window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Ba tháng đầu Diễn ra từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, trong đó tuần thứ 8 và 12 là những cột mốc quan trọng nhất trong 3 tháng đầu vô cùng quan trọng của mẹ và bé. Tuần 8 Chúc mừng bạn vì đây chính là thời điểm bạn xác định một cách chính thức mình đã có bầu. Vậy là 4 tuần kể từ ngày bạn trễ kinh và bạn đã đi qua 2/3 quãng đường của tam cá nguyệt thứ 1. Những thay đổi về cơ thể Tùy vào thể trạng của mỗi thai phụ mà bạn sẽ có những đặc điểm thay đổi cơ thể khác nhau, có những người vẫn chưa cảm thấy hoặc trông không khác trước khi có bầu bao nhiêu. Bạn không cần phải lo lắng vì các cơ quan nội tiết vẫn đang hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị diễn ra những thay đổi to lớn trên cơ thể mẹ bầu - Bạn sẽ thấy ngực nở nang hơn, nhạy cảm, hấp dẫn hơn trước. - Nhịp tim sẽ tăng khoảng 10 nhịp/phút, nhịp thở cũng nhanh hơn. - Trọng lượng cơ thể bắt đầu tăng từ 0.5- 1,5 kg. Trong đó thai nhi chỉ chiếm một trọng lượng không đáng kể, còn lại là do tử cung bắt đầu to lên và bánh nhau đang hình thành. Các triệu chứng đầu tiên & khắc phục: + Mệt mỏi Mẹ bầu sẽ có cảm giác cơ thể mệt mỏi một cách thường trực. Bạn luôn có cảm giác đuối sức và muốn nằm ngủ. Nhiều người sau khi tỉnh dậy vẫn có cảm giác mệt, uể oải và muốn nằm nghỉ tiếp. Bạn không thể chống lại những diễn biến thông thường mà một mẹ bầu phải đối mặt trong thời kỳ đầu thai nghén. Điều bạn cần làm là sắp xếp lại lịch làm việc trong ngày để dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nữa. Nếu địa điểm làm việc ở xa, bạn cũng cần lưu ý để thay đổi giờ giấc để tránh việc đi lại trong giờ cao điểm tan tầm vì đây là khoảng thời gian dễ làm chị em mất sức nhất. + Buồn nôn và nôn Hiện tượng này sẽ khiến mẹ bầu thêm mệt mỏi, khó chịu vì đây cũng là lúc bạn bắt đầu đối mặt với “ốm nghén”. Nhiều chị em thấy lo lắng vì bỗng dưng không thể ăn uống được gì do khó chịu, dị ứng với các loại thức ăn, mùi vị, mùi hương vốn rất bình thường. Đừng lo lắng điều này sẽ khiến bé yêu bị suy dinh dưỡng vì cơ thể của bé chưa cần quá nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên cất giữ trong túi xách hàng ngày những chiếc bánh bích quy nướng giòn để tiếp năng lượng khi cơn đói bất chợt ập tới hoặc một vài chiếc kẹo gừng, kẹo bạc hà để ngậm khi có cảm giác buồn nôn. Mệt mỏi, buồn nôn là dấu hiệu phổ biến trong 3 tháng đầu mang thai. (ảnh minh họa) Tuần 12 Nhiều gia đình đã lựa chọn đây là mốc thời điểm để công bố với mọi người về sự xuất hiện của thành viên mới. Vì lúc này họ đã chắc chắn về sự an toàn của em bé. Thay đổi về cơ thể - Bạn sẽ có cảm giác quần áo của mình đang chật dần nhưng đó chỉ là cảm giác mà thôi. Bạn có thể lựa chọn cho mình những bộ cánh ưng ý và thoái mái hơn nhưng thực sự 1 vài tuần tới bạn mới cần chưng diện những bộ đồ bầu. - Da mặt của một số thai phụ bắt đầu xuất hiện những đốm sậm màu ( rám da), hiện tượng này cũng sẽ biến mất sau khi sinh. - Một đường nâu đen sẽ xuất hiện mờ dần dọc giữa bụng mẹ bầu vì ảnh hưởng của tuyến nội tiết gây ra và nó cũng dần mất đi sau khi bạn sinh bé. - Bánh nhau cũng bắt đầu hoạt động để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, nguy cơ sẩy thai giảm đi đáng kể. Đồng thời tử cung của chị em cũng trở nên to hơn, vào tuần 12 nó đã to bằng…trái bưởi. Các triệu chứng đi kèm & khắc phục Chưa bao giờ mẹ bầu nên nôn nóng chờ đợi đến thời điểm này vì đây chính là lúc tạm tạm biệt những cơn ốm nghén “đáng ghét”. Cơ thể mẹ bầu trở nên tràn đầy sức sống và tươi vui hơn. Vào thời điểm này, chị em đã tăng được 1,3-1,5 kg tức là chiếm 10% cân nặng cần đạt trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ bầu nào nghén nặng có thể tăng cân ít hơn nhưng chế độ đinh dưỡng bổ sung đầy đủ sau này sẽ giúp chị em mau chóng bắt nhịp với mức độ tăng cân cần có. Tuy nhiên, bà bầu của chúng ta cũng sẽ đối mặt với một vài phiền toái như: + Đi tiểu thường xuyên Điều này có thể làm bạn khó chịu nhưng đừng hạn chế việc uống nước thường xuyên, đều đặn vì cơ thể của bà mẹ mang thai cần nhiều nước hơn trước. + Xuất hiện nhiều mụn Sự thay đổi của tuyến nội tiết khiến tăng tiết dầu nhờn làm làn da bà bầu xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn trước. Hãy giữ sạch da mặt và chăm sóc da mụn đúng cách để bảo vệ làn da. Tuy nhiên, đừng lo lắng sợ xấu mà chị em tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa. Chế độ ăn cần có nhiều rau củ quả, trái cây tươi và uống nước thường xuyên. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất đường ngọt. + Chảy máu chân răng Đây chỉ là hiện tượng bình thường do sự thay đổi của tuyến nội tiết. Tuy nhiên, với một vài thai phụ do trước đó đã mắc các bệnh về nha chu, viêm nướu thì cần tham khảo ý kiến của nha sĩ để kịp thời xử lý triệt để. Bạn cũng cần tránh không chải răng quá mạnh, xúc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh họng và răng miệng. Đừng quên dành thời gian để khám nha khoa định kỳ trong suốt thời gian mang thai. Tin tốt: Mẹ bầu chắn chắn sẽ rất ngạc nhiên về sự thay đổi kích thước của “núi đôi” lúc này. Bạn cần lựa chọn cho mình 1 hoặc 2 chiếc áo ngực mới, chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát để mặc trong thời kỳ này. Không cần mua nhiều vì kích thước bầu ngực sẽ còn thay đổi trong thời gian tới. Ba tháng giữa thai kỳ Trong giai đoạn thứ 2 của thời kỳ mang thai tuần 16, 20, 24 là những cột mốc quan trọng điểm này những diễn biến thay đổi trong giai đoạn mới này. Tuần 16 Đây là thời điểm dễ chịu nhất khi những triệu chứng ốm nghén biến mất và bạn cần tận hưởng những quyền lợi của bà mẹ mang thai vì dáng vẻ của bạn lúc này đã rất ra dáng một mẹ bầu thực sự. Thay đổi về cơ thể Bạn cần chú ý nhiều đến cơ thể vì tạm biết những cơn ốm nghén, cơ thể dần ổn định hơn chị em sẽ bắt đầu “ăn trả bữa”, điều đó cũng dẫn tới việc cân nhanh trong thời điểm này tăng nhanh thêm 2,5-4,5 kg. Kích thước cơ thể lớn hơn khiến mẹ bầu phải thay đổi một loạt đồ mới để phù hợp. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể dùng đồ bầu cũ của bạn bè, người thân. Bụng bầu bắt đầu nhô lên rõ ràng và người ngoài nhận biết bạn là một bà bầu. Đây cũng là lúc bạn nhận được nhiều sự ưu ái từ mọi người xung quanh. Nhiều vùng da trên cơ thể trở nên sẫm màu hơn như: da nách, cổ, núm vú, quầng vú. Hiện tượng này sẽ biến mất dần khi bạn sinh em bé. Triệu chứng đi kèm & khắc phục + Táo bón Điều này khiến chị em khó chịu nhưng lại là một triệu chứng bình thường khi mang thai. Bạn cần bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Trong trường hợp táo bón nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thêm thuốc nhuận tràng giúp mẹ bầu giải quyết “nỗi lo”. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón thai kỳ. (ảnh minh họa) Tuần 20 Bạn đi được một nửa chặng đường của thai kỳ. Sang tuần 20, bụng bầu sẽ lớn nhanh và bé cử động nhiều hơn. Thay đổi về cơ thể Các bộ phận nói chung trong cơ thể đều có vẻ to hơn trước, sự thay đổi về cân nặng khiến làn da của mẹ bầu xuất hiện các vết rạn ở bụng, đùi, ngực. Mẹ bầu cần có biện pháp kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ nhưng không vì thế mà ăn kiêng mẹ bầu nhé! Triệu chứng đi kèm & khắc phục + Ngứa Việc tăng cân khiến làn da của bạn bị rạn, đi kèm với nó là hiện tượng ngứa, khó chịu. Lời khuyên cho chị em là cần bổ sung vitamin B để hạn chế tình trạng này. + Nghẹt mũi, chảy máu cam, khó thở Đây là các vấn đề liên quan đến đường hô hấp do sự thay đổi của tuyến nội tiết và lưu lượng máu trong cơ thể tăng nhanh làm làm các mạch máu li ti bên trong màng mũi bị sưng gây ra hiện tượng xuất tiết hoặc nghẹt mũi. Thể trọng của thai nhi phát triển gây chèn ép vào dạ dày và cơ hoành khiến mẹ bầu khó thở là điều bình thường. + Tăng tiết dịch âm đạo Sự thay đổi của hormone estrogen khiến tăng tiết dịch nhầy âm đạo. Chị em cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày. Khi dịch nhầy (khí hư) có mùi hôi, màu sắc thay đổi, ngứa thì cần đi khám phụ khoa ngay. Tuần 24 Thay đổi về cơ thể Đây là thời điểm cơ thể mẹ bầu phát triển một cách nhanh chóng, bụng bầu ngày càng to lên nhanh chóng. Chị em sẽ thường xuyên thấy nóng nực, khó chịu trong người. Bầu ngực của mẹ bầu sẽ có cảm giác nhạy cảm, đôi khi đau nhức do sự thay đổi của tuyến nội tiết để chuẩn bị cho quá trình cho con bú. Triệu chứng đi kèm & khắc phục + Khô mắt Đây là triệu chứng xuất hiện ở giữa thai kỳ. Chị em có cảm giác mắt khô, khó chịu khi nhìn vào ánh sáng mạnh. Bạn nên thường xuyên nhỏ thuốc nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm dành cho thai phụ. + Khó tiêu Khi bụng bầu to lên, trọng lượng thai nhi lớn hơn khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày diễn ra lâu hơn làm mẹ bầu khó chịu. Chị em nên chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, tránh ăn no khi ngủ và đồ ăn nhiều dầu mỡ. + Viêm đường tiết niệu Đây là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu, còn được gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để đề phòng, chị em cần uống nhiều nước trong thai kỳ. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, sục rửa đường tiểu nên bệnh sẽ hạn chế xảy ra. Mời các mẹ tham khảo những thay đổi khi mang thai Ba tháng cuối tại đây.
Ba tháng đầu Diễn ra từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, trong đó tuần thứ 8 và 12 là những cột mốc quan trọng nhất trong 3 tháng đầu vô cùng quan trọng của mẹ và bé. Tuần 8 Chúc mừng bạn vì đây chính là thời điểm bạn xác định một cách chính thức mình đã có bầu. Vậy là 4 tuần kể từ ngày bạn trễ kinh và bạn đã đi qua 2/3 quãng đường của tam cá nguyệt thứ 1. Những thay đổi về cơ thể Tùy vào thể trạng của mỗi thai phụ mà bạn sẽ có những đặc điểm thay đổi cơ thể khác nhau, có những người vẫn chưa cảm thấy hoặc trông không khác trước khi có bầu bao nhiêu. Bạn không cần phải lo lắng vì các cơ quan nội tiết vẫn đang hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị diễn ra những thay đổi to lớn trên cơ thể mẹ bầu - Bạn sẽ thấy ngực nở nang hơn, nhạy cảm, hấp dẫn hơn trước. - Nhịp tim sẽ tăng khoảng 10 nhịp/phút, nhịp thở cũng nhanh hơn. - Trọng lượng cơ thể bắt đầu tăng từ 0.5- 1,5 kg. Trong đó thai nhi chỉ chiếm một trọng lượng không đáng kể, còn lại là do tử cung bắt đầu to lên và bánh nhau đang hình thành. Các triệu chứng đầu tiên & khắc phục: + Mệt mỏi Mẹ bầu sẽ có cảm giác cơ thể mệt mỏi một cách thường trực. Bạn luôn có cảm giác đuối sức và muốn nằm ngủ. Nhiều người sau khi tỉnh dậy vẫn có cảm giác mệt, uể oải và muốn nằm nghỉ tiếp. Bạn không thể chống lại những diễn biến thông thường mà một mẹ bầu phải đối mặt trong thời kỳ đầu thai nghén. Điều bạn cần làm là sắp xếp lại lịch làm việc trong ngày để dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nữa. Nếu địa điểm làm việc ở xa, bạn cũng cần lưu ý để thay đổi giờ giấc để tránh việc đi lại trong giờ cao điểm tan tầm vì đây là khoảng thời gian dễ làm chị em mất sức nhất. + Buồn nôn và nôn Hiện tượng này sẽ khiến mẹ bầu thêm mệt mỏi, khó chịu vì đây cũng là lúc bạn bắt đầu đối mặt với “ốm nghén”. Nhiều chị em thấy lo lắng vì bỗng dưng không thể ăn uống được gì do khó chịu, dị ứng với các loại thức ăn, mùi vị, mùi hương vốn rất bình thường. Đừng lo lắng điều này sẽ khiến bé yêu bị suy dinh dưỡng vì cơ thể của bé chưa cần quá nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên cất giữ trong túi xách hàng ngày những chiếc bánh bích quy nướng giòn để tiếp năng lượng khi cơn đói bất chợt ập tới hoặc một vài chiếc kẹo gừng, kẹo bạc hà để ngậm khi có cảm giác buồn nôn. Mệt mỏi, buồn nôn là dấu hiệu phổ biến trong 3 tháng đầu mang thai. (ảnh minh họa) Tuần 12 Nhiều gia đình đã lựa chọn đây là mốc thời điểm để công bố với mọi người về sự xuất hiện của thành viên mới. Vì lúc này họ đã chắc chắn về sự an toàn của em bé. Thay đổi về cơ thể - Bạn sẽ có cảm giác quần áo của mình đang chật dần nhưng đó chỉ là cảm giác mà thôi. Bạn có thể lựa chọn cho mình những bộ cánh ưng ý và thoái mái hơn nhưng thực sự 1 vài tuần tới bạn mới cần chưng diện những bộ đồ bầu. - Da mặt của một số thai phụ bắt đầu xuất hiện những đốm sậm màu ( rám da), hiện tượng này cũng sẽ biến mất sau khi sinh. - Một đường nâu đen sẽ xuất hiện mờ dần dọc giữa bụng mẹ bầu vì ảnh hưởng của tuyến nội tiết gây ra và nó cũng dần mất đi sau khi bạn sinh bé. - Bánh nhau cũng bắt đầu hoạt động để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, nguy cơ sẩy thai giảm đi đáng kể. Đồng thời tử cung của chị em cũng trở nên to hơn, vào tuần 12 nó đã to bằng…trái bưởi. Các triệu chứng đi kèm & khắc phục Chưa bao giờ mẹ bầu nên nôn nóng chờ đợi đến thời điểm này vì đây chính là lúc tạm tạm biệt những cơn ốm nghén “đáng ghét”. Cơ thể mẹ bầu trở nên tràn đầy sức sống và tươi vui hơn. Vào thời điểm này, chị em đã tăng được 1,3-1,5 kg tức là chiếm 10% cân nặng cần đạt trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ bầu nào nghén nặng có thể tăng cân ít hơn nhưng chế độ đinh dưỡng bổ sung đầy đủ sau này sẽ giúp chị em mau chóng bắt nhịp với mức độ tăng cân cần có. Tuy nhiên, bà bầu của chúng ta cũng sẽ đối mặt với một vài phiền toái như: + Đi tiểu thường xuyên Điều này có thể làm bạn khó chịu nhưng đừng hạn chế việc uống nước thường xuyên, đều đặn vì cơ thể của bà mẹ mang thai cần nhiều nước hơn trước. + Xuất hiện nhiều mụn Sự thay đổi của tuyến nội tiết khiến tăng tiết dầu nhờn làm làn da bà bầu xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn trước. Hãy giữ sạch da mặt và chăm sóc da mụn đúng cách để bảo vệ làn da. Tuy nhiên, đừng lo lắng sợ xấu mà chị em tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa. Chế độ ăn cần có nhiều rau củ quả, trái cây tươi và uống nước thường xuyên. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất đường ngọt. + Chảy máu chân răng Đây chỉ là hiện tượng bình thường do sự thay đổi của tuyến nội tiết. Tuy nhiên, với một vài thai phụ do trước đó đã mắc các bệnh về nha chu, viêm nướu thì cần tham khảo ý kiến của nha sĩ để kịp thời xử lý triệt để. Bạn cũng cần tránh không chải răng quá mạnh, xúc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh họng và răng miệng. Đừng quên dành thời gian để khám nha khoa định kỳ trong suốt thời gian mang thai. Tin tốt: Mẹ bầu chắn chắn sẽ rất ngạc nhiên về sự thay đổi kích thước của “núi đôi” lúc này. Bạn cần lựa chọn cho mình 1 hoặc 2 chiếc áo ngực mới, chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát để mặc trong thời kỳ này. Không cần mua nhiều vì kích thước bầu ngực sẽ còn thay đổi trong thời gian tới. Ba tháng giữa thai kỳ Trong giai đoạn thứ 2 của thời kỳ mang thai tuần 16, 20, 24 là những cột mốc quan trọng điểm này những diễn biến thay đổi trong giai đoạn mới này. Tuần 16 Đây là thời điểm dễ chịu nhất khi những triệu chứng ốm nghén biến mất và bạn cần tận hưởng những quyền lợi của bà mẹ mang thai vì dáng vẻ của bạn lúc này đã rất ra dáng một mẹ bầu thực sự. Thay đổi về cơ thể Bạn cần chú ý nhiều đến cơ thể vì tạm biết những cơn ốm nghén, cơ thể dần ổn định hơn chị em sẽ bắt đầu “ăn trả bữa”, điều đó cũng dẫn tới việc cân nhanh trong thời điểm này tăng nhanh thêm 2,5-4,5 kg. Kích thước cơ thể lớn hơn khiến mẹ bầu phải thay đổi một loạt đồ mới để phù hợp. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể dùng đồ bầu cũ của bạn bè, người thân. Bụng bầu bắt đầu nhô lên rõ ràng và người ngoài nhận biết bạn là một bà bầu. Đây cũng là lúc bạn nhận được nhiều sự ưu ái từ mọi người xung quanh. Nhiều vùng da trên cơ thể trở nên sẫm màu hơn như: da nách, cổ, núm vú, quầng vú. Hiện tượng này sẽ biến mất dần khi bạn sinh em bé. Triệu chứng đi kèm & khắc phục + Táo bón Điều này khiến chị em khó chịu nhưng lại là một triệu chứng bình thường khi mang thai. Bạn cần bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Trong trường hợp táo bón nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thêm thuốc nhuận tràng giúp mẹ bầu giải quyết “nỗi lo”. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón thai kỳ. (ảnh minh họa) Tuần 20 Bạn đi được một nửa chặng đường của thai kỳ. Sang tuần 20, bụng bầu sẽ lớn nhanh và bé cử động nhiều hơn. Thay đổi về cơ thể Các bộ phận nói chung trong cơ thể đều có vẻ to hơn trước, sự thay đổi về cân nặng khiến làn da của mẹ bầu xuất hiện các vết rạn ở bụng, đùi, ngực. Mẹ bầu cần có biện pháp kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ nhưng không vì thế mà ăn kiêng mẹ bầu nhé! Triệu chứng đi kèm & khắc phục + Ngứa Việc tăng cân khiến làn da của bạn bị rạn, đi kèm với nó là hiện tượng ngứa, khó chịu. Lời khuyên cho chị em là cần bổ sung vitamin B để hạn chế tình trạng này. + Nghẹt mũi, chảy máu cam, khó thở Đây là các vấn đề liên quan đến đường hô hấp do sự thay đổi của tuyến nội tiết và lưu lượng máu trong cơ thể tăng nhanh làm làm các mạch máu li ti bên trong màng mũi bị sưng gây ra hiện tượng xuất tiết hoặc nghẹt mũi. Thể trọng của thai nhi phát triển gây chèn ép vào dạ dày và cơ hoành khiến mẹ bầu khó thở là điều bình thường. + Tăng tiết dịch âm đạo Sự thay đổi của hormone estrogen khiến tăng tiết dịch nhầy âm đạo. Chị em cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày. Khi dịch nhầy (khí hư) có mùi hôi, màu sắc thay đổi, ngứa thì cần đi khám phụ khoa ngay. Tuần 24 Thay đổi về cơ thể Đây là thời điểm cơ thể mẹ bầu phát triển một cách nhanh chóng, bụng bầu ngày càng to lên nhanh chóng. Chị em sẽ thường xuyên thấy nóng nực, khó chịu trong người. Bầu ngực của mẹ bầu sẽ có cảm giác nhạy cảm, đôi khi đau nhức do sự thay đổi của tuyến nội tiết để chuẩn bị cho quá trình cho con bú. Triệu chứng đi kèm & khắc phục + Khô mắt Đây là triệu chứng xuất hiện ở giữa thai kỳ. Chị em có cảm giác mắt khô, khó chịu khi nhìn vào ánh sáng mạnh. Bạn nên thường xuyên nhỏ thuốc nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm dành cho thai phụ. + Khó tiêu Khi bụng bầu to lên, trọng lượng thai nhi lớn hơn khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày diễn ra lâu hơn làm mẹ bầu khó chịu. Chị em nên chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, tránh ăn no khi ngủ và đồ ăn nhiều dầu mỡ. + Viêm đường tiết niệu Đây là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu, còn được gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để đề phòng, chị em cần uống nhiều nước trong thai kỳ. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, sục rửa đường tiểu nên bệnh sẽ hạn chế xảy ra. Mời các mẹ tham khảo những thay đổi khi mang thai Ba tháng cuối tại đây. ... mua nhiều kích thước bầu ngực thay đổi thời gian tới Ba tháng thai kỳ Trong giai đoạn thứ thời kỳ mang thai tuần 16, 20, 24 cột mốc quan trọng điểm diễn biến thay đổi giai đoạn Tuần 16 Đây thời... ngừa táo bón thai kỳ (ảnh minh họa) Tuần 20 Bạn nửa chặng đường thai kỳ Sang tuần 20, bụng bầu lớn nhanh bé cử động nhiều Thay đổi thể Các phận nói chung thể to trước, thay đổi cân nặng khi n da... âm đạo Sự thay đổi hormone estrogen khi n tăng tiết dịch nhầy âm đạo Chị em cần thường xuyên vệ sinh vùng kín hàng ngày Khi dịch nhầy (khí hư) có mùi hôi, màu sắc thay đổi, ngứa cần khám phụ khoa