Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Người đăng: Hà Hoàng Ngày: 27022018 Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố). Bài làm Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng được biết đến là một cây viết xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 1945. Trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn, nhân vật chị Dậu đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm và ấn tượng sâu sắc. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay nhất để phản ánh hiện thực xã hội bấy giờ. Đồng thời đã đẩy nhân vật chị Dậu trở thành hình mẫu tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam. Chị Dậu có một hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vì không có tiền sưu thuế cho chồng mà anh Dậu chồng chị đã bị bắt trói đánh đập dã man. Người đàn bà ấy đã phải chạy vạy khắp nơi để mong có nổi tiền nộp sưu cứu chồng. Ấy thế nhưng trong cái xã hội chỉ toàn những người khốn khổ như chị thì ai có thể cho chị hi vọng đây? Cực chẳng đã chẳng còn cách nào chị đành dứt ruột bán đi đàn chó, bán nốt dõng khoai và đứa con gái bảy tuổi đi. HÌnh ảnh đứa con gái khóc ngất “Xin u đừng bán con” khiến người đọc ám ảnh không thôi. Câu nói ấy như xát muối vào lòng của người mẹ. Chị cũng phải đứt từng đoạn ruột để bán đi đứa con của mình đấy chứ. Nhưng nếu không làm thì chị biết làm gì để cứu chồng đây? Có tiền cứu chồng ra tưởng như vậy đã qua cơn bĩ cực thì hình như cuộc đời vẫn không ngừng trêu đùa chị. Bọn cường hào ác bá kéo đến bắt chị phải nộp khoản sưu cho đứa em chồng chết năm ngoái. Thử hỏi đến một suất sưu chị đã sức cùng lực kiệt rồi thêm suất nữa chị phải làm thế nào? Lấy đâu ra chó lấy đâu ra con mà bán nữa? Thế nhưng dù hoàn cảnh khốn cùng đến đâu cũng không thể hoài nghi chị là một người vợ một người mẹ hết lòng vì chồng con. Khi anh Dậu được trả về chị tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Nhưng khốn đốn quá mức khiến chị chẳng còn có nổi nắm gạo nấu cho chồng bát cháo. Mà phải đến khi hàng xóm đến thăm hỏi cho mượn tạm bát gạo chị mới nấu tạm cho chồng được bát cháo loãng. Hình ảnh người vợ bế đứa con rúm ró ngồi an ủi chồng khiến bao người rơi nước mắt. Giữa tiếng tù và tiếng trống giục sưu nổi lên hình ảnh này như xua tan sự bất công và vô nhân tính. Chị Dậu người đàn bà tội nghiệp khẩn khoản mời chồng “thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột” chứa đựng biết bao nhiêu tình yêu thương, quý trọng. Thế nhưng khi thấy bọn cường hào ác bá tay roi tay thước lao vào nhà mình định bắt chồng đi lần nữa thì người đàn bà ấy đã vùng lên trở thành một con người khác. Chị Dậu đã vùng dậy trở nên cứng rắn hơn bao giờ hết. Hắn quát tháo bắt nhà chị phải nộp thêm một suất sưu nữa. Quát tháo không có khất sưu rồi hùng hổ định lao vào anh Dậu đã ngã vật ra phản. Chị Dậu trở nên yếu thế chị liên tục van xin khẩn khoản quỳ lạy thế nhưng thay vì cảm thông tên cai lệ xông vào bịch luôn mấy bịch vào ngực chị rồi tát đánh bốp vào mặt chị. Lúc này dường như sự chịu đựng đã đến giới hạn “tức nước vỡ bờ” chị đã kiên quyết chống trả để bảo vệ nhân phẩm của mình đồng thời bảo vệ cả người chồng ốm đau của mình. Hình ảnh chị vùng lên nghiến hai hàm răng như thách thức : mày trói chồng bà đi mày cho mày xem, rồi nhảy vọt lên như một cách phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Nhà văn Ngô tất Tố vô cùng hả hê khi miêu tả cảnh vùng lên của chị Dậu. Từ chỗ khúm núm nhún nhường chị đã đứng lên ấn dúi khiến cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lí trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm… Với chị hình như lúc này nhà tù thực dân đã chẳng còn đủ sức mạnh khiến chị run sợ nữa rồi. Hình ảnh của chị Dậu trong buổi nộp sưu thuế cũng là hình ảnh chung của người nông dân khốn khổ thời bấy giờ. Cuộc sống đầy cơ cực rối ren mà còn phải chịu biết bao sự áp bức bóc lột đến kiệt quệ. Sự vùng lên của chị cũng thể hiện một quy luật tất yếu của cuộc sống có áp bức có đấu tranh. Với việc xây dựng tình huống độc đáo, miêu tả chân thực ngôn ngữ dung dị gắn liền với đời sống nhà văn đã khắc học một nhân vật chị Dậu vô cùng thành công. Sự phát triển trong tâm lí của chị vô cùng phù hợp với hoàn cảnh. Một người đàn bà điển hình cho sự cần cù chịu khó yêu thương chồng con nhưng cũng tiềm ẩn bên trong là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ khi cần.
Trang 1Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu
qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
Người đăng: Hà Hoàng - Ngày: 27/02/2018
Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
Bài làm
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng được biết đến là một cây viết xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 Trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn, nhân vật chị Dậu đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm và ấn tượng sâu sắc
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay nhất để phản ánh hiện thực xã hội bấy giờ Đồng thời đã đẩy nhân vật chị Dậu trở thành hình mẫu tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam
Chị Dậu có một hoàn cảnh vô cùng bi đát Vì không có tiền sưu thuế cho chồng mà anh Dậu chồng chị
đã bị bắt trói đánh đập dã man Người đàn bà ấy đã phải chạy vạy khắp nơi để mong có nổi tiền nộp sưu cứu chồng Ấy thế nhưng trong cái xã hội chỉ toàn những người khốn khổ như chị thì ai có thể cho chị hi vọng đây? Cực chẳng đã chẳng còn cách nào chị đành dứt ruột bán đi đàn chó, bán nốt dõng khoai và đứa con gái bảy tuổi đi HÌnh ảnh đứa con gái khóc ngất “Xin u đừng bán con” khiến người đọc ám ảnh không thôi Câu nói ấy như xát muối vào lòng của người mẹ Chị cũng phải đứt từng đoạn ruột để bán đi đứa con của mình đấy chứ Nhưng nếu không làm thì chị biết làm gì để cứu chồng đây?
Có tiền cứu chồng ra tưởng như vậy đã qua cơn bĩ cực thì hình như cuộc đời vẫn không ngừng trêu đùa chị Bọn cường hào ác bá kéo đến bắt chị phải nộp khoản sưu cho đứa em chồng chết năm ngoái Thử hỏi đến một suất sưu chị đã sức cùng lực kiệt rồi thêm suất nữa chị phải làm thế nào? Lấy đâu ra chó lấy đâu ra con mà bán nữa?
Thế nhưng dù hoàn cảnh khốn cùng đến đâu cũng không thể hoài nghi chị là một người vợ một người
mẹ hết lòng vì chồng con Khi anh Dậu được trả về chị tìm mọi cách cứu chữa cho chồng Nhưng khốn đốn quá mức khiến chị chẳng còn có nổi nắm gạo nấu cho chồng bát cháo Mà phải đến khi hàng xóm đến thăm hỏi cho mượn tạm bát gạo chị mới nấu tạm cho chồng được bát cháo loãng Hình ảnh người
vợ bế đứa con rúm ró ngồi an ủi chồng khiến bao người rơi nước mắt Giữa tiếng tù và tiếng trống giục sưu nổi lên hình ảnh này như xua tan sự bất công và vô nhân tính Chị Dậu người đàn bà tội nghiệp khẩn khoản mời chồng “thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột” chứa đựng biết bao nhiêu tình yêu thương, quý trọng
Thế nhưng khi thấy bọn cường hào ác bá tay roi tay thước lao vào nhà mình định bắt chồng đi lần nữa thì người đàn bà ấy đã vùng lên trở thành một con người khác Chị Dậu đã vùng dậy trở nên cứng rắn hơn bao giờ hết Hắn quát tháo bắt nhà chị phải nộp thêm một suất sưu nữa Quát tháo không có khất sưu rồi hùng hổ định lao vào anh Dậu đã ngã vật ra phản Chị Dậu trở nên yếu thế chị liên tục van xin khẩn khoản quỳ lạy thế nhưng thay vì cảm thông tên cai lệ xông vào bịch luôn mấy bịch vào ngực chị rồi tát đánh bốp vào mặt chị
Lúc này dường như sự chịu đựng đã đến giới hạn “tức nước vỡ bờ” chị đã kiên quyết chống trả để bảo
vệ nhân phẩm của mình đồng thời bảo vệ cả người chồng ốm đau của mình Hình ảnh chị vùng lên
Trang 2nghiến hai hàm răng như thách thức : mày trói chồng bà đi mày cho mày xem, rồi nhảy vọt lên như một cách phản kháng vô cùng mạnh mẽ
Nhà văn Ngô tất Tố vô cùng hả hê khi miêu tả cảnh vùng lên của chị Dậu Từ chỗ khúm núm nhún nhường chị đã đứng lên ấn dúi khiến cho bọn chúng ngã chỏng quèo Tên hầu cận lí trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm… Với chị hình như lúc này nhà tù thực dân đã chẳng còn đủ sức mạnh khiến chị run sợ nữa rồi
Hình ảnh của chị Dậu trong buổi nộp sưu thuế cũng là hình ảnh chung của người nông dân khốn khổ thời bấy giờ Cuộc sống đầy cơ cực rối ren mà còn phải chịu biết bao sự áp bức bóc lột đến kiệt quệ Sự vùng lên của chị cũng thể hiện một quy luật tất yếu của cuộc sống có áp bức có đấu tranh
Với việc xây dựng tình huống độc đáo, miêu tả chân thực ngôn ngữ dung dị gắn liền với đời sống nhà văn đã khắc học một nhân vật chị Dậu vô cùng thành công Sự phát triển trong tâm lí của chị vô cùng phù hợp với hoàn cảnh Một người đàn bà điển hình cho sự cần cù chịu khó yêu thương chồng con nhưng cũng tiềm ẩn bên trong là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ khi cần