1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mẹ đã sẵn sàng đón con!

2 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 11,93 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Các mẹ lần đầu tiên mang bầu thường chia sẻ họ cảm thấy vô cùng lo lắng khi nghĩ tới ngày “lâm bồn” bởi chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chính vì vậy đã khiến quá trình “vượt cạn” trở nên khó khăn, đau đớn hơn. Chị Thùy An (Yên Phụ, Hà Nội) kể: “Lúc sinh bé Tít, mình hồi hộp quá, tụt cả huyết áp, khi mổ người cứ run bần bật. Nghĩ lại mới thấy hồi ấy mình chả chịu tìm hiểu về quá trình chuyển dạ, sinh đẻ gì cả. Thiếu kiến thức nên càng lo lắng hơn. Rút kinh nghiệm tập hai mình sẽ cố gắng thu thập thông tin rồi tham gia mấy lớp học tiền sản nữa. Mong là sẽ ổn hơn tập một”. Theo các chuyên gia, để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày vượt cạn, chị em nên chú ý thực hiện một số bí quyết sau. Tham gia lớp học tiền sản Tham gia lớp học tiền sản cùng chồng là điều mẹ bầu nên làm trong tháng cuối thai kỳ hoặc thậm chí là sớm hơn. Nguyên do là bởi điều này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ cũng như một số biện pháp giảm bớt đau đớn khi “vượt cạn”.   Tham gia lớp học tiền sản sẽ giúp chị em cùng chồng hiểu hơn về quá trình chuyển dạ (Ảnh minh họa) Từ đó tránh lâm vào tình trạng ngơ ngác, lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong ngày “lâm bồn”. Khi đi học, “mẹ ỏng” nên cố gắng đặt ra nhiều câu hỏi phức tạp hoặc thậm chí là “ngu ngốc” bởi khi ấy các chuyên gia sẽ sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn về quá trình sinh nở. Chuẩn bị chu đáo trước ngày sinh Trước khi  nhập viện, các mẹ nên chuẩn bị, sắp sẵn đồ đạc cần thiết cho cả mẹ và bé như quần dùng một lần, khăn, tã...để tránh tình trạng “ối quên mất” khi đang trên đường vào viện. Ngoài ra chị em cũng nên mang theo một chút snack hoặc đồ ăn vặt để có thể nạp năng lượng bất cứ lúc nào khi nằm trong phòng chờ sinh. Bỏ ngoài tai những câu chuyện tiêu cực Các chuyên gia tin rằng những hình ảnh, lời nói tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức và khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, đau đớn hơn trong quá trình sinh nở. Vì vậy chị em nên chuyển kênh, tắt tivi hay bước ra ngoài khi cảm thấy không thoải mái.   Hãy bỏ ngoài tai các câu chuyện tiêu cực khi tám chuyện chị em nhé (Ảnh minh họa) Ngoài ra nên tránh xa các câu chuyện sinh nở khủng khiếp của các sản phụ khác bởi nếu không chị em sẽ chẳng còn vững tâm mà bước vào phòng chờ sinh. Tốt nhất các mẹ nên giữ tâm lý thoải mái khi “vượt cạn” bởi đau đẻ thì ai mà chả đau nhưng rồi mọi cảm giác đau đớn sẽ tan biến khi “thiên thần nhỏ” chào đời. Tạo không khí dễ chịu trong phòng chờ sinh Một số chị em chia sẻ rằng họ cảm thấy sợ hãi khi bước vào căn phòng chờ sinh tối om om và chẳng có tý không khí gia đình nào. Chính vì vậy chị em hãy mang theo một số bức ảnh của cả nhà, mặc bộ quần áo yêu thích hay lắng nghe một số bản nhạc nhẹ trong lúc chờ sinh bé để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đi loanh quanh trong phòng chờ sinh Các nghiên cứu cho thấy nếu chăm chỉ đi bộ trong phòng chờ sinh, chị em sẽ “vượt cạn” dễ dàng hơn. Vì vậy các mẹ hãy cố gắng đi loanh quanh trong phòng. Khi nào không thể đi lại được nữa, chị em có thể ngồi xổm xuống hoặc nằm trên giường. Tuy nhiên khi nằm mẹ bầu chú ý thay đổi tư thế thường xuyên nhé. Ăn, uống và đi tiểu nhiều   Trong lúc chờ sinh nếu đói chị em có thể ăn một chút đồ ăn vặt (Ảnh minh họa) Các mẹ bầu thường có tâm lý sốt ruột khi có dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên đợi đến lúc bé ra đời thì còn lâu lắm. Do đó chị em nên chú ý ăn uống và đi tiểu thường xuyên (tốt nhất là ghé thăm nhà vệ sinh mỗi giờ) trong lúc nằm trong phòng chờ sinh. Đừng ngại làm ồn trong phòng sinh Một số sản phụ thường la hét, kêu gào, rên rỉ, khóc lóc trong quá trình sinh em bé bởi điều đó khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Chính vì vậy đừng cảm thấy quá bối rối khi điều đó xảy ra nhé hay thậm chí là khi lâm vào tình trạng són tiểu, xì hơi... lúc đang rặn đẻ nhé bởi chẳng có chuyện “ngượng chín mặt” nào mà các bác sĩ và y tá khoa sản chưa từng chứng kiến cả. Tin vào bản năng của người mẹ Các bác sĩ khuyên rằng chị em hãy tự tin rằng em bé sẽ biết lúc nào thì cần chui ra và thường báo hiệu thời điểm này. Bởi thế hãy lắng nghe những gì cơ thể nói và sẵn sàng cho thời khắc này. Khi em bé chào đời, hãy chạm vào bé ngay lập tức các mẹ nhé bởi sự tiếp xúc giữa mẹ và bé lúc này vô cùng quan trọng đấy. Đó là khoảnh khắc chào đón bé đến với thế giới. Chúc các mẹ sinh nở dễ dàng, thuận lợi nhé.

Các mẹ lần đầu tiên mang bầu thường chia sẻ họ cảm thấy vô cùng lo lắng khi nghĩ tới ngày “lâm bồn” bởi chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chính vì vậy đã khiến quá trình “vượt cạn” trở nên khó khăn, đau đớn hơn. Chị Thùy An (Yên Phụ, Hà Nội) kể: “Lúc sinh bé Tít, mình hồi hộp quá, tụt cả huyết áp, khi mổ người cứ run bần bật. Nghĩ lại mới thấy hồi ấy mình chả chịu tìm hiểu về quá trình chuyển dạ, sinh đẻ gì cả. Thiếu kiến thức nên càng lo lắng hơn. Rút kinh nghiệm tập hai mình sẽ cố gắng thu thập thông tin rồi tham gia mấy lớp học tiền sản nữa. Mong là sẽ ổn hơn tập một”. Theo các chuyên gia, để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày vượt cạn, chị em nên chú ý thực hiện một số bí quyết sau. Tham gia lớp học tiền sản Tham gia lớp học tiền sản cùng chồng là điều mẹ bầu nên làm trong tháng cuối thai kỳ hoặc thậm chí là sớm hơn. Nguyên do là bởi điều này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ cũng như một số biện pháp giảm bớt đau đớn khi “vượt cạn”. Tham gia lớp học tiền sản sẽ giúp chị em cùng chồng hiểu hơn về quá trình chuyển dạ (Ảnh minh họa) Từ đó tránh lâm vào tình trạng ngơ ngác, lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong ngày “lâm bồn”. Khi đi học, “mẹ ỏng” nên cố gắng đặt ra nhiều câu hỏi phức tạp hoặc thậm chí là “ngu ngốc” bởi khi ấy các chuyên gia sẽ sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn về quá trình sinh nở. Chuẩn bị chu đáo trước ngày sinh Trước khi nhập viện, các mẹ nên chuẩn bị, sắp sẵn đồ đạc cần thiết cho cả mẹ và bé như quần dùng một lần, khăn, tã...để tránh tình trạng “ối quên mất” khi đang trên đường vào viện. Ngoài ra chị em cũng nên mang theo một chút snack hoặc đồ ăn vặt để có thể nạp năng lượng bất cứ lúc nào khi nằm trong phòng chờ sinh. Bỏ ngoài tai những câu chuyện tiêu cực Các chuyên gia tin rằng những hình ảnh, lời nói tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức và khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy căng thẳng, đau đớn hơn trong quá trình sinh nở. Vì vậy chị em nên chuyển kênh, tắt tivi hay bước ra ngoài khi cảm thấy không thoải mái. Hãy bỏ ngoài tai các câu chuyện tiêu cực khi tám chuyện chị em nhé (Ảnh minh họa) Ngoài ra nên tránh xa các câu chuyện sinh nở khủng khiếp của các sản phụ khác bởi nếu không chị em sẽ chẳng còn vững tâm mà bước vào phòng chờ sinh. Tốt nhất các mẹ nên giữ tâm lý thoải mái khi “vượt cạn” bởi đau đẻ thì ai mà chả đau nhưng rồi mọi cảm giác đau đớn sẽ tan biến khi “thiên thần nhỏ” chào đời. Tạo không khí dễ chịu trong phòng chờ sinh Một số chị em chia sẻ rằng họ cảm thấy sợ hãi khi bước vào căn phòng chờ sinh tối om om và chẳng có tý không khí gia đình nào. Chính vì vậy chị em hãy mang theo một số bức ảnh của cả nhà, mặc bộ quần áo yêu thích hay lắng nghe một số bản nhạc nhẹ trong lúc chờ sinh bé để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Đi loanh quanh trong phòng chờ sinh Các nghiên cứu cho thấy nếu chăm chỉ đi bộ trong phòng chờ sinh, chị em sẽ “vượt cạn” dễ dàng hơn. Vì vậy các mẹ hãy cố gắng đi loanh quanh trong phòng. Khi nào không thể đi lại được nữa, chị em có thể ngồi xổm xuống hoặc nằm trên giường. Tuy nhiên khi nằm mẹ bầu chú ý thay đổi tư thế thường xuyên nhé. Ăn, uống và đi tiểu nhiều Trong lúc chờ sinh nếu đói chị em có thể ăn một chút đồ ăn vặt (Ảnh minh họa) Các mẹ bầu thường có tâm lý sốt ruột khi có dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên đợi đến lúc bé ra đời thì còn lâu lắm. Do đó chị em nên chú ý ăn uống và đi tiểu thường xuyên (tốt nhất là ghé thăm nhà vệ sinh mỗi giờ) trong lúc nằm trong phòng chờ sinh. Đừng ngại làm ồn trong phòng sinh Một số sản phụ thường la hét, kêu gào, rên rỉ, khóc lóc trong quá trình sinh em bé bởi điều đó khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Chính vì vậy đừng cảm thấy quá bối rối khi điều đó xảy ra nhé hay thậm chí là khi lâm vào tình trạng són tiểu, xì hơi... lúc đang rặn đẻ nhé bởi chẳng có chuyện “ngượng chín mặt” nào mà các bác sĩ và y tá khoa sản chưa từng chứng kiến cả. Tin vào bản năng của người mẹ Các bác sĩ khuyên rằng chị em hãy tự tin rằng em bé sẽ biết lúc nào thì cần chui ra và thường báo hiệu thời điểm này. Bởi thế hãy lắng nghe những gì cơ thể nói và sẵn sàng cho thời khắc này. Khi em bé chào đời, hãy chạm vào bé ngay lập tức các mẹ nhé bởi sự tiếp xúc giữa mẹ và bé lúc này vô cùng quan trọng đấy. Đó là khoảnh khắc chào đón bé đến với thế giới. Chúc các mẹ sinh nở dễ dàng, thuận lợi nhé. ... vào người mẹ Các bác sĩ khuyên chị em tự tin em bé biết lúc cần chui thường báo hiệu thời điểm Bởi lắng nghe thể nói sẵn sàng cho thời khắc Khi em bé chào đời, chạm vào bé mẹ tiếp xúc mẹ bé lúc... thấy chăm phòng chờ sinh, chị em “vượt cạn” dễ dàng Vì mẹ cố gắng loanh quanh phòng Khi lại nữa, chị em ngồi xổm xuống nằm giường Tuy nhiên nằm mẹ bầu ý thay đổi tư thường xuyên Ăn, uống tiểu nhiều... em bé chào đời, chạm vào bé mẹ tiếp xúc mẹ bé lúc vô quan trọng Đó khoảnh khắc chào đón bé đến với giới Chúc mẹ sinh nở dễ dàng, thuận lợi

Ngày đăng: 19/10/2015, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w