window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khi mang thai, mẹ bầu trở thành trung tâm của vũ trụ. Dường như ngày nào chị em cũng nhận được lời hỏi thăm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. “Tối qua con ngủ ngon chứ?”, “Hôm nay mày có đau lưng không?”, “Ngày dự kiến sinh của em là ngày nào?”, “ Chị được mấy tháng rồi nhỉ?”.... Trong khi đó các ông chồng – những người sắp trở thành bố lần đầu tiên trong cuộc đời, phải đối phó với những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, phấn khích khi một “thiên thần nhỏ” sắp chào đời dường như bị bỏ rơi trong suốt 9 tháng này. Không một lời động viên, chia sẻ nào trừ khi mẹ bầu và bé xảy ra chuyện. Nhiều ông bố tương lai cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bối rối, phấn khích khi một “thiên thần nhỏ” sắp chào đời (Ảnh minh họa) Sự thật thì trong quá trình “đeo ba lô ngược”, thai phụ thường xuyên có xu hướng thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan tới bầu bí qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sách báo và internet... Song các “đấng nam nhi” không phải lúc nào cũng tham gia các cuộc khám thai hay ngồi “buôn dưa” với các “bà tám” trong công ty về việc sinh nở. Chính điều đó khiến “cánh mày râu” thiếu hiểu biết sâu về chuyện bí bầu, tỏ ra lúng túng, bối rối khi trợ giúp “người bạn đời” của mình trong thời kỳ mang thai và đặc biệt là ngày “vượt cạn”. Chị Ngọc Lan (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Mình sống cùng với bố mẹ chồng. Chồng mình là con út nên từ bé đã được ông bà chiều hết cỡ, chẳng phải làm gì hết. Đến khi mình mang bầu, anh ý cũng chỉ biết động viên mồm thôi chứ cũng chả biết mát xa giúp vợ đỡ mỏi hay mua này mua kia cho vợ đâu. Nghĩ lại lúc đấy mình bực lắm nên lúc sắp đến ngày “lâm bồn”, mình kiên quyết bắt anh vào phòng sinh cùng để động viên tinh thần cho vợ. Ai ngờ được một lúc thì mặt anh ấy tái mét, hốt hoảng chạy ra ngoài nôn thốc nôn tháo rồi ngất xỉu, khiến ai cũng khiếp vía.Thế là khi mình đang rặn đẻ thì anh ấy lại nằm trong phòng cấp cứu. Sau này gặng hỏi mãi thì xã mới thú nhận là do không nắm vững về kiến thức sinh nở nên anh cứ tưởng sinh em bé chỉ một tý là được song thấy mình la hét om sòm, máu me kinh quá mà Bông mãi vẫn chưa ra nên anh ấy sợ quá ngất xỉu ấy mà”. Bởi vậy theo các chuyên gia để hạn chế tình trạng “dở khóc dở cười” trên, chị em nên thực hiện những “bí kíp vàng” dưới đây: Cùng nhau đi khám thai Sẽ thật tuyệt vời nếu hai vợ chồng có thể sắp xếp lịch làm việc và đi khám thai cùng nhau. Nguyên do là bởi điều này giúp các ông bố tương lai hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, trải nghiệm những điều khó quên như nhìn thấy hình ảnh thai nhi, lắng nghe nhịp tim của bé và được bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc cục cưng. Từ đó mối quan hệ cha con sẽ ngày càng gắn bó và thắt chặt hơn. Rủ chồng tham gia lớp học tiền sản Tham gia lớp học tiền sản giúp phái mạnh nắm được kiến thức sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa) Trước khi sinh nở, hầu hết các mẹ bầu đều tham gia lớp học tiền sản. Vậy tại sao chị em không rủ rê “anh xã” nhà mình đi cùng. Thông qua các buổi học, những ông bố tương lai không những được trang bị kiến thức sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh mà quan trọng hơn, họ còn có cơ hội hiểu thêm về những nỗi vất vả, cực nhọc mà “người bạn đời” phải trải qua trong thời gian mang thai và sau sinh. Lên kế hoạch sinh nở cẩn thận Trong những tháng cuối thai kỳ, chị em và chồng nên dành thời gian cùng nhau lên kế hoạch sinh nở cẩn thận, rõ ràng: Sinh vào khoảng thời gian nào, tại bệnh viện nào, nhờ bác sĩ nào đỡ đẻ, đẻ thường hay đẻ mổ, những vật dụng cần mang theo... Điều này sẽ giúp phái mạnh chủ động cho ngày “lâm bồn”, tránh tình trạng lúng túng, bối rối, quên trước quên sau khi vợ đi đẻ. Chia sẻ cảm xúc mang thai Chia sẻ cảm xúc mang thai cùng nhau khiến đấng mày râu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý, sẵn sàng trợ giúp vợ trong ngày “bể chum” (Ảnh minh họa) Hãy giữ thói quen chia sẻ cảm xúc của bạn khi mang thai cùng chồng: những cảm nhận khi lần đầu được nghe nhịp tim thai nhi, cú đạp đầu tiên của bé... Ngoài ra, đừng quên hỏi han những điều chàng lo lắng khi sắp trở thành cha, suy nghĩ của “anh xã” về việc đặt tên cho bé, cách trang trí cũi cho “thiên thần nhỏ”.... Những điều này sẽ giúp người chồng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, tâm lý để sẵn sàng trợ giúp cho vợ trong ngày “bể chum”, chào đón “sản phẩm” từ tình yêu thương của cả hai người.
Khi mang thai, mẹ bầu trở thành trung tâm của vũ trụ. Dường như ngày nào chị em cũng nhận được lời hỏi thăm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. “Tối qua con ngủ ngon chứ?”, “Hôm nay mày có đau lưng không?”, “Ngày dự kiến sinh của em là ngày nào?”, “ Chị được mấy tháng rồi nhỉ?”.... Trong khi đó các ông chồng – những người sắp trở thành bố lần đầu tiên trong cuộc đời, phải đối phó với những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, phấn khích khi một “thiên thần nhỏ” sắp chào đời dường như bị bỏ rơi trong suốt 9 tháng này. Không một lời động viên, chia sẻ nào trừ khi mẹ bầu và bé xảy ra chuyện. Nhiều ông bố tương lai cảm thấy lo lắng, sợ hãi, bối rối, phấn khích khi một “thiên thần nhỏ” sắp chào đời (Ảnh minh họa) Sự thật thì trong quá trình “đeo ba lô ngược”, thai phụ thường xuyên có xu hướng thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan tới bầu bí qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sách báo và internet... Song các “đấng nam nhi” không phải lúc nào cũng tham gia các cuộc khám thai hay ngồi “buôn dưa” với các “bà tám” trong công ty về việc sinh nở. Chính điều đó khiến “cánh mày râu” thiếu hiểu biết sâu về chuyện bí bầu, tỏ ra lúng túng, bối rối khi trợ giúp “người bạn đời” của mình trong thời kỳ mang thai và đặc biệt là ngày “vượt cạn”. Chị Ngọc Lan (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Mình sống cùng với bố mẹ chồng. Chồng mình là con út nên từ bé đã được ông bà chiều hết cỡ, chẳng phải làm gì hết. Đến khi mình mang bầu, anh ý cũng chỉ biết động viên mồm thôi chứ cũng chả biết mát xa giúp vợ đỡ mỏi hay mua này mua kia cho vợ đâu. Nghĩ lại lúc đấy mình bực lắm nên lúc sắp đến ngày “lâm bồn”, mình kiên quyết bắt anh vào phòng sinh cùng để động viên tinh thần cho vợ. Ai ngờ được một lúc thì mặt anh ấy tái mét, hốt hoảng chạy ra ngoài nôn thốc nôn tháo rồi ngất xỉu, khiến ai cũng khiếp vía.Thế là khi mình đang rặn đẻ thì anh ấy lại nằm trong phòng cấp cứu. Sau này gặng hỏi mãi thì xã mới thú nhận là do không nắm vững về kiến thức sinh nở nên anh cứ tưởng sinh em bé chỉ một tý là được song thấy mình la hét om sòm, máu me kinh quá mà Bông mãi vẫn chưa ra nên anh ấy sợ quá ngất xỉu ấy mà”. Bởi vậy theo các chuyên gia để hạn chế tình trạng “dở khóc dở cười” trên, chị em nên thực hiện những “bí kíp vàng” dưới đây: Cùng nhau đi khám thai Sẽ thật tuyệt vời nếu hai vợ chồng có thể sắp xếp lịch làm việc và đi khám thai cùng nhau. Nguyên do là bởi điều này giúp các ông bố tương lai hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, trải nghiệm những điều khó quên như nhìn thấy hình ảnh thai nhi, lắng nghe nhịp tim của bé và được bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc cục cưng. Từ đó mối quan hệ cha con sẽ ngày càng gắn bó và thắt chặt hơn. Rủ chồng tham gia lớp học tiền sản Tham gia lớp học tiền sản giúp phái mạnh nắm được kiến thức sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa) Trước khi sinh nở, hầu hết các mẹ bầu đều tham gia lớp học tiền sản. Vậy tại sao chị em không rủ rê “anh xã” nhà mình đi cùng. Thông qua các buổi học, những ông bố tương lai không những được trang bị kiến thức sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh mà quan trọng hơn, họ còn có cơ hội hiểu thêm về những nỗi vất vả, cực nhọc mà “người bạn đời” phải trải qua trong thời gian mang thai và sau sinh. Lên kế hoạch sinh nở cẩn thận Trong những tháng cuối thai kỳ, chị em và chồng nên dành thời gian cùng nhau lên kế hoạch sinh nở cẩn thận, rõ ràng: Sinh vào khoảng thời gian nào, tại bệnh viện nào, nhờ bác sĩ nào đỡ đẻ, đẻ thường hay đẻ mổ, những vật dụng cần mang theo... Điều này sẽ giúp phái mạnh chủ động cho ngày “lâm bồn”, tránh tình trạng lúng túng, bối rối, quên trước quên sau khi vợ đi đẻ. Chia sẻ cảm xúc mang thai Chia sẻ cảm xúc mang thai cùng nhau khiến đấng mày râu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý, sẵn sàng trợ giúp vợ trong ngày “bể chum” (Ảnh minh họa) Hãy giữ thói quen chia sẻ cảm xúc của bạn khi mang thai cùng chồng: những cảm nhận khi lần đầu được nghe nhịp tim thai nhi, cú đạp đầu tiên của bé... Ngoài ra, đừng quên hỏi han những điều chàng lo lắng khi sắp trở thành cha, suy nghĩ của “anh xã” về việc đặt tên cho bé, cách trang trí cũi cho “thiên thần nhỏ”.... Những điều này sẽ giúp người chồng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, tâm lý để sẵn sàng trợ giúp cho vợ trong ngày “bể chum”, chào đón “sản phẩm” từ tình yêu thương của cả hai người. ... sóc trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa) Trước sinh nở, hầu hết mẹ bầu tham gia lớp học tiền sản Vậy chị em không rủ rê “anh xã” nhà Thông qua buổi học, ông bố tương lai trang bị kiến thức sinh nở chăm sóc... qua thời gian mang thai sau sinh Lên kế hoạch sinh nở cẩn thận Trong tháng cuối thai kỳ, chị em chồng nên dành thời gian lên kế hoạch sinh nở cẩn thận, rõ ràng: Sinh vào khoảng thời gian nào,... sàng trợ giúp vợ ngày “bể chum” (Ảnh minh họa) Hãy giữ thói quen chia sẻ cảm xúc bạn mang thai chồng: cảm nhận lần đầu nghe nhịp tim thai nhi, cú đạp bé Ngoài ra, đừng quên hỏi han điều chàng