1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu 40: Những thành tựu của Ấn Độ sau khi giành độc lập

1 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 10,76 KB

Nội dung

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới  Câu 40. Trình bày những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ sau khi giành được độc lập. Vì sao có thể nói sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Ấn Độ ?  Hướng dẫn làm bài    1. Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ từ năm 1950 đến nay. – Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế xã hội và văn hóa. Từ giữa những năm 70 (thế kỉ XX), nhân dân Ấn Độ đã tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ việc nhập khẩu lương thực cho gần 1 tỉ dân, còn có dự trữ xuất nhập khẩu. Cuộc “Cách mạng trắng” giải quyết nhu cầu về sữa, chủ yếu là sữa trâu.    – Công nghiệp : sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu máy xe lửa… và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện. Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,9%…   – Khoa học – kĩ thuật : là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ… Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những năm sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Năm 1974, thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình.   – Chính phủ Ấn Độ có nhiều nổ lực để giải quyết các vụ xung đột tôn giáo, sắc tộc, bùng nổ dân số, kinh tế suy giảm, lạm phát tăng… Hiện nay, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.   – Đối ngoại : Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực… Là một trong những nước đề xướng “Phong trào không liên kết”, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc … Chính phủ và nhân dân Ấn Độ luôn bày tỏ thái độ đồng tình với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Ấn Độ chính thức thiết lập quan quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 – 1 -1972. Sự hợp tác, hữu nghị của nhân dân Việt Nam – Ấn Độ được phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp nhẹ.   2. Sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Ấn Độ bởi vì :    Ấn Độ là một quốc gia rất phức tạp về dân tộc, tôn giáo đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột tôn giáo …    Một số xung đột tôn giáo, dân tộc đã dẫn đến bạo loạn, li khai, gây bất ổn về xã hội, kinh tế …    Sự không thống nhất ý kiến giữa các đảng phái chính trị về chính sách đối nội nhiều khi làm chậm tiến trình cải cách ở Ấn Độ …   * Bổ sung kiến thức : Vai trò của Ấn Độ trong tổ chức “Phong trào không liên kết” ?   – Năm 1961, phong trào Không liên kết ra đời, đã giữ một vị trí quan trọng trên chính trường thế giới. Ấn Độ là nước là một trong những nước sáng lập “Phong trào không liên kết”, có vai trò tích cực trong việc phát triển phong trào này.   – Trong hơn 50 năm qua, Ấn Độ luôn theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình trung lập, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức. Luôn đi đầu cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; phấn đấu vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Với đường lối đối ngoại hòa bình và những thành tựu xây dựng đất nước, Ấn Độ giữ một vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Trang 1

Soạn bài online – Ôn thi lịch sử thế giới

Câu 40 Trình bày những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ sau khi giành

được độc lập Vì sao có thể nói sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với

sự phát triển kinh tế – xã hội của Ấn Độ ?

Hướng dẫn làm bài

1 Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ từ năm 1950 đến nay

– Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế xã hội và văn hóa Từ giữa những năm 70 (thế kỉ XX), nhân dân Ấn Độ đã tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ việc nhập khẩu lương thực cho gần 1 tỉ dân, còn có dự trữ xuất nhập khẩu Cuộc “Cách mạng trắng” giải quyết nhu cầu

về sữa, chủ yếu là sữa trâu

Công nghiệp : sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu máy xe lửa… và sử dụng năng

lượng hạt nhân vào sản xuất điện Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XX Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,9%…

Khoa học – kĩ thuật : là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ… Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những năm sản xuất phần mềm lớn nhất

thế giới Năm 1974, thử thành công bom nguyên tử Năm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình

– Chính phủ Ấn Độ có nhiều nổ lực để giải quyết các vụ xung đột tôn giáo, sắc tộc, bùng nổ dân số, kinh tế suy giảm, lạm phát tăng… Hiện nay, Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ

Đối ngoại : Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực… Là một trong những nước đề xướng “Phong trào không liên kết”, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc … Chính phủ và nhân dân Ấn Độ luôn bày

tỏ thái độ đồng tình với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất

nước ngày nay Ấn Độ chính thức thiết lập quan quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 – 1 -1972 Sự hợp tác, hữu nghị của nhân dân Việt Nam – Ấn Độ được phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghiệp nhẹ

2 Sự đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc, tôn giáo là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Ấn Độ bởi vì :

 Ấn Độ là một quốc gia rất phức tạp về dân tộc, tôn giáo đã dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột tôn giáo …

 Một số xung đột tôn giáo, dân tộc đã dẫn đến bạo loạn, li khai, gây bất ổn về xã hội, kinh tế …

 Sự không thống nhất ý kiến giữa các đảng phái chính trị về chính sách đối nội nhiều khi làm chậm tiến trình cải cách ở

Ấn Độ …

* Bổ sung kiến thức : Vai trò của Ấn Độ trong tổ chức “ Phong trào không liên kết” ?

– Năm 1961, phong trào Không liên kết ra đời, đã giữ một vị trí quan trọng trên chính trường thế giới Ấn Độ là nước là một trong những nước sáng lập “Phong trào không liên kết”, có vai trò tích cực trong việc phát triển phong trào này

– Trong hơn 50 năm qua, Ấn Độ luôn theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình trung lập, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức Luôn đi đầu cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; phấn đấu vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân Với đường lối đối ngoại hòa bình và những thành tựu xây dựng đất nước,

Ấn Độ giữ một vai trò quan trọng trên trường quốc tế

Ngày đăng: 21/10/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w