1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 22: Hiệp định Paris 1973

2 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 13,06 KB

Nội dung

Soạn bài online – Ôn thi môn Lịch Sử BÀI 22: ĐẤU TRANH VỚI MĨ TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO – HIỆP ĐỊNH PARIS 1965 – 1973 1. Đấu tranh đòi Mĩ xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc Đầu năm 1967, ta đã chủ trương mở thêm mặt trận tấn công ngoại giao với mục tiêu trước mắt là đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện hoạt động bắn phá miền Bắc. Ngày 31/3/1968, sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân 1968, Giôn-xơn đã ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và tuyên bố sẽ thương lượng với ta. Ngày 13/5/1968, cuộc thương lượng chính thức giữa hai bên (Việt Nam và Hoa Kì) đã họp phiên đầu tiên tại Paris. Phía Việt Nam đã khẳng định lập trường không thay đổi của mình: Trước hết, Mĩ phải chấm dứt không điều kiện hoạt động ném bom và mọi hành động chiến tranh khác trên toàn miền Bắc, sau đó mới bàn đến các vấn đề khác. Ngày 01/11/1968, Giôn-xơn đã tuyên bố ngừng hoàn toàn mọi hoạt động ném bom bắn phá miền Bắc để thúc đẩy tiến trình đàm phán. Kết quả, hai bên đã thống nhất mở rộng Hội nghị thành Hội nghị 4 bên: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, Mĩ và Việt Nam Cộng Hòa. 2. Đấu tranh đòi Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam Sau cuộc họp trù bị vào ngày 18/01/1969, Hội nghị 4 bên đã chính thức họp phiên đầu tiên vào ngày 25/1/1969 tại Paris. Hội nghị 4 bên đã trải qua nhiều cuộc họp chung công khai và nhiều cuộc tiếp xúc riêng bí mật. Trong quá trình đàm phán, lập trường của 4 bên (mà thực chất là 2 bên – Việt Nam và Mĩ) mâu thuẫn nhau gay gắt: + Phía Việt Nam: Kiên quyết đòi phía Mĩ phải rút hết quân viễn chinh cùng quân chư hầu về nước và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. + Về phía Mĩ: Chúng đòi phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải “có qua có lại”, tức là cả quân miền Bắc và quân Mĩ cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Những mâu thuẫn đó đã làm cho cuộc thương lượng kéo dài, căng thẳng, quyết liệt và bị gián đoạn nhiều lần, kéo dài đến cuối năm 1972 vẫn chưa có kết quả.   3. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam Lễ ký hiệp định Paris   Để vượt qua cuộc tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm 1972, Ních – xơn đã dùng thủ đoạn lùi bước trên bàn đàm phán và xuống thang chiến tranh để xoa dịu dư luận Mĩ. Đầu tháng 10/1972, phái đoàn đàm phán của Mĩ đã đến Paris để nối lại đàm phán. Các bên đã thỏa thuận ngày sẽ kí kết chính thức vào ngày 31/10/1972. Ngay sau khi tái đắc cử tổng thống (08/11/1972), Ních-xơn đã trở mặt, chúng đòi xét lại bản Hiệp định đã được thỏa thuận, theo hướng có lợi cho chúng. Để gây sức ép buộc ta phải nhượng bộ, Ních-xơn đã phê duyệt kế hoạch tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng vào cuối năm 1972. Chúng bị quân dân ta đánh bại bằng một trận “Điện Biên Phủ trên không” và buộc phải trở lại bàn đàm phán. Ngày 23/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí tắt; và ngày 27/01/1973 bản hiệp định được chính thức kí kết. Ngày 02/3/1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam (gồm 12 nước) đã kí định ước ghi nhận và đảm bảo việc thi hành Hiệp định Paris. 4. Nội dung cơ bản của Hiệp định Paris   – Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. – Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24h00 ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. – Hoa Kì phải rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước, hủy bỏ hết các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu hay can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. – Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. – Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. – Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. – Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam. 5. Ý nghĩa của Hiệp định Paris Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta trên cả hai miền đất nước. Buộc Mĩ phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh sụp ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Những nội dung cơ bản của hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/01/1973). (Đề thi tuyển sinh Đại học Cần Thơ năm 1997). Câu 2: Quá trình đấu tranh ngoại giao của ta trong kháng chiến chống Mĩ (1967 – 1973).

Trang 1

Soạn bài online – Ôn thi môn Lịch Sử

BÀI 22: ĐẤU TRANH VỚI MĨ TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO – HIỆP ĐỊNH PARIS 1965 – 1973

1 Đấu tranh đòi Mĩ xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc

Đầu năm 1967, ta đã chủ trương mở thêm mặt trận tấn công ngoại giao với mục tiêu trước mắt là đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện hoạt động bắn phá miền Bắc

Ngày 31/3/1968, sau đòn tấn công bất ngờ Tết Mậu Thân 1968, Giôn-xơn đã ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và tuyên bố sẽ thương lượng với ta

Ngày 13/5/1968, cuộc thương lượng chính thức giữa hai bên (Việt Nam và Hoa Kì) đã họp phiên đầu tiên tại Paris Phía Việt Nam đã khẳng định lập trường không thay đổi của mình: Trước hết, Mĩ phải chấm dứt không điều kiện hoạt động ném bom và mọi hành động chiến tranh khác trên toàn miền Bắc, sau đó mới bàn đến các vấn đề khác

Ngày 01/11/1968, Giôn-xơn đã tuyên bố ngừng hoàn toàn mọi hoạt động ném bom bắn phá miền Bắc để thúc đẩy tiến trình đàm phán Kết quả, hai bên đã thống nhất mở rộng Hội nghị thành Hội nghị 4 bên: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, Mĩ và Việt Nam Cộng Hòa

2 Đấu tranh đòi Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam

Sau cuộc họp trù bị vào ngày 18/01/1969, Hội nghị 4 bên đã chính thức họp phiên đầu tiên vào ngày 25/1/1969 tại Paris Hội nghị 4 bên đã trải qua nhiều cuộc họp chung công khai và nhiều cuộc tiếp xúc riêng bí mật Trong quá trình đàm phán, lập trường của 4 bên (mà thực chất là 2 bên – Việt Nam và Mĩ) mâu thuẫn nhau gay gắt:

+ Phía Việt Nam: Kiên quyết đòi phía Mĩ phải rút hết quân viễn chinh cùng quân chư hầu về nước và cam kết tôn trọng

các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam

+ Về phía Mĩ: Chúng đòi phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải “có qua có lại”, tức là cả quân miền Bắc và quân Mĩ

cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam

Những mâu thuẫn đó đã làm cho cuộc thương lượng kéo dài, căng thẳng, quyết liệt và bị gián đoạn nhiều lần, kéo dài đến cuối năm 1972 vẫn chưa có kết quả

3 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Lễ ký hiệp định Paris

Trang 2

Để vượt qua cuộc tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm 1972, Ních – xơn đã dùng thủ đoạn lùi bước trên bàn đàm phán

và xuống thang chiến tranh để xoa dịu dư luận Mĩ

Đầu tháng 10/1972, phái đoàn đàm phán của Mĩ đã đến Paris để nối lại đàm phán Các bên đã thỏa thuận ngày sẽ kí kết chính thức vào ngày 31/10/1972

Ngay sau khi tái đắc cử tổng thống (08/11/1972), Ních-xơn đã trở mặt, chúng đòi xét lại bản Hiệp định đã được thỏa thuận, theo hướng có lợi cho chúng

Để gây sức ép buộc ta phải nhượng bộ, Ních-xơn đã phê duyệt kế hoạch tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng vào cuối năm 1972

Chúng bị quân dân ta đánh bại bằng một trận “Điện Biên Phủ trên không” và buộc phải trở lại bàn đàm phán

Ngày 23/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí tắt; và

ngày 27/01/1973 bản hiệp định được chính thức kí kết

Ngày 02/3/1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam (gồm 12 nước) đã kí định ước ghi nhận và đảm bảo việc thi hành Hiệp định Paris

4 Nội dung cơ bản của Hiệp định Paris

– Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

– Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24h00 ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam

– Hoa Kì phải rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước, hủy bỏ hết các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu hay can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam

– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài

– Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị – Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt

– Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam

5 Ý nghĩa của Hiệp định Paris

Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta trên cả hai miền đất nước Buộc Mĩ phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta

Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh sụp ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1: Những nội dung cơ bản của hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/01/1973)

(Đề thi tuyển sinh Đại học Cần Thơ năm 1997)

Câu 2: Quá trình đấu tranh ngoại giao của ta trong kháng chiến chống Mĩ (1967 – 1973).

Ngày đăng: 21/10/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w