Soạn bài đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) I. Tiểu dẫn 1. Tác giả Thanh Thảo - Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946; quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi. - Sự nghiệp văn chương: + Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. + Các tác phẩm: Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985)… + Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca. - Đặc điểm thơ: + Là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống. + Ông luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. 2. Tác phẩm - Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích. - Là tác phẩm tiêu biểu cho thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực. II. Tìm hiểu tác phẩm BT 1: Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn. Anh chị có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh: tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt? Gợi ý Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn). Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta- niềm tự hào của người Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt – áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót – một biểu tượng của Tây Ban Nha. BT 2. Các hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý Người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn. Đó là cuộc độc hành của con người – cuộc độc hành của Lor-ca (một anh hùng của Tây Ban Nha). BT 3. Phân tích vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca trước cái chết. a. Vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? Tác giả khắc họa nhân vật giữa một không gian hoang dữ đậm chất Tây Ban Nha: Tây Ban Nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ. Tiếng hát nghêu ngao của những người Di-gan, áo choàng của võ sĩ đấu bò tót đã trở thành biểu tượng – biểu tượng cho sự đổ máu, cái chết và sự cần khấn cho linh hồn. b. Thái độ của Lor-ca trước cái chết như thế nào? Trên cái nền ấy là hình ảnh Lor-ca: bị điệu về bãi bắn / chàng đi như người mộng du. Một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến Lor-ca với cuộc hành trình của anh – Cuộc hành trình đến với cái chết. Trước cái chết, Lor-ca đi như người mộng du. Đó là thái độ bỏ quyên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề; từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca – một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do. c. Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh đường chỉ tay đã đứt / dòng sông vô cùng / Lor-ca bơi sang ngang / trên chiếc ghi ta màu bạc? Hình ảnh: dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đã đứt lại một lần nữa miêu tả cuộc hành trình đi tới cái chết của Lor-ca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lor-ca “bơi sang ngang” trên “chiếc ghi ta màu bạc” cùng với hình ảnh “đường chỉ tay đứt” chính là những biểu tượng, là những ám dụ về cái chết, sự nghiệt ngã của đệnh mệnh, của số phận ngắn ngủi. - Các hình ảnh: hát nghêu ngao, đường chỉ tay đứt, là bùa cô gái Di-gan xâu chuỗi một trường liên tưởng về định mệnh, về cái chết, về số phận ngắn ngủi mang đậm màu sắc Tây Ban Nha. + Ở đây động từ “ném” lặp lại nhiều lần (ném lá bùa, ném trái tim), nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mạnh của Lor-ca. Từ đó để thấy được cảm xúc mãnh liệt của Thanh Thảo trước cái chết của Lor-ca. Sự thương tiếc hòa lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục. d. Vì sao cái chết của Lor-ca được miêu tả đi liền với hình ảnh “cây đàn ghi – ta”? Cũng cần phải thấy sự lô gich giữa các hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang / chiếc ghi ta màu bạc. Cuộc đời của Lor-ca là chuỗi dài những đam mê, trogn đó có niềm đam mê đàn ghi ta. Và do đó “đàn ghi ta” đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và thanh âm của Lor-ca. BT 4. Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn / Tiếng đàn như cỏ mọc hoang / Giọt nước mắt vầng trăng / Long lanh trong đáy giếng. Gợi ý - Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tưởng và siêu thực. Ở đây, tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: “không ai chôn cất tiếng đàn”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. - Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi. BT 5. Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ? Gợi ý - Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang… + Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu. + Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống. Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta. + Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.
Soạn bài đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) I. Tiểu dẫn 1. Tác giả Thanh Thảo - Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946; quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi. - Sự nghiệp văn chương: + Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. + Các tác phẩm: Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985)… + Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca. - Đặc điểm thơ: + Là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống. + Ông luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. 2. Tác phẩm - Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích. - Là tác phẩm tiêu biểu cho thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực. II. Tìm hiểu tác phẩm BT 1: Giải thích các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn. Anh chị có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh: tiếng đàn, áo choàng đỏ gắt? Gợi ý Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn). Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta- niềm tự hào của người Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt – áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót – một biểu tượng của Tây Ban Nha. BT 2. Các hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý Người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn. Đó là cuộc độc hành của con người – cuộc độc hành của Lor-ca (một anh hùng của Tây Ban Nha). BT 3. Phân tích vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca trước cái chết. a. Vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? Tác giả khắc họa nhân vật giữa một không gian hoang dữ đậm chất Tây Ban Nha: Tây Ban Nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ. Tiếng hát nghêu ngao của những người Di-gan, áo choàng của võ sĩ đấu bò tót đã trở thành biểu tượng – biểu tượng cho sự đổ máu, cái chết và sự cần khấn cho linh hồn. b. Thái độ của Lor-ca trước cái chết như thế nào? Trên cái nền ấy là hình ảnh Lor-ca: bị điệu về bãi bắn / chàng đi như người mộng du. Một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến Lor-ca với cuộc hành trình của anh – Cuộc hành trình đến với cái chết. Trước cái chết, Lor-ca đi như người mộng du. Đó là thái độ bỏ quyên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề; từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca – một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do. c. Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh đường chỉ tay đã đứt / dòng sông vô cùng / Lor-ca bơi sang ngang / trên chiếc ghi ta màu bạc? Hình ảnh: dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đã đứt lại một lần nữa miêu tả cuộc hành trình đi tới cái chết của Lor-ca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lor-ca “bơi sang ngang” trên “chiếc ghi ta màu bạc” cùng với hình ảnh “đường chỉ tay đứt” chính là những biểu tượng, là những ám dụ về cái chết, sự nghiệt ngã của đệnh mệnh, của số phận ngắn ngủi. - Các hình ảnh: hát nghêu ngao, đường chỉ tay đứt, là bùa cô gái Di-gan xâu chuỗi một trường liên tưởng về định mệnh, về cái chết, về số phận ngắn ngủi mang đậm màu sắc Tây Ban Nha. + Ở đây động từ “ném” lặp lại nhiều lần (ném lá bùa, ném trái tim), nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mạnh của Lor-ca. Từ đó để thấy được cảm xúc mãnh liệt của Thanh Thảo trước cái chết của Lor-ca. Sự thương tiếc hòa lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục. d. Vì sao cái chết của Lor-ca được miêu tả đi liền với hình ảnh “cây đàn ghi – ta”? Cũng cần phải thấy sự lô gich giữa các hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang / chiếc ghi ta màu bạc. Cuộc đời của Lor-ca là chuỗi dài những đam mê, trogn đó có niềm đam mê đàn ghi ta. Và do đó “đàn ghi ta” đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và thanh âm của Lor-ca. BT 4. Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn / Tiếng đàn như cỏ mọc hoang / Giọt nước mắt vầng trăng / Long lanh trong đáy giếng. Gợi ý - Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tưởng và siêu thực. Ở đây, tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: “không ai chôn cất tiếng đàn”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. - Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi. BT 5. Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ? Gợi ý - Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang… + Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu. + Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống. Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được cam kết hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta. + Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người. ... hình ảnh: Lor-ca bơi sang ngang / ghi ta màu bạc Cuộc đời Lor-ca chuỗi dài đam mê, trogn có niềm đam mê đàn ghi ta Và đàn ghi ta trở thành biểu tượng sống nhiều hoài bão, màu sắc âm Lor-ca BT... tiếng ghi ta xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn cỏ mọc hoang… + Tiếng đàn ghi ta thể với cung bậc khác nhau: âm vui tươi, âm chia cắt, tan vỡ, âm chết, giai... giếng Lor-ca chết (về thể xác) dư âm vang vọng đời ông BT Ý nghĩa ẩn dụ hình tượng tiếng đàn thơ? Gợi ý - Hình tượng tiếng đàn xuất nhiều lần thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta