1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Táo mèo “tẩy” chất béo thừa

2 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 9,32 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Sơn tra (táo mèo) hầu như có chứa tất cả thành phần dinh dưỡng của trái cây, đặc biệt là hàm lượng acid hữu cơ, vitamin C và canxi khá cao. Sơn tra có vị chua ngọt khoái khẩu, vừa có thể ăn sống vừa gia công chế biến hay xắt lát phơi khô, ngâm rượu. Sơn tra có giá trị làm thuốc, giúp kiện tỳ vị, trợ tiêu hóa, tiêu hao chất béo dư thừa, được dùng từ lâu như thành phần của thức ăn giảm béo phì, nhất là làm ốm mà bạn gái rất thích. Công dụng của sơn tra 1- Làm ốm Sơn tra tính hơi ấm, vị ngọt chua, đi vào tỳ, vị, can kinh, có công hiệu kiện tỳ tiêu thực, hóa ứ, giảm mỡ. Nữ giới thường xuyên ăn sơn tra giúp thúc đẩy tiêu hóa, đưa những chất bã ra ngoài cơ thể kịp thời, nhờ đó phòng ngừa chất béo tích tụ dưới da một cách hiệu quả. Ngoài ra, trong sơn tra có nhiều canxi, giúp cho xương của các bạn gái chắc khỏe. Quả không ngoa khi nói rằng sơn tra là “vị thuốc quý tạo dáng” của nữ giới. 2- Tẩy sạch chất béo thừa Do sơn tra chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp làm ốm hiệu quả như protid, vitamin, pectin, acid hữu cơ nên có tác dụng tẩy sạch chất béo dư thừa trong cơ thể. Chất béo dư thừa không chỉ là “hung thủ” gây béo phì mà còn là tác nhân của rất nhiều bệnh. Đặc biệt, khi hàm lượng chất béo nội tạng tăng lên sẽ làm giảm tính nhạy cảm của insulin, tạo ra tình trạng đối kháng insulin vốn là nguyên nhân quan trọng gây chuyển hóa bất thường, dẫn đến bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch. 3- Thúc đẩy tiêu hóa Do chứa nhiều acid hữu cơ như acid crataegic và men phân giải chất béo nên sau khi được đưa vào dạ dày, sơn tra giúp tăng cường tác dụng của men tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa, trợ giúp chuyển hóa cholesterol; nó còn giúp bài tiết dịch vị, dịch mật. Cho nên những người sau khi ăn thịt hay thức ăn béo ngậy cảm thấy đầy bụng, dùng một ít sơn tra sẽ có tác dụng trợ giúp tiêu hóa. Chức năng kiện tỳ tiêu tích này của sơn tra rất có lợi trong việc làm ốm và hỗ trợ điều trị chứng béo phì thứ phát. 4- Tăng sức đề kháng So với những người khác, người béo phì có sức đề kháng yếu, lại dễ mắc những bệnh do béo phì gây ra. Rất nhiều phụ nữ muốn trở nên “mi nhon” nhanh đã tìm đến các phương pháp làm ốm thiếu khoa học nên mình gầy xương hạc, sức khỏe bị tổn hại nghiêm trọng. Xin lưu ý rằng nguyên tắc làm ốm của chúng ta trước sau vẫn là: Làm ốm trên cơ sở khoa học và bảo đảm sức khỏe. Do có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và flavonoid, sơn tra vừa giúp kiện vị lợi trường, giảm mỡ làm ốm vừa tăng sức miễn dịch cơ thể. 5- Phòng say nắng Cơ thể người béo phì rất “ghét nóng” bởi nó tích lũy quá nhiều chất béo và nhiệt lượng mà không dễ thải nhiệt. Sơn tra có tác dụng phòng trúng thử (say nắng) và tạo sảng khoái; nữ giới béo phì vào mùa nóng ăn sơn tra một cách thích đáng không chỉ giúp phòng say nắng mà còn giảm cân.   Sơn tra có tác dụng làm tăng sức miễn dịch của cơ thể Chế biến các món ăn 1- Món tương xốt Mua sơn tra sống về bỏ cuống và hạt, cho vào nồi thêm nước sắc, vừa nấu vừa khuấy để không dính đáy nồi, cho đến khi hơi cô sệt thì tắt bếp, nêm thêm đường khuấy trộn cho đều, chứa trong keo đậy kín thì hoàn tất. Sơn tra sống chẳng phải lúc nào cũng mua được nên có thể mua loại đã phơi khô. Sơn tra có thể dùng nấu chè, cháo hoặc hãm nước sôi dùng uống thay trà, có tác dụng làm ốm rất tốt. 2- Chè giảm mỡ Sơn tra 30 g (loại sống 60 g), nếp 100 g, đường phèn vừa đủ. Rửa sạch sơn tra cho vào nồi đất nấu, sắc lấy nước cốt. Nếp vo sạch, đổ nước vừa đủ, sau khi nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ, ninh chè đến nhừ, lúc này nêm thêm nước cốt sơn tra, đường phèn, nấu tiếp 5 phút thì hoàn tất. Lưu ý: Khi nấu chè, có thể dùng nước cốt sơn tra để nấu; sơn tra và nếp cũng có thể nấu trực tiếp nhưng nếp nấu trước, sau đó mới cho sơn tra vào. 3- Trà làm ốm Sơn tra 100 g, hoa cúc 15 g, cam thảo 5 g, đường phèn vừa đủ. Đổ 1 lít nước để sắc. Bỏ bã. Nêm đường phèn thì hoàn tất. Lưu ý: Đông y cho rằng sơn tra chỉ “tiêu” mà không “bổ”, người tiết nhiều dịch vị dùng thận trọng; người có vết loét đường tiêu hóa không nên dùng. Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc bổ cũng kiêng dùng sơn tra.

Sơn tra (táo mèo) hầu như có chứa tất cả thành phần dinh dưỡng của trái cây, đặc biệt là hàm lượng acid hữu cơ, vitamin C và canxi khá cao. Sơn tra có vị chua ngọt khoái khẩu, vừa có thể ăn sống vừa gia công chế biến hay xắt lát phơi khô, ngâm rượu. Sơn tra có giá trị làm thuốc, giúp kiện tỳ vị, trợ tiêu hóa, tiêu hao chất béo dư thừa, được dùng từ lâu như thành phần của thức ăn giảm béo phì, nhất là làm ốm mà bạn gái rất thích. Công dụng của sơn tra 1- Làm ốm Sơn tra tính hơi ấm, vị ngọt chua, đi vào tỳ, vị, can kinh, có công hiệu kiện tỳ tiêu thực, hóa ứ, giảm mỡ. Nữ giới thường xuyên ăn sơn tra giúp thúc đẩy tiêu hóa, đưa những chất bã ra ngoài cơ thể kịp thời, nhờ đó phòng ngừa chất béo tích tụ dưới da một cách hiệu quả. Ngoài ra, trong sơn tra có nhiều canxi, giúp cho xương của các bạn gái chắc khỏe. Quả không ngoa khi nói rằng sơn tra là “vị thuốc quý tạo dáng” của nữ giới. 2- Tẩy sạch chất béo thừa Do sơn tra chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp làm ốm hiệu quả như protid, vitamin, pectin, acid hữu cơ nên có tác dụng tẩy sạch chất béo dư thừa trong cơ thể. Chất béo dư thừa không chỉ là “hung thủ” gây béo phì mà còn là tác nhân của rất nhiều bệnh. Đặc biệt, khi hàm lượng chất béo nội tạng tăng lên sẽ làm giảm tính nhạy cảm của insulin, tạo ra tình trạng đối kháng insulin vốn là nguyên nhân quan trọng gây chuyển hóa bất thường, dẫn đến bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch. 3- Thúc đẩy tiêu hóa Do chứa nhiều acid hữu cơ như acid crataegic và men phân giải chất béo nên sau khi được đưa vào dạ dày, sơn tra giúp tăng cường tác dụng của men tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa, trợ giúp chuyển hóa cholesterol; nó còn giúp bài tiết dịch vị, dịch mật. Cho nên những người sau khi ăn thịt hay thức ăn béo ngậy cảm thấy đầy bụng, dùng một ít sơn tra sẽ có tác dụng trợ giúp tiêu hóa. Chức năng kiện tỳ tiêu tích này của sơn tra rất có lợi trong việc làm ốm và hỗ trợ điều trị chứng béo phì thứ phát. 4- Tăng sức đề kháng So với những người khác, người béo phì có sức đề kháng yếu, lại dễ mắc những bệnh do béo phì gây ra. Rất nhiều phụ nữ muốn trở nên “mi nhon” nhanh đã tìm đến các phương pháp làm ốm thiếu khoa học nên mình gầy xương hạc, sức khỏe bị tổn hại nghiêm trọng. Xin lưu ý rằng nguyên tắc làm ốm của chúng ta trước sau vẫn là: Làm ốm trên cơ sở khoa học và bảo đảm sức khỏe. Do có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và flavonoid, sơn tra vừa giúp kiện vị lợi trường, giảm mỡ làm ốm vừa tăng sức miễn dịch cơ thể. 5- Phòng say nắng Cơ thể người béo phì rất “ghét nóng” bởi nó tích lũy quá nhiều chất béo và nhiệt lượng mà không dễ thải nhiệt. Sơn tra có tác dụng phòng trúng thử (say nắng) và tạo sảng khoái; nữ giới béo phì vào mùa nóng ăn sơn tra một cách thích đáng không chỉ giúp phòng say nắng mà còn giảm cân. Sơn tra có tác dụng làm tăng sức miễn dịch của cơ thể Chế biến các món ăn 1- Món tương xốt Mua sơn tra sống về bỏ cuống và hạt, cho vào nồi thêm nước sắc, vừa nấu vừa khuấy để không dính đáy nồi, cho đến khi hơi cô sệt thì tắt bếp, nêm thêm đường khuấy trộn cho đều, chứa trong keo đậy kín thì hoàn tất. Sơn tra sống chẳng phải lúc nào cũng mua được nên có thể mua loại đã phơi khô. Sơn tra có thể dùng nấu chè, cháo hoặc hãm nước sôi dùng uống thay trà, có tác dụng làm ốm rất tốt. 2- Chè giảm mỡ Sơn tra 30 g (loại sống 60 g), nếp 100 g, đường phèn vừa đủ. Rửa sạch sơn tra cho vào nồi đất nấu, sắc lấy nước cốt. Nếp vo sạch, đổ nước vừa đủ, sau khi nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ, ninh chè đến nhừ, lúc này nêm thêm nước cốt sơn tra, đường phèn, nấu tiếp 5 phút thì hoàn tất. Lưu ý: Khi nấu chè, có thể dùng nước cốt sơn tra để nấu; sơn tra và nếp cũng có thể nấu trực tiếp nhưng nếp nấu trước, sau đó mới cho sơn tra vào. 3- Trà làm ốm Sơn tra 100 g, hoa cúc 15 g, cam thảo 5 g, đường phèn vừa đủ. Đổ 1 lít nước để sắc. Bỏ bã. Nêm đường phèn thì hoàn tất. Lưu ý: Đông y cho rằng sơn tra chỉ “tiêu” mà không “bổ”, người tiết nhiều dịch vị dùng thận trọng; người có vết loét đường tiêu hóa không nên dùng. Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc bổ cũng kiêng dùng sơn tra.

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:07

w