1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Từ trong bụng mẹ, bé đã biết ngáp

1 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 18,56 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Bằng phương pháp siêu âm 4D, các nhà khoa học thuộc trường đại học Durham (Anh) đã phát hiện thấy rằng thai nhi cũng biết ngáp. Ngoài ra, đi kèm với hành động đó, thai nhi còn biết đưa tay lên miệng. Một số hình ảnh siêu âm ghi lại chi tiết cho thấy, thai nhi có phản xạ đưa tay lên miệng và khi tay tiến gần sát, miệng sẽ từ từ mở ra. Điều này chứng tỏ bé đã biết phản ứng với những hành động của mình.   Hình ảnh thai nhi mở miệng trước khi đưa tay vào được chụp vào tuần 32 thai kỳ. Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Nadja Reissland và các cộng sự thuộc Trường đại học Durham (Anh). Các nhà nghiên cứu đã tiến hành siêu âm màu 4D với 15 phụ nữ đang mang thai tuần thứ 25, bao gồm 8 thai nhi mang giới tính nữ và 7 thai nhi có giới tính nam. Các nhà khoa học tiến hành ghi một đoạn video 4D về thai nhi trong bụng. Thay vì thu được hình ảnh phẳng như khi sử dụng máy siêu âm 2D, máy siêu âm 4D kết hợp các hình ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh 3 chiều rõ nét về thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó, họ cẩn thận phân tích từng khung hình trong đoạn video để xem miệng của thai nhi cử động như thế nào.         Thai nhi bắt đầu mở rộng kích thước miệng... Một số nhà khoa học tin rằng thai nhi không thể ngáp mà đó chỉ là hành động há miệng ra, nhưng tiến sĩ Nadja Reissland cho rằng kết quả siêu âm đã cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy thai nhi đang ngáp. Trong một số trường hợp, một thai nhi nhi có thể há miệng từ từ, trước khi ngậm miệng rất nhanh – giống như hành động ngáp. Kết quả phân tích cho thấy thai nhi ít tháng tuổi ngáp nhiều nhất, nhưng không có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái.     ...sau đó đưa tay vào miệng như một phản xạ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cùng với hành động ngáp, tay thai nhi cũng có xu hướng chuyển động theo. Bằng chứng qua hình ảnh 3 chiều ghi lại được là tay bé sẽ từ từ đưa lên miệng theo phản xạ ngáp rồi lại từ từ đưa xuống. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy, thai nhi có hành động đưa tay lên miệng rồi từ tử mở miệng ra và ngậm ngón tay, mút ngón tay. Việc này ngày càng rõ ở những thai nhi già tuổi hơn.   Ở tuần 25 thai kỳ, em bé cũng đã biết ngáp nhưng chưa có phản xạ đưa tay lên miệng. Điều này cho thấy, từ trong bụng mẹ, não bé đã phát triển và từ tuần 32 thai kỳ, nó đã khá hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cũng giải thích rằng tại sao ngay từ khi lọt lòng mẹ, bé đã biết mút núm ti khi đưa bình sữa hoặc ti mẹ vào miệng. Hành động mút ngón tay của bé từ trong bào thai có thể là việc tập luyện cho phản xạ mút sau chi chào đời này.     Ở tuần 25 thai kỳ, phản xạ đưa tay lên miệng và mút ngón tay chưa rõ ràng như tuần 32. Cũng dựa theo kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể theo dõi sự phát triển của não bé và căn cứ vào những hành động của thai nhi để chẩn đoán liệu bé có phát triển bình thường hay không.

Bằng phương pháp siêu âm 4D, các nhà khoa học thuộc trường đại học Durham (Anh) đã phát hiện thấy rằng thai nhi cũng biết ngáp. Ngoài ra, đi kèm với hành động đó, thai nhi còn biết đưa tay lên miệng. Một số hình ảnh siêu âm ghi lại chi tiết cho thấy, thai nhi có phản xạ đưa tay lên miệng và khi tay tiến gần sát, miệng sẽ từ từ mở ra. Điều này chứng tỏ bé đã biết phản ứng với những hành động của mình. Hình ảnh thai nhi mở miệng trước khi đưa tay vào được chụp vào tuần 32 thai kỳ. Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Nadja Reissland và các cộng sự thuộc Trường đại học Durham (Anh). Các nhà nghiên cứu đã tiến hành siêu âm màu 4D với 15 phụ nữ đang mang thai tuần thứ 25, bao gồm 8 thai nhi mang giới tính nữ và 7 thai nhi có giới tính nam. Các nhà khoa học tiến hành ghi một đoạn video 4D về thai nhi trong bụng. Thay vì thu được hình ảnh phẳng như khi sử dụng máy siêu âm 2D, máy siêu âm 4D kết hợp các hình ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh 3 chiều rõ nét về thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó, họ cẩn thận phân tích từng khung hình trong đoạn video để xem miệng của thai nhi cử động như thế nào. Thai nhi bắt đầu mở rộng kích thước miệng... Một số nhà khoa học tin rằng thai nhi không thể ngáp mà đó chỉ là hành động há miệng ra, nhưng tiến sĩ Nadja Reissland cho rằng kết quả siêu âm đã cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy thai nhi đang ngáp. Trong một số trường hợp, một thai nhi nhi có thể há miệng từ từ, trước khi ngậm miệng rất nhanh – giống như hành động ngáp. Kết quả phân tích cho thấy thai nhi ít tháng tuổi ngáp nhiều nhất, nhưng không có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái. ...sau đó đưa tay vào miệng như một phản xạ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cùng với hành động ngáp, tay thai nhi cũng có xu hướng chuyển động theo. Bằng chứng qua hình ảnh 3 chiều ghi lại được là tay bé sẽ từ từ đưa lên miệng theo phản xạ ngáp rồi lại từ từ đưa xuống. Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy, thai nhi có hành động đưa tay lên miệng rồi từ tử mở miệng ra và ngậm ngón tay, mút ngón tay. Việc này ngày càng rõ ở những thai nhi già tuổi hơn. Ở tuần 25 thai kỳ, em bé cũng đã biết ngáp nhưng chưa có phản xạ đưa tay lên miệng. Điều này cho thấy, từ trong bụng mẹ, não bé đã phát triển và từ tuần 32 thai kỳ, nó đã khá hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cũng giải thích rằng tại sao ngay từ khi lọt lòng mẹ, bé đã biết mút núm ti khi đưa bình sữa hoặc ti mẹ vào miệng. Hành động mút ngón tay của bé từ trong bào thai có thể là việc tập luyện cho phản xạ mút sau chi chào đời này. Ở tuần 25 thai kỳ, phản xạ đưa tay lên miệng và mút ngón tay chưa rõ ràng như tuần 32. Cũng dựa theo kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể theo dõi sự phát triển của não bé và căn cứ vào những hành động của thai nhi để chẩn đoán liệu bé có phát triển bình thường hay không.

Ngày đăng: 19/10/2015, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w