Soạn bài chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) I. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của bài chiếu. Năm 1789, sau khi đánh bại quân Thanh, đuổi bè lũ bán nước chạy ra khỏi đất nước.Quang Trung mới bắt đầu kiểm soát và xây dựng chính quyền trên vùng đất Bắc Hà. Một sĩ phu vốn là quan lại nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, hoặc chưa hiểu triều đại mới của Quang Trung, một số người bỏ trốn, sống nép mình hoặc ở ẩn. Trước tình tình đó, Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi những người có tài, có đức ra giúp nước, giúp dân. Bài chiếu được chia làm ba phần: - Từng nghe … người hiền: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc. - Vậy ban chiếu xuống .. để cùng nghe biết: chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung. II. Đọc – hiểu tác phẩm Câu 1. Nội dung chính của bài Chiếu cầu hiền Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó. Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. Đó chính là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước. Câu 2. Đối tượng của bài chiếu Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới. Điều này xuất phát từ tư tưởng trung quân ái quốc của họ, đồng thời cũng có người cho rằng vua Quang Trung ít lễ nghĩa, không rõ đạo thánh hiền. Nắm được điều này, Ngô Thì Nhậm đã sử dụng nhiều điển tích từ Tứ Thư, Ngữ Kinh trông bãi chiếu để tác động tới tâm lí của họ, đồng thời tạo sự thuyết phục đối với họ. Câu 3. Cách thức lập luận trong bài chiếu Cách thức lập luận trong bài chiếu rất thuyết phục. Giữa các phần 1, 2 và 3 có sự xuyên suốt và tạo nên một mạch thuyết phục cao. Trong phần 1, tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Cuối cùng tác giả kết luận mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần. Hình ảnh được lấy từ Luận ngữ nên càng có sức thuyết phục đối với những người vốn lấy Nho giáo làm trọng. Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải. Để tỏ ý kiến của mình, tác giả bài chiếu không nói ra bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh tượng trưng hoặc lấy kinh điển Nho giáo để nói. Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có sức lôi cuốn, để cho những si phu phải suy nghĩ về chí tráng của mình trước thời cuộc. Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Hình ảnh một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to có sức tác động và lôi kéo rất lớn, thể hiện sự thật tâm của chính quyền Quang Trung trong việc kêu gọi hiền tài ra giúp nước. Câu 4. Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung qua bài chiếu - Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng. - Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử. - Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài. Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn.
Soạn bài chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) I. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của bài chiếu. Năm 1789, sau khi đánh bại quân Thanh, đuổi bè lũ bán nước chạy ra khỏi đất nước.Quang Trung mới bắt đầu kiểm soát và xây dựng chính quyền trên vùng đất Bắc Hà. Một sĩ phu vốn là quan lại nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, hoặc chưa hiểu triều đại mới của Quang Trung, một số người bỏ trốn, sống nép mình hoặc ở ẩn. Trước tình tình đó, Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi những người có tài, có đức ra giúp nước, giúp dân. Bài chiếu được chia làm ba phần: - Từng nghe … người hiền: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc. - Vậy ban chiếu xuống .. để cùng nghe biết: chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung. II. Đọc – hiểu tác phẩm Câu 1. Nội dung chính của bài Chiếu cầu hiền Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó. Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. Đó chính là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước. Câu 2. Đối tượng của bài chiếu Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới. Điều này xuất phát từ tư tưởng trung quân ái quốc của họ, đồng thời cũng có người cho rằng vua Quang Trung ít lễ nghĩa, không rõ đạo thánh hiền. Nắm được điều này, Ngô Thì Nhậm đã sử dụng nhiều điển tích từ Tứ Thư, Ngữ Kinh trông bãi chiếu để tác động tới tâm lí của họ, đồng thời tạo sự thuyết phục đối với họ. Câu 3. Cách thức lập luận trong bài chiếu Cách thức lập luận trong bài chiếu rất thuyết phục. Giữa các phần 1, 2 và 3 có sự xuyên suốt và tạo nên một mạch thuyết phục cao. Trong phần 1, tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Cuối cùng tác giả kết luận mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần. Hình ảnh được lấy từ Luận ngữ nên càng có sức thuyết phục đối với những người vốn lấy Nho giáo làm trọng. Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải. Để tỏ ý kiến của mình, tác giả bài chiếu không nói ra bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh tượng trưng hoặc lấy kinh điển Nho giáo để nói. Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có sức lôi cuốn, để cho những si phu phải suy nghĩ về chí tráng của mình trước thời cuộc. Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Hình ảnh một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to có sức tác động và lôi kéo rất lớn, thể hiện sự thật tâm của chính quyền Quang Trung trong việc kêu gọi hiền tài ra giúp nước. Câu 4. Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung qua bài chiếu - Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng. - Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử. - Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài. Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn. ... dài Chiếu cầu hiền thể tầm nhìn xa trông rộng vua Quang Trung công xây dựng đất nước sau thời phân li Nhà vua đánh giá cao vai trò hiền tài việc xây dựng đất nước Cầu hiền trở thành nhu cầu tất... tác động lôi kéo lớn, thể thật tâm quyền Quang Trung việc kêu gọi hiền tài giúp nước Câu Tư tưởng tình cảm vua Quang Trung qua chiếu - Trước hết, tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ