MẪU CV: CV DÀNH CHO NGƯỜI THẤT NGHIỆP
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email,…
Bạn không nên đề cập tới những thông tin quá chi tiết như giới tính,
quốc tịch,… (trừ khi được yêu cầu) vì những thông tin này thường
không có nhiều giá trị, thậm chí có thể làm nhà tuyển dụng (NTD)
mất cảm tình với CV của bạn.
Sử dụng font Arial hoặc một số font tương tự với kích cỡ khoảng
10,5 – 11 pt.
LÝ LỊCH NGHỀ NGHIỆP
Hãy đưa cho NTD cái nhìn tổng quan về quá trình làm việc trước
đây của bạn một cách ngắn gọn, súc tích. NTD sẽ muốn tìm hiểu
xem bạn đã làm những công việc gì, cũng như những kỹ năng mà
bạn đã trau dồi, tích lũy được, đặc biệt nhấn mạnh vào những kỹ
năng liên quan tới vị trí tuyển dụng mà bạn đăng kí. Bạn nên trình
bày dưới dạng đoạn văn ngắn (không sử dụng gạch đầu dòng) từ 8 –
10 câu. Đây sẽ là tiền đề để NTD nắm bắt được “giá trị” của bạn.
THÀNH TÍCH
Liệt kê 4 – 8 thành tích dưới dạng gạch đầu dòng (bạn có thể tham
khảo phương pháp STAR – Situation.Task.Action.Results). Nếu
bạn đã thất nghiệp trong một khoảng thời gian thì hãy cố gắng làm
nổi bật những thành tích hoạt động ngoại khóa mà bạn đạt được
trong thời gian không có việc làm.
Mô tả cụ thể những kế hoạch, dự án mà bạn đã tham gia và lợi ích
mà những kế hoạch, dự án đó đem lại cho công ty, chủ dự án,…
Hãy nêu rõ nhiệm vụ của bạn trong kế hoạch, dự án đó cũng như
vai trò, hiệu quả mà công việc của bạn đem lại.
NTD sẽ đánh giá cao khi bạn từng thực hiện, giải quyết một cách
hiệu quả những công việc tương tự với vị trí, nhiệm vụ mà họ đang
tìm kiếm ứng viên.
KINH NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP
Hãy bắt đầu từ công việc gần đây nhất của bạn rồi lần lượt “đếm
ngược” tới những công việc trước đây. Nếu bạn thất nghiệp trong
một khoảng thời gian, thì hãy đề cập đến những khóa học hay
những công việc tình nguyện mà bạn đã tham gia. Nếu trong
khoảng thời gian thất nghiệp, bạn tham gia các khóa học, hoặc học
lên cao… thì hãy đưa những thông tin này vào phần TRÌNH ĐỘ
HỌC VẤN. Bạn có thể trình bày như sau:
Chức vụ - Tên công ty
Thời gian làm việc
o Chi tiết nhiệm vụ, trách nhiệm của bạn (nên sử dụng các câu chủ
động)
o …
o …
o …
..…
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Liệt kê những chứng chỉ, bằng cấp mà bạn đã nhận được (tên chứng
chỉ, nơi cấp, thời gian cấp,…)
Nếu bạn không có nhiều bằng cấp thì cũng đừng lo lắng vì rất nhiều
các chuyên gia, giám đốc,… không hề có một loại bằng cấp nào.
Hơn nữa, NTD thường đánh giá kinh nghiệm nhiều hơn là bằng cấp
của bạn.
KỸ NĂNG
Liệt kê chi tiết tất cả những kỹ năng mà bạn tích lũy được ví dụ như
sử dụng các phần mềm máy tính, đối ngoại, tổ chức sự kiện,…
SỞ THÍCH
Nếu ngắn gọn về một số sở thích của bạn nếu điều này không làm
cho CV của bạn vượt quá độ dài cho phép.
THAM CHIẾU
Đánh cắp thông tin cá nhân đã trở thành một vấn nạn trong những
năm gần đây. Vì thế để bảo vệ thông tin cho những người chứng
nhận, bạn không nên đưa thông tin liên lạc của họ vào trong CV.
NTD sẽ không cần đến những thông tin này trong giai đoạn đầu của
quá trình tuyển dụng. Bạn chỉ cần ghi: Theo yêu cầu.
... làm cho CV bạn vượt độ dài cho phép THAM CHIẾU Đánh cắp thông tin cá nhân trở thành vấn nạn năm gần Vì để bảo vệ thông tin cho người chứng nhận, bạn không nên đưa thông tin liên lạc họ vào CV. .. thời gian, đề cập đến khóa học hay công việc tình nguyện mà bạn tham gia Nếu khoảng thời gian thất nghiệp, bạn tham gia khóa học, học lên cao… đưa thông tin vào phần TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Bạn trình