vào đền thờ - nơi đặt bức tượng của người anh hùng dân tộc Tôn Đức Thắng, niềm tự hào của người dân An Giang. Nhưng tâm trí tôi như một cuộc rượt đuổi nối đuôi nhau theo giai điệu của dòng lũ cảm xúc cứ từng đợt dâng trào không thôi. 5 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Tôi như người vừa thoát khỏi quá khứ quay về thực tại, khi tiếng của ngưới hướng dẫn viên dừng lại, chị như hát một bài ca bất tận say sưa không biết mỏi về con người vĩ đại - chủ tịch Tôn Đức Thắng. Trong ngữ điệu trầm bổng lúc như thúc giục, lúc như tâm tình to nhỏ dịu dàng thương mến. Thật xúc động vừa nhẹ nhàng, thanh thoát vừa truyền cảm du dương. Hình như đó chính là tất cả chân tình, mọi cảm xúc yêu thương, kính trọng, thương nhớ, nuối tiếc... mà cô muốn truyền đạt về Bác đến với tất cả mọi người có mặt ngày hôm ấy. Cả khu đền đều vang vọng và tràn ngập hình ảnh của Bác - một người anh hùng trung cang, anh hùng và đầy trí tuệ. Bác như đang hiện diện ở đây, đang dắt tay các đồng chí, cùng mọi người bàn bạc cho cuộc chiến đấu mới. Cuộc đời Bác là những sự trải nghiệm của những năm đấu tranh, giành giật từng giây từng phút giữa sự sống và cái chết. Chưa bao giờ tôi cảm thấy sự yên ắng và tôn nghiêm đến thế. Tự đáy lòng, tôi kính phục và biết ơn con người này biết bao với sự hy sinh, lòng nhân ái, cái tính kiên cường, bất khuất của Bác; thêm vào đó là sự xen lẫn của nỗi đau, sự mất mát, niềm nuối tiếc không nguôi. Lúc này đây, ngôi đền như đắm mình vào quá khứ, và con người hiện hữu ở đó thì chạy theo suy ngẫm của mỗi người không ai nói với ai bất cứ điều gì nhưng đều có chung một ý nghĩ tưởng nhớ về con người anh hùng, người chủ tịch tài ba Tôn Đức Thắng. Người có một cái tên thật gần gũi và bình dị mà mọi người vẫn thường gọi "Bác Tôn". Hai tiếng ấy làm tôi nghẹn ngào. Cái tiếng "Bác" thân thương làm sao! Cái tên "Tôn"cũng thật giản dị và gần gũi xiết bao! Tiếng gọi thiêng liêng và tôn kính ấy dù gọi bao nhiêu lần đi nữa vẫn làm cho tôi xúc động! Như vẫn còn đây mà thật ra đã không còn nữa, Bác đã ra đi bình lặng, ra đi mà lòng vẫn còn mang nặng tình nhà nợ nước, sống và chết điều luôn chiến đấu hết mình vì sự nghiệp cách mạng, con người Việt Nam: Người quả thật có một trái tim lớn, trái tim của đất nước... Bài thuyết trình của chị hướng dẫn viên kết thúc, làm mọi người sực tỉnh xong mọi cảm xúc thăng hoa ấy vẫn còn đọng lại khiến tất cả bùi ngùi luyến nhớ. Bước xuống bậc thềm sau cùng, tôi ngoái lại nhìn lại một lần nữa, đền thờ vẫn đứng đó - lặng lẽ, nghiêm nghị trong cái nắng vàng buổi sớm tôi bất chợt cảm thấy bình yên lạ. Mặc dù vậy, đó không phải là tất cả của khu di tích này, trong nó vẫn còn nhiều điều thú vị. Và điều thú vị ấy như thế nào còn tuỳ vào cảm nhận của mỗi 6 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công người; riêng tôi thì đó là không khí tĩnh lặng, cái vẻ trang nghiêm cùng với nhiều điều bất ngờ của các di vật lưu trữ nơi này: sống động, khốc liệt, hiện thực... Cả cảnh vật cũng mang cho người ta cảm giác khác lạ: một cây cầu nhỏ bắc ngang bờ hồ nhỏ, những vòm cây kiểng được chăm chút, cắt tỉa gọn gàng, khéo léo tỉ mỉ. Vừa bước vào nơi lưu giữ những kỉ niệm về chủ tịch Tôn Đức Thắng từng dòng rung cảm xáo trộn lẫn lộn dâng trào lên trong tôi: từ những bức tranh, những bức hình nộm rất sống động về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Tôn Đức Thắng. Rồi chiếc xe đạp cũ kĩ nằm trong tủ kiếng, một đôi dép râu cũ, một ngôi nhà bằng gỗ hết sức đơn sơ. . . Và đôi chân tôi bị trói chặt trước bức tranh miêu tả lại cảnh của người tù côn đảo. Tôi cảm thấy sự hãi hùng và ghê sợ bao trùm vây bủa lấy tôi. Tôi tự hỏi "Cuộc sống đấy ư?". Con người bị gông cùng, bị đày đoạ, bị đánh đập, ức hiếp hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, lưỡi hái của tử thần luôn chực chờ đón lấy. Vậy mà trong hình ảnh đó không để lại cho người ta một sự cam chịu và thoái lui, ngược lại trong đôi mắt của người tù gầy còm ấy là một ý chí phấn đấu chịu đựng để chiến đấu để đánh gục kẻ thù, sự hy vọng được chấp cánh bay theo con đường lý tưởng, ước mơ của mình. Thật không dễ có thể dứt đôi mắt mình rời khỏi bức tranh đó. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong cảnh thái bình, yên vui; không phải đổ máu và hy sinh, rơi những giọt nước mắt mất mát, đau thương, cũng không phải chia ly như cuộc chia lìa của những người nông dân trong thơ Chính Hữu, hay cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ... Dẫu vậy, ở mức chừng mực nào đó, hình ảnh tàn khốc của chiến tranh vẫn ám ảnh các thế hệ trẻ ngày sau, và tôi cũng vậy. Tôi biết nỗi đau ấy quả không dễ gì khoả lấp, thời gian không thể bù đắp và chữa trị vết thương của trái tim. Bức tranh đó đã gợi lên trong tôi nhiều hình ảnh và cảm xúc, tôi hình dung lại viễn cảnh và tinh thần của con người sống trong hoàn cảnh chiến tranh ngày xưa: người ta sẵn sàng rời khỏi gia đình, vợ con, làng quê, bỏ cái cuốc, cái cày, cái rựa, cái bừa con trâu để lên đường cầm cây súng, lái xe tăng, thiết giáp, tháo mìn... đánh giặc mặc cho chết chóc, sốt rừng, đứng giữa chiến tuyến sống và chết, cái sợi chỉ hạnh phúc mong manh như một sợi tơ mành căng ngang giữa bầu trời sao lung linh nhưng đầy bom và đạn. Nhưng khó khăn đó, trở ngại đó, thử thách đó không làm khó được họ, đối với họ sống là chiến đấu còn chết là vinh quang. Tôi thấy mình nhỏ bé làm sao! 7 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Lại càng khâm phục, ngưỡng mộ con người có trái tim cao thượng và ấm áp tình người này. Mọi vật xung quanh dường như cũng theo người im lặng theo đuổi ý nghĩ riêng của mỗi người. Và tôi đã không thể quên ngôi nhà gỗ lợp ngói ống ấy, nó hết sức bình thường chẳng có nhiều đáng giá. Thế nhưng đó là cả một kho tàng quý báu rất đáng giá đối với những ai biết yêu quý những giá trị tinh thần của dân tộc mình. Trong ngôi nhà đó trong lời bình dẫn của người hướng dẫn viên ta sẽ cảm thấy được đâu đó trong từng thước tấc của ngôi nhà đều mang đậm dấu ấn và hơi ấm của Người. Mỗi câu chuyện về Bác, về gia đình Bác điều làm cho người ta khâm phục đồng thời là sự mến yêu, trân trọng. Vậy nên ai cũng phải chạnh lòng khi đến thắp nén hương thăm viếng người dưới mộ, những người thân thuộc của Bác Tôn và như vậy cũng đã thắp nén hương cho Bác vậy. Cả không gian yên ắng, tôi đứng đó và triền miên trong suy tưởng. Khói của nhang trầm vẫn cứ nghi ngút bay. Nếu trước đây, tôi chưa hiểu nhiều về Bác, người con của Mỹ Hoà Hưng vùng đất An Giang này thì giờ tôi đã hiểu biết rõ hơn, sâu sắc hơn nhiều. Tôi tự hào vì mình cũng là một người con của miền đất An Giang, nơi có vị lãnh tụ tài ba, giỏi giang, anh dũng. Tôi đã thu nhận được ở chuyến đi rất nhiều điều: từ kiến thức học tập cho đến những kinh nghiệm, vốn sống, và cả sự bồi dưỡng cảm xúc, cảm nhận riêng bản thân. Điều quan trọng hơn trong chuyến đi này, tôi biết đâu là giá trị thật, là vĩnh hằng, là sự sống mãi của một con người. Người ta thường nói, thời gian là người công bằng nhất. Tôi thấy đúng quả là thế, chỉ có thời gian mới phân định được đâu là giá trị tồn tại mãi mãi minh chứng cho nó là hình ảnh của người thanh niên "Ba Son" - Tôn Đức Thắng vẫn mãi sống trong lòng người Việt. Tôi mong một ngày nào đó tôi sẽ trở lại đây một lần nữa để được nghe kể về Bác với tất cả tâm trạng quý mến như thế. Để tôi có thể nhìn lại quá khứ và nhìn vào hiện tại, về tôi, người của thế kỷ hôm nay. Hãy kể lại và nói rõ cảm tưởng của em trong một lần đi tham quan địa đạo Củ Chi Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lý thú trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề “Về nguồn”, chúng em được đến thăm mảnh đất địa đạo Củ Chi. Sinh ra và lớn lên ở thành phố, lần đầu tiên được đi tham 8 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công quan, em rất hồi hộp, chờ mong. Ngày đi đã đến, em và các bạn đến trường thật sớm. Buổi sáng hôm ấy, trời quang dẵng không gợn chút mây đen. Trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường tưng bừng, náo nức chuẩn bị cho chuyến đi tham quan xa này. Không khí lớp em náo nhiệt vô cùng, mỗi người một việc. Các bạn trai thì hì hụ khiêng giỏ đựng trái cây ra xe, chao ôi cái giỏ mới to làm sao, nặng nhưng au cũng cố gắng. Các bạn gái thì lo xách các túi nhựa, bình nước, tấm bạt để trải cắm trại. Bạn nào cũng chuẩn bị sẵn cho mình đầy đủ mọi thứ cần thiết. Em cũng như mọi người, cũng mang theo cơm, nước, võng và đèn phn (để xuống địa đạo). Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe, chiếc xe ca to lớn, chở một lớp còn rộng nên thường phân thêm mỗi xe chở gần hai lóp. Lớp chúng em ngồi chung xe với lớp văn. Đúng bảy giờ mười lăm, đoàn xe bắt đầu khởi hành. Xe của chúng em chạy ở vị trí thứ hai. Trên đường đi, chúng em say sưa ngắm cảnh phố xá lùi dần. Xe chạy bon bon, thỉnh thoảng chúng em nghiêng ngả theo chiều xe làm các bạn nam thích thú, reo cười phấn khởi. Tiếng nói, tiếng cười hòa lẫn với âm thanh khác nhau làm cho không khí thêm náo nhiệt, vui nhộn. Xa ra ngoại thành, không khí trong lành hơn, gió thổi mát rượi, từng đám ruộng lúa chính vàng lùi dần… Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi, cả đoàn xếp thành hàng nghiêm trang đi theo cô giáo dẫn đường, tuần tự cào viếng nghĩa trang. Đến đài “Tổ quốc ghi công”, tất cả đứng lại, làm lể chào cờ. Trong giâu phút nghiêm trang đó chúng em tưởng nhớ những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Không khí lúc này rất trầm lắng, không gian yên ắng không một tiếng động dù chỉ là nhỏ nhất. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường. Đúng nười giờ ba mươi phút đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn đem theo võng, mắc vọng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Ba giờ chiều chúng em mới được tham quan địa đạo, cả lớp tập trung để đi xuống hầm. Trên tay ai cũng cầm một cây đèn pin, đi theo chú hướng dẫn viên. 9 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Đầu tiên chúng em vào căn hầm của đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Linh, không khí thật là ngột ngạt ẩm thấp. Tất cả chúng em đều bật đèn lên mới thấy đường, lần đầu tiên được đi vào “lòng đất”, chúng em cảo thấy thú vị lắm! Em nghĩ, nhân dân ta thật anh hùng. Nơi hầm tối này, trước đây du kích Củ Chi đã làm quân thù khiếp sợ. Sau đó toàn trường tập trung để nghe cô Loan ( cô tổng phụ trách tổng kết buổi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều bạt, đồ đạc rồi ra về. Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiếng ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chời này đã để lại trong em những kỷ niệm đẹp và sâu sắc. Em thầm cảm ơn các thầy cô đã tổ chức cho chúng em có một buổi tham quan bổ ích, lý thú. Qua đó chúng em học hỏi thêm được nhiều điều mà trước đó em chưa biết, như hiểu thêm sự hy sinh của các anh giải phóng quân để làm nên chiến thắng hôm nay. Di tích lịch sử này thật quý giá! Chúng em tự hào về những tháng năm lịch sử đó. Không ai bảo chúng em đều thầm nghĩ mình sẽ cố gắng hơn trong học tập để xứng đáng là con em của dân tộc anh hùng. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử cố đô Hoa Lư Ninh Bình Chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên thích thú trong chuyến đi ấy. Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi... Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi 10 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy! Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngôi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thủy quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa. Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước. Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt. Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào. 11 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương Trường chúng tôi năm nay tổ chức đi tham quan Côn Sơn - Kiếp Bạc. Cảm xúc trước một chuyến đi chơi xa luôn là háo hức và hồi hộp. Từ những hôm trước đó, chúng tôi đã rôm rả với nhau xem hôm đấy sẽ mang gì và ăn những gì. Mỗi lần có tiết dạy, cô Nga- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi- lại dành ra ít thời gian để nhắc chúng tôi về mọi việc có liên quan đến chuyến đi, chẳng hạn như: Côn Sơn có suối nên bạn nào xác định là mình nghịch ngợm và thích khám phá thiên nhiên, nhớ mang thêm… một cái quần. Chúng tôi bật cười. Năm nào cũng thế, cô đều nhắc nhở chúng tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cô mua thuốc chống say cho những bạn say xe và dặn dò cẩn thẩn không được uống sữa và ăn đồ ngọt trước khi uống. Cô mang kim chỉ đề phòng những đứa học trò nghịch ngợm mải chơi… rách quần. Cách cô chăm lo cho chúng tôi giống như một người mẹ, vậy A16 chúng tôi là một gia đình, thực sự. Có lẽ chỉ có những ngày này tôi mới có thể dậy từ 4 rưỡi sáng chỉ sau tiếng gọi đầu tiên. Trời còn tối và lạnh, nhưng nghĩ về chuyến đi tham quan cũng đủ khiến lòng náo nức. Đến trường đứa nào cũng vậy, tuy phải dậy sớm mà ai cũng tỉnh như sáo. Hướng dẫn viên lớp tôi là một anh khá vui tính. Ảnh tự nhận là mình thuộc thế hệ 9x như chúng tôi, nào thì số điện thoại của anh là có một không hai duy nhất ở Việt Nam. Trên xe chúng tôi tranh thủ ngủ một chút. Khoảng chừng 3 tiếng, chúng tôi đến đền Kiếp Bạc. Ấn tượng đầu tiên của tôi là một con đê, đứng từ dưới nhìn lên chỉ thấy một khoảng bầu trời. Chúng tôi nghe giới thiệu về khu di tích và vào thăm đền. Ngôi đền trang nghiêm, có nét gì đó rất riêng biệt khác với những ngôi đền mà tôi từng đến. Cô Nga bảo chúng tôi sờ tay vào hai xương chân voi và chui qua hốc dưới bàn thờ gọi là “lấy may”. Và việc chui qua đó cũng rất là thú vị, cảm giác như mình đang bò vào một hang hẹp bí hiểm nào đó, nhưng không sợ được vì còn một đống đứa bạn khác cũng đang bò ở đằng sau. Sau đó chúng tôi lại chụp ảnh trước cổng đền và lên xe đến Côn Sơn. Lều của lớp chúng tôi có màu hồng nhạt. Vừa vào lều chúng tôi đã ngồi vào chơi bài và chuyện trò. Một lúc rồi rủ nhau ra ngoài xem đồ và tìm đường lên suối. Có một bác làm đàn tơ rưng và sáo đã biểu diễn cho chúng tôi những khúc nhạc rất 12 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công hay. Những gian xin chữ, những chiếc vòng tay, móc khóa, đồ chơi dễ thương… Súng nước nhanh chóng trở thành trò chơi ưa thích, nhìn thì thấy vậy thôi nhưng không hiểu sao cầm vào là lại muốn bắn. Tôi nằm nghỉ trưa trong lều. Cô Nga và mẹ Hồng Anh cũng đang nằm nghỉ. “Sếp” cũng quyết tâm làm thục nữ không tham gia mấy trò bắn nước chạy nhảy. Tôi gối đầu trên ba lô, nhìn lên thấy màu xanh của lá cây và bầu trời xanh thẳm, thấy lạ lẫm và bình yên. Gần giờ ăn trưa những đứa vừa ở trên suối về, và ướt nhẹp. Tụi nó kể ở trên ấy chơi vui lắm, bắn súng nước vui nổ trời, xem ảnh thấy đứa nào cũng cầm súng nước và cười hết sức. Bạn Duy còn làm tư thế “Người đẹp bãi biển”. Những đứa chưa lên cũng háo hức muốn xem trên ấy có những gì. Trưa chúng tôi ăn bún bò mẹ Hồng Anh mang, đứa nào đứa nấy no căng. Ăn xong nhóm chúng tôi lên suối lội nước. Nước trong vắt, lội thích vô cùng. Lội chán lại chạy xuống chơi bắn súng nước tiếp. Cả một khoảng sân rộng toàn thấy đồng phục áo xám cầm mấy cây súng sặc sỡ mà bắn nhau. Nghe loáng thoáng thấy đứa nào đó bảo: “Trời ơi coi lớp mình kìa, toàn thiếu nữ mà còn nghịch hơn cả trai.” Khổ thân bạn Quang bị mấy đứa xúm vào bắn nước không kịp đỡ. Hết nước tụi nó tiện chạy qua lấy… nước hồ. Người ta bảo như thế rất là dơ. “Thấy chưa, Lavie vẫn còn nhân đạo chán!” 3 giờ chiều, dù còn luyến tiếc thì chúng tôi vẫn phải lên xe ra về. Chuyến tham quan để lại nhiều những kỉ niệm. Tôi thấy những comment đầy hào hứng trên facebook lớp, “Đây là một trong những ngày vui nhất của mình từ trước đến giờ.” Thấy lòng mình cũng dịu dàng. Cũng chỉ còn hơn nửa năm nữa là mỗi đứa một nơi, giờ thì chúng tôi phải không ngừng tạo nên những kỉ niệm đẹp. Chuyến tham quan này cũng là một trong số những kỉ niệm đẹp như thế, của lớp A16 siêu nhân, của tuổi học trò. Để sau này nhớ về, vẫn có thể mỉm cười mà thấy lòng ấm áp. Yêu các bạn lắm, gia đình của tôi! Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 1 Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của địa đạo Củ Chi. 13 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe; .. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường. Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện, ơ chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Ba giờ chiều chúng em mới được tham quan địa đạo, cả lớp tập trung để đi xuống hầm đất. Trên tay ai cũng cầm một cây đèn pin, đi theo chú hướng dẫn viên. Đầu tiên chúng em vào căn hầm của đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Linh, không khí thật là ngột ngạt, ẩm thấp. Tất cả chúng em đều phải bật đèn lên mới thâsy đường, lần đầu tiên được đi vào "lòng đất” chúng em cảm thấy thú vị lắm! Em nghĩ, nhân dân ta thật anh hùng. Nơi hầm tối này, trước đây, du kích Củ Chi đã làm quân thù khiếp sợ. Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về. Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Mặc dù tôi đã tham quan địa đạo Củ Chi từ năm lớp 9, nhưng trở lại đây lần nữa trong lòng tôi chứa đầy cảm xúc thật khó tả. Lúc đầu, tôi chỉ biết tham quan, chui hầm, tròn xoe mắt nhìn mọi thứ và khâm phục chiến sĩ ta. Nhưng lần đi này cùng với các đoàn viên trong chi đoàn tôi hiểu được sâu sắc hơn, cảm nhận mạnh mẽ và đầy đủ hơn về những gian khổ và sự kiên cường của bộ đội Cụ Hồ. 14 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 2 Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Hãy một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Bây giờ đến đây, hình ảnh của “đất thép thành đồng” Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến như phần nào được tái hiện qua các tượng anh lính giải phóng quân đội mũ tai bèo, phụ nữ mặc áo bà ba đen, quàng khăn rằng và đi dép lốp, ở bên trong những bụi cây, ở mỗi khúc quanh trong khu địa đạo. Đến địa đạo Củ Chi, ai cũng sẽ phải khâm phục sự thông minh của chiến sĩ ta khi sáng chế ra bếp “Hoàng Cầm”. Một sáng kiến về thiết kế phục vụ công tác hậu cần rất độc đáo, nhờ bếp này mà người chiến sĩ “anh nuôi” Hoàng Cầm có thể nấu ăn cho các đồng đội mà không sợ địch phát hiện vì đã có một hệ thống dẫn khói mà không phải ai cũng có thể làm được và suy nghĩ ra. Ở đây, chúng tôi được ăn “đặc sản” của những năm tháng gian khổ đó. Như câu nói ai thường nhắc trong thời chiến tranh là “Muối trường kỳ, mì kháng chiến”. Ngày xưa, chiến sĩ ta không đủ gạo, thiếu cơm phải ăn độn từng củ khoai mì thay cho cơm từ năm này qua tháng nọ. Vậy mà, y chí chiến đấu đánh giặc thật kiên cường, thật mạnh mẽ. Bản thân tôi là một nhân viên y tế, được làm ở bệnh viện đầu ngành nhưng thật sự sửng sốt khi đứng trước nơi cứu thương cho các chiến sĩ năm xưa. Đó là một căn hầm và một chiếc giường được đóng bằng tre thô sơ, tấm vải dù để che và …những dụng cụ phẫu thuật thật đơn giản. Thiết nghĩ, những thương binh năm xưa thiếu thốn và đau đớn đến chừng nào. Tham quan nơi làm việc, hầm công binh xưởng và những hầm chông…tôi hiểu rõ rằng các chiến sĩ ngày đêm tận tụy, cống hiến hết sức mình vì Đảng vì dân, thật sự kiên cường và tôi khâm phục biết bao. Đến đền Bến Dược, ngôi đền được xây nhân kỷ niệm 103 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1993, ngôi đền rộng 7ha trong quần thể khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Về phong thủy, ngôi đền nằm trên thế đất rất đẹp của vùng đất Củ Chi, hiện là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam. Chính giữa cổng Tam Quan là biển đề 15 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công “Đền Bến Dược” và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang. Mấy dòng thơ như sau: Trải tấm lòng son vì đất nước Đem dòng máu đỏ giữ quê hương Lòng biết công ơn nhang thơm một nén Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm Tham quan bảo tàng, xem lại những tư liệu, hình ảnh, hiện vật đã gắn liền lịch sử và bây giờ tôi mới cảm nhận được hết những gian khổ, cơ cực, hy sinh, mất mát và y chí kiên cường, mạnh mẽ, thông minh, cùng tinh thần yêu nước bất khuất của chiến sĩ ta. Chúng tôi trở về thành phố, kết thúc chuyến đi với bao nhiêu cảm xúc, niềm yêu thương, kính trọng và khâm phục vô bờ của thế hệ trẻ Việt Nam. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Trên đường về, tôi thầm hứa sẽ cống hiến hết sức mình cho Tổ Quốc, cho cuộc sống. Là một nhân viên y tế, tôi nhận thức sâu sắc về sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đem một phần nhỏ công sức của mình góp phần cho đất nước ngày càng giàu đẹp và hoàn thiện hơn, để xứng đáng với những gì mà ông cha ta cũng như bao lớp người và các chiến sĩ đã nằm xuống để hy sinh cho đất nước, cho chúng ta có ngày hôm nay. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Đền Đô Bắc Ninh Sáng thứ sáu vừa qua, trường em tổ chức đi tham quan học tập tại Đền Đô. Đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa và để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đúng 7h30 phút sáng, chúng em xuất phát từ trường. Khoảng 9giờ, cả lớp đã có mặt đầy đủ tại Đền Đô. Đây là một địa danh thuộc tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây thờ tám vị vua thời Lý, đó là: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông. Nghe anh hướng dẫn viên du lịch kể chuyện, chúng em như sống lại thời kì oanh liệt của các vị vua trước đây. Công lao của các nhà vua thật to lớn đã đóng góp vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Chúng em càng thêm thấm thía truyền thống anh hùng dân tộc của cha ông ta xưa kia. 16 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Em thật tự hào là người Việt Nam – đất nước có truyền thống anh hùng bất khuất. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng là con cháu của các vị vua anh hùng. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Mỹ Sơn Đà Nẵng Đầu tháng vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh di thăm khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Đó là chuyến đi rất vui và thú vị. Sáu giờ sáng, tất cả các bạn học sinh khối sáu đã có mặt đông đủ tại trường cùng với các thầy cô chủ nhiệm của mỗi lớp. Cùng tham dự chuyến tham quan còn có các thầy cô trong Ban Giám hiệu. Chỉ cần năm phút ra lệnh, sáu chiếc xe ca to đùng đã đầy ắp các bạn học sinh, ai nấy đều hớn hở, vui vẻ, khuôn mặt không dấu được sự háo hức hân hoan. Con đường đi thật dài, từ Thành phố Đà Nẵng chúng em phải vượt gần bảy chục km mới tới khu di tích Mỹ Sơn. Khi đến chân núi khu tháp mọi người phải xuống đi xe chuyên dụng của khu di tích. Loại xe ca quá to, đường bé, dốc không lên được. Chúng em chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm mười người lên một xe, con đường đi lên thật ngoằn ngoèo, len dưới rừng cây, hai bên là vách núi, gió thổi dào dạt. Cách khu di tích không hơn một cây số nữa chúng em phải xuống đi bộ vì xe không thể lên tới nơi. Ấn tượng đầu tiên của em là khi đặt chân tới Mỹ Sơn là sự hoang tàn đổ nát thảm nghiêng, hoang vắng. Những đền thờ, những tượng đài những tảng đá phủ đầy phong rêu nằm im lìm trong không gian u tịch. Lúc nãy trên đường vào, đứa nào đứa nấy cười đùa râm ran thế mà giờ đây trở nên im lặng. Giọng cô thuyết minh trầm trầm giới thiệu. Đây là khu đền thờ của người Chăm ngày trước, nó đã có mặt cách đây khoảng 7 thế kỉ. Qua biến động của thời gian, nó đã bị hoang phế và đổ nát đi gần hết, nay chỉ còn lại một số ít, nhưng chúng ta vẫn thấy rằng đây là những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mà người Chăm đã tạo dựng lên. Những đền thờ ở đây được xây dựng rất lạ, theo hình chóp dưới rộng và trên nhỏ dần, nhỏ dần lại đến lúc kín bưng. Mỗi đền thờ diện tích chỉ khoảng chừng hai mươi mét vuông được xây bằng gạch. Điều độc đáo là không biết người xưa đã dùng chất liệu gì để cho các viên gạch chồng xếp lên nhau, mà ngày nay ta nhìn vào không thể phát hiện ra được, ở những nơi đổ nát người ta đã trùng tu lại, nhưng xem ra kĩ thuật hiện đại của người nay không bằng kĩ thuật thô sơ của người 17 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công xưa. Những lớp gạch trùng tu chỉ sau vài ba tháng đã trở nên hoen ố rêu phong, còn những lớp gạch cách đây cả gần chục thế kỉ thì vẫn cứ đỏ au như mới. Chúng em thơ thẩn đi khắp mọi nơi, những nơi các nhà khảo cổ đang khai quật và trùng tu lại chỉ đang đứng ngoài chiêm ngưỡng. Đến lúc ra về, cả đoàn ghé vào khu hội trường để thưởng thức những điệu múa, bài hát của dân tộc Chăm, thật sinh động và hấp dẫn. Chia tay với Mỹ Sơn, lòng em bồi hồi nhớ về một thời quá khứ, tự hào về những gì mà cha ông đã tạo dựng lên. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khi nó được trùng tu xong sẽ là một địa điểm tham quan hấp dẫn của khách tham quan trong nước và nước ngoài. Xe đã chạy xa em còn ngoái đầu nhìn lại những chiếc tháp khuất dần, khuất dần sau những rặng cây. Mỹ Sơn ơi! Hẹn ngày gặp lại. 18 [...]... phục chiến sĩ ta Nhưng lần đi này cùng với các đoàn viên trong chi đoàn tôi hiểu được sâu sắc hơn, cảm nhận mạnh mẽ và đầy đủ hơn về những gian khổ và sự kiên cường của bộ đội Cụ Hồ 14 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 2 Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thu c xã Phú Mỹ Hưng, huyện... Để sau này nhớ về, vẫn có thể mỉm cười mà thấy lòng ấm áp Yêu các bạn lắm, gia đình của tôi! Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 1 Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của địa đạo Củ Chi 13 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành... tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thu nào 11 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Trời đã xế chiều Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi... 103 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1993, ngôi đền rộng 7ha trong quần thể khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi Về phong thủy, ngôi đền nằm trên thế đất rất đẹp của vùng đất Củ Chi, hiện là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam Chính giữa cổng Tam Quan là biển đề 15 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công “Đền Bến Dược” và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ.. .Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công những ngọn núi trùng đi p Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non Phong cảnh hữu tình biết mấy! Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung đi n nguy nga, những thành cao hào sâu nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một. .. Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông Nghe anh hướng dẫn viên du lịch kể chuyện, chúng em như sống lại thời kì oanh liệt của các vị vua trước đây Công lao của các nhà vua thật to lớn đã đóng góp vào công cuộc dựng nước và giữ nước Chúng em càng thêm thấm thía truyền thống anh hùng dân tộc của cha ông ta xưa kia 16 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Em thật tự hào là người Việt... nát người ta đã trùng tu lại, nhưng xem ra kĩ thu t hiện đại của người nay không bằng kĩ thu t thô sơ của người 17 Bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công xưa Những lớp gạch trùng tu chỉ sau vài ba tháng đã trở nên hoen ố rêu phong, còn những lớp gạch cách đây cả gần chục thế kỉ thì vẫn cứ đỏ au như mới Chúng em thơ thẩn đi khắp mọi nơi, những nơi các nhà khảo cổ đang... nước có truyền thống anh hùng bất khuất Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng là con cháu của các vị vua anh hùng Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Mỹ Sơn Đà Nẵng Đầu tháng vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh di thăm khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn Đó là chuyến đi rất vui và thú vị Sáu giờ sáng, tất cả các bạn học sinh khối sáu đã có mặt đông đủ tại trường cùng với các thầy cô chủ nhiệm... cho đất nước, cho chúng ta có ngày hôm nay Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Đền Đô Bắc Ninh Sáng thứ sáu vừa qua, trường em tổ chức đi tham quan học tập tại Đền Đô Đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa và để lại trong em những ấn tượng khó quên Đúng 7h30 phút sáng, chúng em xuất phát từ trường Khoảng 9giờ, cả lớp đã có mặt đầy đủ tại Đền Đô Đây là một địa danh thu c tỉnh Bắc Ninh Nơi đây thờ tám vị vua... sau đó Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương Trường chúng tôi năm nay tổ chức đi tham quan Côn Sơn - Kiếp Bạc Cảm xúc trước một chuyến đi chơi xa luôn là háo hức và hồi hộp Từ những hôm trước đó, chúng tôi đã rôm rả với nhau xem hôm đấy sẽ mang gì và ăn những gì Mỗi lần có tiết dạy, cô Nga- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi- lại dành ra ít thời gian để nhắc chúng tôi về mọi ... đứng thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị hiểm trở cố đô Có bạn giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí hoạ Nhiều tiếng bàn bạc sôi phong trào cờ lau dẹp loạn thu 11 Bài thu hoạch... kiên cường đội Cụ Hồ 14 Bài thu hoạch kể thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công Kể thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai Địa đạo Củ Chi di tích lịch sử cách mạng tiếng thu c xã Phú Mỹ Hưng, huyện... mà ngày ta nhìn vào phát được, nơi đổ nát người ta trùng tu lại, xem kĩ thu t đại người không kĩ thu t thô sơ người 17 Bài thu hoạch kể thăm di tích lịch sử - Trương Thành Công xưa Những lớp gạch

Ngày đăng: 23/10/2015, 13:54

Xem thêm: Bộ tài liệu bài thu hoạch kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Bài cảm nhận chuyến về thăm quê Bác Tôn

    Hãy kể lại và nói rõ cảm tưởng của em trong một lần đi tham quan địa đạo Củ Chi

    Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử cố đô Hoa Lư Ninh Bình

    Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương

    Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 1

    Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Củ Chi TPHCM Bai 2

    Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Đền Đô Bắc Ninh

    Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử Mỹ Sơn Đà Nẵng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w