1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Cảm nhận về Nhân vật Chị Dậu

1 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 8,35 KB

Nội dung

Đề: Cảm nhận của em về nhân vật chị Dâu qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ ” của Ngô Tất Tố Hướng dẫn làm bài   a. Mở bài:   Nhắc đến Ngô Tất Tố là ta nhớ đến tiểu thuyết Tắt đèn. Nói đến Tắt đèn ta nghĩ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà nhà quê trước năm 1945. Đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” đã để lại bao ấn tượng sâu sắc về nhân vật chị Dậu.   b. Thân bài:   – Giới thiệu sơ lược về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ”    – Là người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả   + Trong lúc nước sôi lửa bỏng một mỡnh chị đôn đáo chạy xuôi chạy ngược lo xuất sưu cho chồng , cho chú Hợi- em trai chồng mỡnh. Chị đó phải đứt ruột bán đứa con nhỏ 7 tuổi bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai vẫn chưa đủ tiền nộp sưu. Chồng chị vẫ bị đánh trói.    – Chị đó phải vựng lờn đánh nhau với người nhà lí trưởng và tên cai lệ để bảo vệ chồng của mỡnh.   + Ban đầu chị cố van xin tha thiết nhưng chúng không nghe tên cai lệ đã đáp lại chị bằng quả “bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sấn sổ tới trói anh Dậu,chỉ đến khi đó chị mới liều mạng cự lại   + Lúc đầu chị cự lại bằng lí “chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ”   Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô không còn xưng cháu gọi ông nữa mà lúc này là “ ông- tôi”. Bằng sự thay đổi đó chị đã đứng thẳng lên vị thế ngang hàng nhìn thẳng vào mặt tên cai lệ   + Khi tên cai lệ không thèm trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậyvới niềm căm giận ngùn ngụt “ Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại : mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Lúc này cách xưng hô đã thay đổi đó là cách xưng hô đanh đá của người đàn bà thể hiện sự căm thù ngùn ngụt khinh bỉ cao độ đồng thời thể hiện tư thế của người đứng trên kẻ thù và sẵn sàng chiến đấu   => Chị Dậu tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng bị đẩy đến bước đường cùng chị đã vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một thái độ bất khuất   * Là người nông dân mộc mạc hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả, nhưng không hoàn toàn yếu đuối mà tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng.   c. Kết bài:   – Có thể nói Chị Dậu là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là những người nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bàn tay của XHPK. Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông dân hiền lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng tự trọng và luôn tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng.

Đề: Cảm nhận của em về nhân vật chị Dâu qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ ” của Ngô Tất Tố Hướng dẫn làm bài a. Mở bài: Nhắc đến Ngô Tất Tố là ta nhớ đến tiểu thuyết Tắt đèn. Nói đến Tắt đèn ta nghĩ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà nhà quê trước năm 1945. Đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” đã để lại bao ấn tượng sâu sắc về nhân vật chị Dậu. b. Thân bài: – Giới thiệu sơ lược về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” – Là người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả + Trong lúc nước sôi lửa bỏng một mỡnh chị đôn đáo chạy xuôi chạy ngược lo xuất sưu cho chồng , cho chú Hợi- em trai chồng mỡnh. Chị đó phải đứt ruột bán đứa con nhỏ 7 tuổi bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai vẫn chưa đủ tiền nộp sưu. Chồng chị vẫ bị đánh trói. – Chị đó phải vựng lờn đánh nhau với người nhà lí trưởng và tên cai lệ để bảo vệ chồng của mỡnh. + Ban đầu chị cố van xin tha thiết nhưng chúng không nghe tên cai lệ đã đáp lại chị bằng quả “bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sấn sổ tới trói anh Dậu,chỉ đến khi đó chị mới liều mạng cự lại + Lúc đầu chị cự lại bằng lí “chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ” Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô không còn xưng cháu gọi ông nữa mà lúc này là “ ông- tôi”. Bằng sự thay đổi đó chị đã đứng thẳng lên vị thế ngang hàng nhìn thẳng vào mặt tên cai lệ + Khi tên cai lệ không thèm trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậyvới niềm căm giận ngùn ngụt “ Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại : mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Lúc này cách xưng hô đã thay đổi đó là cách xưng hô đanh đá của người đàn bà thể hiện sự căm thù ngùn ngụt khinh bỉ cao độ đồng thời thể hiện tư thế của người đứng trên kẻ thù và sẵn sàng chiến đấu => Chị Dậu tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng bị đẩy đến bước đường cùng chị đã vùng lên chống trả quyết liệt thể hiện một thái độ bất khuất * Là người nông dân mộc mạc hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả, nhưng không hoàn toàn yếu đuối mà tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng. c. Kết bài: – Có thể nói Chị Dậu là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là những người nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bàn tay của XHPK. Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông dân hiền lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng tự trọng và luôn tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng.

Ngày đăng: 20/10/2015, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w