1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ

1 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 8 KB

Nội dung

Cách phân tích toàn bộ bài thơ hoặc đoạn thơ: Cách phân tích cả bài thơ, hoặc đoạn, khổ, câu thơ thường khai thác trên hai phương diện là nội dung và nghệ thuật. Có thể lần lượt phân tích ý nghĩa tư tưởng trước, rồi mới phân tích các giá trị nghệ thuật đặc sắc. Song, cũng có thể tiến hành song song cùng lúc. a) Bám sát vào văn bản thơ, tiến hành chia đoạn và tìm những ý chính của mỗi đoạn. Đối với từng khổ, đoạn, câu thơ vẫn có thể chia tách ra thành các ý nhỏ được. Riêng đối với thơ tứ tuyệt (ví dụ một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù), cách thức thông thường là chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể). b) Sau khi tìm được ý chính của mỗi đoạn, biến những ý chính đó thành các luận điểm. Ví dụ với bài Tràng giang, có thể chia ra làm ba luận điểm tương ứng ba phần như sau: - Hình ảnh dòng sông mênh mang vô tận. - Hình ảnh dòng sông hoang vắng. - Tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. c) Khi phân tích thì thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhất, nhằm giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của tác phẩm trên tất cả các cấp độ, làm cho người đọc tin và đồng cảm với những ý kiến của mình. Cho nên thành phần lí lẽ phải chiếm vị trí cơ bản, sau đó mới kết hợp với những dẫn chứng nhằm minh hoạ cho lí lẽ. Việc phân tích các dẫn chứng lấy ra từ tác phẩm (hình ảnh, câu, từ, nhạc điệu, các thủ pháp chuyển nghĩa...) phải lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, thích hợp. Ví dụ trong khổ thơ đầu của Đây mùa thu tới có hai hình ảnh chính: rặng liễu và chiếc áo... d) Trong quá trình phân tích, luôn luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát ở từng cấp độ sao cho thích hợp để rồi tiến tới những khái quát lớn của toàn bài. Luận điểm là một khái quát. Toàn bài có khái quát của toàn bài. Đây chính là quá trình quy nạp. Tuy nhiên trong bài làm, các thao tác có khi biến hoá rất linh hoạt, có thể đi theo con đường diễn dịch vẫn chấp nhận được. e) Tránh diễn nôm các câu thơ thành văn xuôi. Nếu diễn nôm thì bài viết thiếu cảm xúc, rời rạc, không hấp dẫn người đọc.

Cách phân tích toàn bộ bài thơ hoặc đoạn thơ: Cách phân tích cả bài thơ, hoặc đoạn, khổ, câu thơ thường khai thác trên hai phương diện là nội dung và nghệ thuật. Có thể lần lượt phân tích ý nghĩa tư tưởng trước, rồi mới phân tích các giá trị nghệ thuật đặc sắc. Song, cũng có thể tiến hành song song cùng lúc. a) Bám sát vào văn bản thơ, tiến hành chia đoạn và tìm những ý chính của mỗi đoạn. Đối với từng khổ, đoạn, câu thơ vẫn có thể chia tách ra thành các ý nhỏ được. Riêng đối với thơ tứ tuyệt (ví dụ một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù), cách thức thông thường là chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể). b) Sau khi tìm được ý chính của mỗi đoạn, biến những ý chính đó thành các luận điểm. Ví dụ với bài Tràng giang, có thể chia ra làm ba luận điểm tương ứng ba phần như sau: - Hình ảnh dòng sông mênh mang vô tận. - Hình ảnh dòng sông hoang vắng. - Tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. c) Khi phân tích thì thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhất, nhằm giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của tác phẩm trên tất cả các cấp độ, làm cho người đọc tin và đồng cảm với những ý kiến của mình. Cho nên thành phần lí lẽ phải chiếm vị trí cơ bản, sau đó mới kết hợp với những dẫn chứng nhằm minh hoạ cho lí lẽ. Việc phân tích các dẫn chứng lấy ra từ tác phẩm (hình ảnh, câu, từ, nhạc điệu, các thủ pháp chuyển nghĩa...) phải lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, thích hợp. Ví dụ trong khổ thơ đầu của Đây mùa thu tới có hai hình ảnh chính: rặng liễu và chiếc áo... d) Trong quá trình phân tích, luôn luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát ở từng cấp độ sao cho thích hợp để rồi tiến tới những khái quát lớn của toàn bài. Luận điểm là một khái quát. Toàn bài có khái quát của toàn bài. Đây chính là quá trình quy nạp. Tuy nhiên trong bài làm, các thao tác có khi biến hoá rất linh hoạt, có thể đi theo con đường diễn dịch vẫn chấp nhận được. e) Tránh diễn nôm các câu thơ thành văn xuôi. Nếu diễn nôm thì bài viết thiếu cảm xúc, rời rạc, không hấp dẫn người đọc.

Ngày đăng: 20/10/2015, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w