SOẠN BÀI: TRỢ TỪ – THÁN TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: -Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ. -Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể. II. NỘI DUNG CẦN ĐẠT: So sánh ba câu ví dụ trong SGK. 1- Nó ăn hai bát cơm. 2- Nó ăn những hai bát cơm. 3- Nó ăn có hai bát cơm. – Câu 1: một sự việc khách quan là : Nó ăn (số lượng) hai bát cơm. – Câu 2: thêm từ những (còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường) – Câu 3: thêm từ có (còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường) Như vậy trong 3 câu có chỗ: Giống nhau: đều có thông tin sự kiện làm hạt nhân ý nghĩa. Khác nhau: câu 1 chỉ có thông tin sự kiện. Câu 2,3 có thêm thông tin bộc lộ (bày tỏ thái độ, sự đánh giá) Vậy những từ như những, có trong các câu trên có tác dụng gì? -> Nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu. * Phân tích thêm một số ví dụ về các trợ từ khác như: chính, đích, ngay. – Nói dối là tự làm hại chính mình – Tôi gọi đích danh nó ra – Bạn không tin ngay cả tôi nữa à? => Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, nó, tôi Những từ đó gọi là trợ từ. Vậy trợ từ là gì? Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu. Quan sát các từ này, A và vâng trong hai đoạn trích tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố. –Này có tác dụng gì? – A, vâng biểu thị thái độ gì? Lưu ý là A còn được dùng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng, sung sướng như “A !Mẹ đã về!”. (có khác nhau về ngữ điệu). – Này có tác dụng gây sự chú ý ở người đối thoại. – A biểu thị thái độ tức giận. – Vâng biểu thị thái độ lễ phép. Thán từ có khả năng một mình tạo thành câu như này, a trong đoạn văn của Nam Cao. Thán từ cũng có lúc làm thành phần biệt lập của câu Vậy thán từ là gì? Thán từ làm có quan hệ thành phần như thế nào trong câu ? -> Thán từ dùng để bộ lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
SOẠN BÀI: TRỢ TỪ – THÁN TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: -Hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ. -Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể. II. NỘI DUNG CẦN ĐẠT: So sánh ba câu ví dụ trong SGK. 1- Nó ăn hai bát cơm. 2- Nó ăn những hai bát cơm. 3- Nó ăn có hai bát cơm. – Câu 1: một sự việc khách quan là : Nó ăn (số lượng) hai bát cơm. – Câu 2: thêm từ những (còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường) – Câu 3: thêm từ có (còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường) Như vậy trong 3 câu có chỗ: Giống nhau: đều có thông tin sự kiện làm hạt nhân ý nghĩa. Khác nhau: câu 1 chỉ có thông tin sự kiện. Câu 2,3 có thêm thông tin bộc lộ (bày tỏ thái độ, sự đánh giá) Vậy những từ như những, có trong các câu trên có tác dụng gì? -> Nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu. * Phân tích thêm một số ví dụ về các trợ từ khác như: chính, đích, ngay. – Nói dối là tự làm hại chính mình – Tôi gọi đích danh nó ra – Bạn không tin ngay cả tôi nữa à? => Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, nó, tôi Những từ đó gọi là trợ từ. Vậy trợ từ là gì? Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu. Quan sát các từ này, A và vâng trong hai đoạn trích tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố. –Này có tác dụng gì? – A, vâng biểu thị thái độ gì? Lưu ý là A còn được dùng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng, sung sướng như “A !Mẹ đã về!”. (có khác nhau về ngữ điệu). – Này có tác dụng gây sự chú ý ở người đối thoại. – A biểu thị thái độ tức giận. – Vâng biểu thị thái độ lễ phép. Thán từ có khả năng một mình tạo thành câu như này, a trong đoạn văn của Nam Cao. Thán từ cũng có lúc làm thành phần biệt lập của câu Vậy thán từ là gì? Thán từ làm có quan hệ thành phần như thế nào trong câu ? -> Thán từ dùng để bộ lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt. ... thái độ lễ phép Thán từ có khả tạo thành câu này, a đoạn văn Nam Cao Thán từ có lúc làm thành phần biệt lập câu Vậy thán từ gì? Thán từ làm có quan hệ thành phần câu ? -> Thán từ dùng để lộ tình... có quan hệ thành phần câu ? -> Thán từ dùng để lộ tình cảm, cảm xúc người nói dùng để gọi đáp Thán từ thường đứng đầu câu, có tách thành câu đặc biệt