1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Ước mơ làm mẹ tuổi ngoài 35

5 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 23,23 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} 35 được xem là 1 bước ngoặt trong độ tuổi sinh đẻ của chị em phụ nữ, bởi có thai sau độ tuổi này mẹ bầu sẽ phải đối diện với nguy cơ dễ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, u xơ tử cung, tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, nhau thai bất thường, tiểu đường thai kỳ, bé sinh ra mắc hội chứng Down v.v… Tỷ lệ thai phụ sau 35 tuổi bị biến chứng thai kỳ khá cao: 1/180 so với 1/500 ở các chị em còn trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, rủi ro nhiều không có nghĩa là bạn phải giã từ ước mơ được làm mẹ. Vẫn có nhiều cách hay để nhanh thụ thai cũng như bảo vệ sự an toàn cho 2 mẹ con khi chị em đã và đang bước qua tuổi 35. Chuẩn bị cần thiết trước khi thụ thai   Tỷ lệ thụ thai thành công sẽ giảm dần tỷ lệ nghịch với sự tăng dần của tuổi tác chị em phụ nữ (hình minh họa) Cùng với sự gia tăng của tuổi tác là tỷ lệ nghịch của chức năng sinh sản ở buồng trứng, cụ thể là từ 30 tuổi, khả năng hoạt động hiệu quả của buồng trứng giảm dần, đặc biệt từ 35 tuổi trở đi. Theo thống kê của Hội Y học Sinh sản Mỹ thì trên 90% phụ nữ dưới 30 tuổi vẫn sinh con bình thường, nhưng con số này chỉ còn 85% ở độ tuổi 30 – 34; giảm 70% ở độ tuổi 35 – 39 và tuột dốc còn 35% khi chị em bước qua độ 40 – 44. Ảm đạm hơn, nếu thuộc hàng U45 mà muốn thụ thai tự nhiên thì cơ hội làm mẹ của bạn chỉ còn 10%. Vì vậy, để việc thụ thai nhanh đạt kết quả cũng như đảm bảo chất lượng trứng được thụ tinh, chị em U35 trở lên nên cân nhắc và thực hiện theo các gợi ý sau nếu muốn mau chóng có tin mừng “bầu bí”: - Kiểm tra thể chất tổng quát. Càng lớn tuổi, chị em càng dễ mắc những căn bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, đồng thời là sự suy yếu khả năng sinh sản như sự xuất hiện của hội chứng buồng trứng đa nang hay lạc nội mạc tử cung, do đó, hãy đến bác sĩ sản khoa để tiến hành các thăm khám cần thiết trước khi quyết định thụ thai. - Trao đổi kĩ với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Các loại thuốc bạn đang dùng, dù là thuốc bổ hay thảo dược, đều có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai lẫn chất lượng trứng, do đó, hãy thảo luận cẩn thận với bác sĩ sản khoa về việc nên tiếp tục sử dụng loại thuốc nào, hay phải tìm các liệu pháp thay thế an toàn hơn, và liệu có thể ngưng dùng chúng nếu đó là lựa chọn duy nhất cho 1 thai kỳ an toàn hay không. Nên biết rằng, tỷ lệ sinh con dị tật sẽ gia tăng cùng với tuổi tác của người mẹ, ví dụ như tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down tăng từ 1/1250 ở mẹ bầu 25 tuổi lên 1/925 ở mẹ bầu U30, trên 35 tuổi sẽ là 1/378, trên 40 là 1/106 và từ 45 tuổi trở lên con bị Down chiếm tỷ lệ rất cao: 1/30.   Để mau chóng thụ thai và phòng ngừa dị tật thai nhi, nên trao đổi cẩn thận với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng (hình minh họa) - Kiểm soát tốt các bệnh đang mắc phải. Dù các căn bệnh hiện tại không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng tình hình có thể sẽ chuyển biến xấu sau khi mang thai, như bệnh tiểu đường có thể trở thành biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sẩy thai vốn đã cao ở độ tuổi sau 35, hay bệnh cao huyết áp có thể làm cho sức khỏe của người mẹ xuống dốc và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, tính mạng của thai nhi. Trong khi đó, nhiều bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể làm giảm khả năng thụ thai hoặc nghiêm trọng hơn là gây vô sinh ở chị em phụ nữ. - Tiêm ngừa và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Để không bị mắc các bệnh truyền nhiễm gây dị tật thai nhi trong thời gian bầu bí, chị em nên cẩn thận tiêm ngừa các bệnh cúm, Rubella, viêm gan B và thủy đậu trước khi quyết định có em bé. Ngoài ra, do rủi ro sinh con dị tật sẽ tăng sau 35 tuổi, nên bạn cần làm các xét nghiệm để tầm soát khả năng rủi ro có thể xảy ra. Tham vấn di truyền cũng rất quan trọng nhằm đánh giá khả năng mang thai dị tật bẩm sinh trong tương lai. Và bạn nên chuẩn bị cẩn thận về tiền sử gia đình trước khi gặp chuyên gia tư vấn để kết quả được chính xác hơn, bao gồm bất kỳ loại bệnh nào, tình trạng sức khỏe và các vấn đề sinh sản của tất cả thành viên trong gia đình. - Kiểm soát cân nặng. Thừa hay thiếu cân đều có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi mang thai hoặc lúc cố gắng thụ thai. Trong khi đó, chị em từ 35 tuổi trở lên lại có xu hướng tăng cân. Theo các nghiên cứu khoa học, bắt đầu từ 35 tuổi, mỗi năm trung bình cơ thể sẽ tích lũy khoảng 0,7 kg chất béo. Cộng với chế độ ăn tăng cường các chất dinh dưỡng khi mang thai nên chị em dễ có nguy cơ bị béo phì. Bà bầu béo phì sẽ gặp nhiều nguy hiểm trong thai kỳ như mẹ dễ bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, dễ bị sẩy thai, thai bị dị tật, sinh khó, phải mổ lấy thai v.v…   Phụ nữ sau 35 tuổi thường có xu hướng tăng cân, và điều này góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai của chị em (hình minh họa) - Chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung sớm các loại vitamin cần thiết. Dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và cả mang thai sau này. Vì vậy, nên tăng cường các loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và giàu dưỡng chất như ngũ cốc, cá, thịt, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây v.v…, đồng thời giảm lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Bên cạnh đó, để đảm bảo hạn chế dị tật bẩm sinh thai nhi, chị em cũng cần bổ sung các vitamin, đặc biệt là axit folic trước khi thụ thai. Theo khuyến nghị, nên bổ sung 400mcg axit folic/ ngày, uống trước khi thụ thai khoảng 12 tuần và kết hợp thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh thai nhi. - Duy trì lối sống lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên ở độ tuổi trên 35 không chỉ giúp bạn có một cơ thể dẻo dai mà còn tăng cơ hội thụ thai, giúp có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài tập luyện cơ thể, chị em cũng cần tránh xa như rượu, thuốc lá, chất gây nghiện vì sẽ làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai bị dị tật. Chưa kể, hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có khả năng làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến mãn kinh sớm, và gây ra 1 số biến chứng khi mang thai như thai bị suy dinh dưỡng, bé sinh ra dễ bị suy hô hấp v.v… - Kiên trì với quyết tâm “được làm mẹ”. Do tỷ lệ đậu thai ở các chị em trên 35 tuổi không cao, song song đó, tỷ lệ sẩy thai lại khá cao, ở độ tuổi 35 – 37 là 20%, tăng đến 25% ở tuổi 38 – 40 và 40% sau 40 tuổi, nên bạn cần kiên trì và chuẩn bị sẵn tâm lý khi quyết định có con ở độ tuổi này. Nếu sau 6 tháng cố gắng mà vẫn chưa có tin mừng bầu bí, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì chờ đợi lâu hơn có thể làm giảm cơ hội thụ thai, cũng như làm suy giảm khả năng sinh sản của bạn. Các phương pháp điều trị thay thế cũng trở nên ít thành công khi bạn có tuổi. Có một thai kỳ khỏe mạnh: Không khó!   Được làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và là niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ (hình minh họa) Mặc dù tỷ lệ sẩy thai hay các biến chứng thai kỳ sẽ gia tăng khi bạn có tuổi, nhưng không hẳn tất cả thai phụ thuộc hàng U35 trở lên đều bị đe dọa bởi những nguy cơ này. Vậy nên ngay sau khi nhận được tin mừng bầu bí, thay vì lo lắng không yên về sức khỏe và sự phát triển của bé yêu, mẹ bầu nên bắt tay ngay vào việc duy trì 1 thai kỳ lành mạnh. - Đảm bảo khám thai theo đúng lịch hẹn. Thụ thai ở độ tuổi trên 35 bạn sẽ có khả năng mang song thai hay đa thai nhiều hơn các thai phụ dưới độ tuổi này. Đây có thể là niềm vui đầy thú vị với vợ chồng bạn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, vì tỷ lệ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu hay bị nhau bong non, suy nhau, mẹ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ sẽ gia tăng. Ngoài ra, ở độ tuổi này, số thai phụ mắc các biến chứng nguy hiểm khi mang bầu như tiểu đường, cao huyết áp và tiền sản giật cũng tăng cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và bé yêu, mẹ bầu trên 35 tuổi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch thăm khám tiền sản theo chỉ định của bác sĩ. Vào mỗi lần thăm khám, ngoài các cân đo thường quy sẽ bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhằm phát hiện sớm các rủi ro sức khỏe ở  2 mẹ con để bác sĩ có thể can thiệp và xử lý kịp thời. - Thực hiện các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi. Mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý thật tốt khi buộc phải tham gia hàng loạt  xét nghiệm dành cho thai phụ sau 35 tuổi, bởi tất cả các hoạt động này là nhằm xác định tương đối chính xác nguy cơ thai nhi có bị nhiễm sắc thể bất thường hay không. Đó có thể là siêu âm độ mờ da gáy, tầm soát huyết thanh, xét nghiệm AFP, hoặc các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc dò ối, lấy mẫu màng nhau, lấy mẫu tĩnh mạch rốn (chọc dò cuống rốn) v.v… - Tuân thủ chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Sau tuổi 35, cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại hơn 0,7 kg mỡ mỗi năm, kết hợp với việc buộc phải bổ sung nhiều dưỡng chất cho thai nhi phát triển làm bạn có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát khi bầu bí. Do đó mà 1 chế độ ăn khoa học, đầy đủ axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu, ít calo dư thừa là rất quan trọng với mẹ bầu trên 35 tuổi. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng theo chuẩn khuyến nghị là tăng khoảng 11 – 16 kg với những chị em có cân nặng bình thường trước đó; nếu bị thiếu cân hay mang song thai, đa thai, mẹ bầu cần tăng cân nhiều hơn hoặc đã béo phì thì chỉ cần tăng khoảng 8 kg.   Mẹ bầu trên 35 tuổi cần hạn chế tiếp xúc tối đa với hóa chất, kể cả trong mỹ phẩm, dầu gội đầu hay sữa tắm v.v…. (hình minh họa) - Tránh xa môi trường và các chất độc hại. Môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn hay chứa các chất độc hại như khói thuốc lá, nhiễm độc chì và các kim loại nặng v.v…sẽ làm tăng nguy cơ gây sẩy thai, thai bị dị tật hoặc trẻ sinh ra bị tự kỷ, do đó, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc. Đồng thời không sử dụng các loại thuốc gây nghiện, rượu, thuốc lá trong thời gian mang thai. Cẩn thận hơn, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng hóa chất hay các loại hương nhân tạo trong dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng, thuốc diệt côn trùng, các loại mỹ phẩm, không dùng đồ nhựa để đựng món ăn nóng v.v….vì chúng cũng có thể là tác nhân gây dị tật ở thai nhi. - Lưu ý đến các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Do rủi ro cao hơn khi mang thai ở độ tuổi này, nên mẹ bầu cũng cần cảnh giác với những cảnh báo biến chứng thai kỳ. Cần đến bác sĩ hoặc bệnh viện gấp nếu nhận thấy 1 trong những dấu hiệu sau đây: chảy máu âm đạo; đau bụng không ngừng; đau đầu nghiêm trọng kèm chóng mặt, hoặc rối loạn thị giác, nôn, buồn nôn; sưng đột ngột ở mặt, tay; sốt; đau khi đi tiểu; rò rỉ nước ối v.v…. - Chuẩn bị kỹ càng cho lần vượt cạn sắp đến. Tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là tập Yoga, các bài tập hỗ trợ sinh nở hoặc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, đồng thời tạo độ dẻo dai cho cơ thể giúp vượt cạn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do tỷ lệ sinh mổ ở độ tuổi này khá cao, khoảng 15%, nên nếu bác sĩ chỉ định sinh mổ bạn cũng đừng quá lo âu, vì đây là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe, sự an toàn của bạn và thai nhi.

35 được xem là 1 bước ngoặt trong độ tuổi sinh đẻ của chị em phụ nữ, bởi có thai sau độ tuổi này mẹ bầu sẽ phải đối diện với nguy cơ dễ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, u xơ tử cung, tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, nhau thai bất thường, tiểu đường thai kỳ, bé sinh ra mắc hội chứng Down v.v… Tỷ lệ thai phụ sau 35 tuổi bị biến chứng thai kỳ khá cao: 1/180 so với 1/500 ở các chị em còn trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, rủi ro nhiều không có nghĩa là bạn phải giã từ ước mơ được làm mẹ. Vẫn có nhiều cách hay để nhanh thụ thai cũng như bảo vệ sự an toàn cho 2 mẹ con khi chị em đã và đang bước qua tuổi 35. Chuẩn bị cần thiết trước khi thụ thai Tỷ lệ thụ thai thành công sẽ giảm dần tỷ lệ nghịch với sự tăng dần của tuổi tác chị em phụ nữ (hình minh họa) Cùng với sự gia tăng của tuổi tác là tỷ lệ nghịch của chức năng sinh sản ở buồng trứng, cụ thể là từ 30 tuổi, khả năng hoạt động hiệu quả của buồng trứng giảm dần, đặc biệt từ 35 tuổi trở đi. Theo thống kê của Hội Y học Sinh sản Mỹ thì trên 90% phụ nữ dưới 30 tuổi vẫn sinh con bình thường, nhưng con số này chỉ còn 85% ở độ tuổi 30 – 34; giảm 70% ở độ tuổi 35 – 39 và tuột dốc còn 35% khi chị em bước qua độ 40 – 44. Ảm đạm hơn, nếu thuộc hàng U45 mà muốn thụ thai tự nhiên thì cơ hội làm mẹ của bạn chỉ còn 10%. Vì vậy, để việc thụ thai nhanh đạt kết quả cũng như đảm bảo chất lượng trứng được thụ tinh, chị em U35 trở lên nên cân nhắc và thực hiện theo các gợi ý sau nếu muốn mau chóng có tin mừng “bầu bí”: - Kiểm tra thể chất tổng quát. Càng lớn tuổi, chị em càng dễ mắc những căn bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, đồng thời là sự suy yếu khả năng sinh sản như sự xuất hiện của hội chứng buồng trứng đa nang hay lạc nội mạc tử cung, do đó, hãy đến bác sĩ sản khoa để tiến hành các thăm khám cần thiết trước khi quyết định thụ thai. - Trao đổi kĩ với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Các loại thuốc bạn đang dùng, dù là thuốc bổ hay thảo dược, đều có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai lẫn chất lượng trứng, do đó, hãy thảo luận cẩn thận với bác sĩ sản khoa về việc nên tiếp tục sử dụng loại thuốc nào, hay phải tìm các liệu pháp thay thế an toàn hơn, và liệu có thể ngưng dùng chúng nếu đó là lựa chọn duy nhất cho 1 thai kỳ an toàn hay không. Nên biết rằng, tỷ lệ sinh con dị tật sẽ gia tăng cùng với tuổi tác của người mẹ, ví dụ như tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down tăng từ 1/1250 ở mẹ bầu 25 tuổi lên 1/925 ở mẹ bầu U30, trên 35 tuổi sẽ là 1/378, trên 40 là 1/106 và từ 45 tuổi trở lên con bị Down chiếm tỷ lệ rất cao: 1/30. Để mau chóng thụ thai và phòng ngừa dị tật thai nhi, nên trao đổi cẩn thận với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng (hình minh họa) - Kiểm soát tốt các bệnh đang mắc phải. Dù các căn bệnh hiện tại không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng tình hình có thể sẽ chuyển biến xấu sau khi mang thai, như bệnh tiểu đường có thể trở thành biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sẩy thai vốn đã cao ở độ tuổi sau 35, hay bệnh cao huyết áp có thể làm cho sức khỏe của người mẹ xuống dốc và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, tính mạng của thai nhi. Trong khi đó, nhiều bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể làm giảm khả năng thụ thai hoặc nghiêm trọng hơn là gây vô sinh ở chị em phụ nữ. - Tiêm ngừa và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Để không bị mắc các bệnh truyền nhiễm gây dị tật thai nhi trong thời gian bầu bí, chị em nên cẩn thận tiêm ngừa các bệnh cúm, Rubella, viêm gan B và thủy đậu trước khi quyết định có em bé. Ngoài ra, do rủi ro sinh con dị tật sẽ tăng sau 35 tuổi, nên bạn cần làm các xét nghiệm để tầm soát khả năng rủi ro có thể xảy ra. Tham vấn di truyền cũng rất quan trọng nhằm đánh giá khả năng mang thai dị tật bẩm sinh trong tương lai. Và bạn nên chuẩn bị cẩn thận về tiền sử gia đình trước khi gặp chuyên gia tư vấn để kết quả được chính xác hơn, bao gồm bất kỳ loại bệnh nào, tình trạng sức khỏe và các vấn đề sinh sản của tất cả thành viên trong gia đình. - Kiểm soát cân nặng. Thừa hay thiếu cân đều có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi mang thai hoặc lúc cố gắng thụ thai. Trong khi đó, chị em từ 35 tuổi trở lên lại có xu hướng tăng cân. Theo các nghiên cứu khoa học, bắt đầu từ 35 tuổi, mỗi năm trung bình cơ thể sẽ tích lũy khoảng 0,7 kg chất béo. Cộng với chế độ ăn tăng cường các chất dinh dưỡng khi mang thai nên chị em dễ có nguy cơ bị béo phì. Bà bầu béo phì sẽ gặp nhiều nguy hiểm trong thai kỳ như mẹ dễ bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, dễ bị sẩy thai, thai bị dị tật, sinh khó, phải mổ lấy thai v.v… Phụ nữ sau 35 tuổi thường có xu hướng tăng cân, và điều này góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai của chị em (hình minh họa) - Chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung sớm các loại vitamin cần thiết. Dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và cả mang thai sau này. Vì vậy, nên tăng cường các loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và giàu dưỡng chất như ngũ cốc, cá, thịt, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây v.v…, đồng thời giảm lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Bên cạnh đó, để đảm bảo hạn chế dị tật bẩm sinh thai nhi, chị em cũng cần bổ sung các vitamin, đặc biệt là axit folic trước khi thụ thai. Theo khuyến nghị, nên bổ sung 400mcg axit folic/ ngày, uống trước khi thụ thai khoảng 12 tuần và kết hợp thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh thai nhi. - Duy trì lối sống lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên ở độ tuổi trên 35 không chỉ giúp bạn có một cơ thể dẻo dai mà còn tăng cơ hội thụ thai, giúp có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài tập luyện cơ thể, chị em cũng cần tránh xa như rượu, thuốc lá, chất gây nghiện vì sẽ làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai bị dị tật. Chưa kể, hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có khả năng làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến mãn kinh sớm, và gây ra 1 số biến chứng khi mang thai như thai bị suy dinh dưỡng, bé sinh ra dễ bị suy hô hấp v.v… - Kiên trì với quyết tâm “được làm mẹ”. Do tỷ lệ đậu thai ở các chị em trên 35 tuổi không cao, song song đó, tỷ lệ sẩy thai lại khá cao, ở độ tuổi 35 – 37 là 20%, tăng đến 25% ở tuổi 38 – 40 và 40% sau 40 tuổi, nên bạn cần kiên trì và chuẩn bị sẵn tâm lý khi quyết định có con ở độ tuổi này. Nếu sau 6 tháng cố gắng mà vẫn chưa có tin mừng bầu bí, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì chờ đợi lâu hơn có thể làm giảm cơ hội thụ thai, cũng như làm suy giảm khả năng sinh sản của bạn. Các phương pháp điều trị thay thế cũng trở nên ít thành công khi bạn có tuổi. Có một thai kỳ khỏe mạnh: Không khó! Được làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và là niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ (hình minh họa) Mặc dù tỷ lệ sẩy thai hay các biến chứng thai kỳ sẽ gia tăng khi bạn có tuổi, nhưng không hẳn tất cả thai phụ thuộc hàng U35 trở lên đều bị đe dọa bởi những nguy cơ này. Vậy nên ngay sau khi nhận được tin mừng bầu bí, thay vì lo lắng không yên về sức khỏe và sự phát triển của bé yêu, mẹ bầu nên bắt tay ngay vào việc duy trì 1 thai kỳ lành mạnh. - Đảm bảo khám thai theo đúng lịch hẹn. Thụ thai ở độ tuổi trên 35 bạn sẽ có khả năng mang song thai hay đa thai nhiều hơn các thai phụ dưới độ tuổi này. Đây có thể là niềm vui đầy thú vị với vợ chồng bạn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, vì tỷ lệ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu hay bị nhau bong non, suy nhau, mẹ bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ sẽ gia tăng. Ngoài ra, ở độ tuổi này, số thai phụ mắc các biến chứng nguy hiểm khi mang bầu như tiểu đường, cao huyết áp và tiền sản giật cũng tăng cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và bé yêu, mẹ bầu trên 35 tuổi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch thăm khám tiền sản theo chỉ định của bác sĩ. Vào mỗi lần thăm khám, ngoài các cân đo thường quy sẽ bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhằm phát hiện sớm các rủi ro sức khỏe ở 2 mẹ con để bác sĩ có thể can thiệp và xử lý kịp thời. - Thực hiện các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi. Mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý thật tốt khi buộc phải tham gia hàng loạt xét nghiệm dành cho thai phụ sau 35 tuổi, bởi tất cả các hoạt động này là nhằm xác định tương đối chính xác nguy cơ thai nhi có bị nhiễm sắc thể bất thường hay không. Đó có thể là siêu âm độ mờ da gáy, tầm soát huyết thanh, xét nghiệm AFP, hoặc các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc dò ối, lấy mẫu màng nhau, lấy mẫu tĩnh mạch rốn (chọc dò cuống rốn) v.v… - Tuân thủ chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Sau tuổi 35, cơ thể sẽ có xu hướng giữ lại hơn 0,7 kg mỡ mỗi năm, kết hợp với việc buộc phải bổ sung nhiều dưỡng chất cho thai nhi phát triển làm bạn có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát khi bầu bí. Do đó mà 1 chế độ ăn khoa học, đầy đủ axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu, ít calo dư thừa là rất quan trọng với mẹ bầu trên 35 tuổi. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng theo chuẩn khuyến nghị là tăng khoảng 11 – 16 kg với những chị em có cân nặng bình thường trước đó; nếu bị thiếu cân hay mang song thai, đa thai, mẹ bầu cần tăng cân nhiều hơn hoặc đã béo phì thì chỉ cần tăng khoảng 8 kg. Mẹ bầu trên 35 tuổi cần hạn chế tiếp xúc tối đa với hóa chất, kể cả trong mỹ phẩm, dầu gội đầu hay sữa tắm v.v…. (hình minh họa) - Tránh xa môi trường và các chất độc hại. Môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn hay chứa các chất độc hại như khói thuốc lá, nhiễm độc chì và các kim loại nặng v.v…sẽ làm tăng nguy cơ gây sẩy thai, thai bị dị tật hoặc trẻ sinh ra bị tự kỷ, do đó, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc. Đồng thời không sử dụng các loại thuốc gây nghiện, rượu, thuốc lá trong thời gian mang thai. Cẩn thận hơn, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng hóa chất hay các loại hương nhân tạo trong dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng, thuốc diệt côn trùng, các loại mỹ phẩm, không dùng đồ nhựa để đựng món ăn nóng v.v….vì chúng cũng có thể là tác nhân gây dị tật ở thai nhi. - Lưu ý đến các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Do rủi ro cao hơn khi mang thai ở độ tuổi này, nên mẹ bầu cũng cần cảnh giác với những cảnh báo biến chứng thai kỳ. Cần đến bác sĩ hoặc bệnh viện gấp nếu nhận thấy 1 trong những dấu hiệu sau đây: chảy máu âm đạo; đau bụng không ngừng; đau đầu nghiêm trọng kèm chóng mặt, hoặc rối loạn thị giác, nôn, buồn nôn; sưng đột ngột ở mặt, tay; sốt; đau khi đi tiểu; rò rỉ nước ối v.v…. - Chuẩn bị kỹ càng cho lần vượt cạn sắp đến. Tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là tập Yoga, các bài tập hỗ trợ sinh nở hoặc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, đồng thời tạo độ dẻo dai cho cơ thể giúp vượt cạn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do tỷ lệ sinh mổ ở độ tuổi này khá cao, khoảng 15%, nên nếu bác sĩ chỉ định sinh mổ bạn cũng đừng quá lo âu, vì đây là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe, sự an toàn của bạn và thai nhi. ... chị em 35 tuổi không cao, song song đó, tỷ lệ sẩy thai lại cao, độ tuổi 35 – 37 20%, tăng đến 25% tuổi 38 – 40 40% sau 40 tuổi, nên bạn cần kiên trì chuẩn bị sẵn tâm lý định có độ tuổi Nếu sau... cẩn thận tiêm ngừa bệnh cúm, Rubella, viêm gan B thủy đậu trước định có em bé Ngoài ra, rủi ro sinh dị tật tăng sau 35 tuổi, nên bạn cần làm xét nghiệm để tầm soát khả rủi ro xảy Tham vấn di truyền... thai, bệnh tiểu đường trở thành biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy sẩy thai vốn cao độ tuổi sau 35, hay bệnh cao huyết áp làm cho sức khỏe người mẹ xuống dốc ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển, tính

Ngày đăng: 19/10/2015, 18:07

w