window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} "Thai mới 03 tháng tôi đã đi siêu âm 05 lần nên cũng hơi lo lắng", chị N. T. T. P, 24 tuổi, ngụ tại P. 5, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, cho biết sau khi rời phòng khám sản phụ khoa tư nhân. Theo lời chị T. P, khi phát hiện mình có dấu hiệu mang thai, chị đến phòng khám tư và được bác sĩ cho siêu âm thấy có túi thai nhưng tim thai chưa có. Về nhà được 02 ngày, chị thấy trong người khó chịu và được bạn giới thiệu đến một phòng khám của bác sĩ quen. Tại đây, chị được siêu âm chẩn đoán thai 7 tuần và tim thai bình thường. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng trở lại đây, chị tiếp tục đi khám thêm ba lần nữa vì không ăn được, hay nôn ói và mỗi lần khám là lại siêu âm để biết tình trạng của thai nhi. Lo lắng, nôn nóng, muốn biết được hiện trạng sức khỏe của thai nhi là tâm trạng chung của nhiều thai phụ, nhất là những người mới mang thai lần đầu như chị T. P. Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà, trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, quan trọng hơn hết, thai phụ nên bình tĩnh và chú trọng giữ gìn sức khỏe. Siêu âm là phương pháp chẩn đoạn được Hiệp hội thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ chấp nhận và cho đến nay chưa có ghi nhận bằng văn bản nào về trường hợp siêu âm gây nguy hiểm cho thai nhi. Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại máy siêu âm giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Từ đó có hướng giải quyết nhằm giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong quá trình mang thai, thai phụ nên siêu âm ít nhất là mỗi ba tháng một lần, nhiều hơn nếu có điều kiện. Trong quá trình mang thai, thai phụ nên siêu âm ít nhất là mỗi ba tháng một lần, nhiều hơn nếu có điều kiện. (ảnh minh họa) Siêu âm trong ba tháng đầu Việc siêu âm trong từng giai đoạn mang thai có một giá trị riêng như: Siêu âm trong giai đoạn đầu của thai kỳ giúp tính được ngày dự sanh, xác định có phôi hay không, đo chiều dài đầu mông, có tim thai không, số lượng thai trong tử cung, những bất thường của nước ối, bánh nhau, sự phát triển của thai nhi, thai nhi có nằm đúng vị trí hay nằm ngoài tử cung. Tình trạng sức khỏe của tử cung, cổ tử cung và phần phụ của người mẹ. Bên cạnh đó, việc biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi cũng rất quan trọng. Nếu có bóc tách dọa sẩy thai thì thai phụ cần được nghĩ ngơi để dưỡng thai. Phát hiện những bất thường của thai nhi ở tuần thứ 10-11 nếu có như: Thai vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi hay phù nhau thai… Ngoài ra, siêu âm trong giai đoạn này còn có thể phát hiện rất rõ ràng những trường hợp thai trứng để điều trị kịp thời. Phòng ngừa bệnh có thể chuyển sang ung thư nguyên bào (20%). Đo độ mờ da gáy ở giai đoạn 11-13 tuần để phát hiện trẻ có bị hội chứng Down hay không. Siêu âm ba tháng giữa thai kỳ Đây là cột mốc khá quan trọng nên việc siêu âm là không thể thiếu. Vì giai đoạn này các bác sĩ sẽ biết được chính xác số lượng thai, ngôi thai, thể tích nước ối, có nhau thai tiền đạo hay không, tuổi thai, khám cấu trúc thai bao gồm: Đánh giá các não thất, khảo sát bốn buồng tim, cột sống, dạ dày, bàng quang, vị trí bám của dây rốn và thận. Siêu âm thai có thể giúp phát hiện sớm bất thường ở thai nhi. (ảnh minh họa) Siêu âm giai đoạn cuối thai kỳ Xác định những bất thường có thể xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ. Xác định được kích thước, cân nặng của thai nhi (thai suy dinh dưỡng, thai nhỏ hoặc to bất thường trong trường hợp mẹ bị đái tháo đường) nhằm giúp thai phụ có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Xem mức độ trưởng thành của nhau, khảo sát nhau có những bất thường không (nhau tiền đạo, phù nhau thai, nhau cài răng lược, mạch máu bám nhau, khối u nhau, nhau bong sớm…). Việc siêu âm để xác định được tình trạng đủ ối, thiếu ối hay dư ối để có hướng giải quyết kịp thời. Khảo sát dây rốn có bị quấn cổ, thắt nút khiến cho thai nhi không tiếp nhận được chất dinh dưỡng từ người mẹ và chuẩn bị sức khỏe cho thai phụ chuẩn bị cuộc sinh. Khi nào cần siêu âm màu Dopple, siêu âm màu 3D, 4D Siêu âm Dopple màu không phải là loại siêu âm dùng để chẩn đoán đại trà. Siêu âm đặt biệt này được sử dụng trong trường hợp có nghi ngờ về những bất thường liên quan đến phân bố mạch máu, lưu lượng máu của thai nhi hoặc thai phụ (nhau cài lược, thai chậm phát triển, day rốn quấn cổ, u nang buồng trứng, dây rốn bám màng, mạch máu tiền đạo…). Siêu âm 3D, 4D giúp khảo sát hình thái thai nhi để phát hiện những bất thường nếu có. Tư vấn chuyên môn: TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa hậu Sản M, Bệnh Viện Từ Dũ
"Thai mới 03 tháng tôi đã đi siêu âm 05 lần nên cũng hơi lo lắng", chị N. T. T. P, 24 tuổi, ngụ tại P. 5, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, cho biết sau khi rời phòng khám sản phụ khoa tư nhân. Theo lời chị T. P, khi phát hiện mình có dấu hiệu mang thai, chị đến phòng khám tư và được bác sĩ cho siêu âm thấy có túi thai nhưng tim thai chưa có. Về nhà được 02 ngày, chị thấy trong người khó chịu và được bạn giới thiệu đến một phòng khám của bác sĩ quen. Tại đây, chị được siêu âm chẩn đoán thai 7 tuần và tim thai bình thường. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng trở lại đây, chị tiếp tục đi khám thêm ba lần nữa vì không ăn được, hay nôn ói và mỗi lần khám là lại siêu âm để biết tình trạng của thai nhi. Lo lắng, nôn nóng, muốn biết được hiện trạng sức khỏe của thai nhi là tâm trạng chung của nhiều thai phụ, nhất là những người mới mang thai lần đầu như chị T. P. Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà, trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, quan trọng hơn hết, thai phụ nên bình tĩnh và chú trọng giữ gìn sức khỏe. Siêu âm là phương pháp chẩn đoạn được Hiệp hội thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ chấp nhận và cho đến nay chưa có ghi nhận bằng văn bản nào về trường hợp siêu âm gây nguy hiểm cho thai nhi. Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại máy siêu âm giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Từ đó có hướng giải quyết nhằm giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong quá trình mang thai, thai phụ nên siêu âm ít nhất là mỗi ba tháng một lần, nhiều hơn nếu có điều kiện. Trong quá trình mang thai, thai phụ nên siêu âm ít nhất là mỗi ba tháng một lần, nhiều hơn nếu có điều kiện. (ảnh minh họa) Siêu âm trong ba tháng đầu Việc siêu âm trong từng giai đoạn mang thai có một giá trị riêng như: Siêu âm trong giai đoạn đầu của thai kỳ giúp tính được ngày dự sanh, xác định có phôi hay không, đo chiều dài đầu mông, có tim thai không, số lượng thai trong tử cung, những bất thường của nước ối, bánh nhau, sự phát triển của thai nhi, thai nhi có nằm đúng vị trí hay nằm ngoài tử cung. Tình trạng sức khỏe của tử cung, cổ tử cung và phần phụ của người mẹ. Bên cạnh đó, việc biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi cũng rất quan trọng. Nếu có bóc tách dọa sẩy thai thì thai phụ cần được nghĩ ngơi để dưỡng thai. Phát hiện những bất thường của thai nhi ở tuần thứ 1011 nếu có như: Thai vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi hay phù nhau thai… Ngoài ra, siêu âm trong giai đoạn này còn có thể phát hiện rất rõ ràng những trường hợp thai trứng để điều trị kịp thời. Phòng ngừa bệnh có thể chuyển sang ung thư nguyên bào (20%). Đo độ mờ da gáy ở giai đoạn 11-13 tuần để phát hiện trẻ có bị hội chứng Down hay không. Siêu âm ba tháng giữa thai kỳ Đây là cột mốc khá quan trọng nên việc siêu âm là không thể thiếu. Vì giai đoạn này các bác sĩ sẽ biết được chính xác số lượng thai, ngôi thai, thể tích nước ối, có nhau thai tiền đạo hay không, tuổi thai, khám cấu trúc thai bao gồm: Đánh giá các não thất, khảo sát bốn buồng tim, cột sống, dạ dày, bàng quang, vị trí bám của dây rốn và thận. Siêu âm thai có thể giúp phát hiện sớm bất thường ở thai nhi. (ảnh minh họa) Siêu âm giai đoạn cuối thai kỳ Xác định những bất thường có thể xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ. Xác định được kích thước, cân nặng của thai nhi (thai suy dinh dưỡng, thai nhỏ hoặc to bất thường trong trường hợp mẹ bị đái tháo đường) nhằm giúp thai phụ có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Xem mức độ trưởng thành của nhau, khảo sát nhau có những bất thường không (nhau tiền đạo, phù nhau thai, nhau cài răng lược, mạch máu bám nhau, khối u nhau, nhau bong sớm…). Việc siêu âm để xác định được tình trạng đủ ối, thiếu ối hay dư ối để có hướng giải quyết kịp thời. Khảo sát dây rốn có bị quấn cổ, thắt nút khiến cho thai nhi không tiếp nhận được chất dinh dưỡng từ người mẹ và chuẩn bị sức khỏe cho thai phụ chuẩn bị cuộc sinh. Khi nào cần siêu âm màu Dopple, siêu âm màu 3D, 4D Siêu âm Dopple màu không phải là loại siêu âm dùng để chẩn đoán đại trà. Siêu âm đặt biệt này được sử dụng trong trường hợp có nghi ngờ về những bất thường liên quan đến phân bố mạch máu, lưu lượng máu của thai nhi hoặc thai phụ (nhau cài lược, thai chậm phát triển, day rốn quấn cổ, u nang buồng trứng, dây rốn bám màng, mạch máu tiền đạo…). Siêu âm 3D, 4D giúp khảo sát hình thái thai nhi để phát hiện những bất thường nếu có. Tư vấn chuyên môn: TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa hậu Sản M, Bệnh Viện Từ Dũ ... khiến cho thai nhi không tiếp nhận chất dinh dưỡng từ người mẹ chuẩn bị sức khỏe cho thai phụ chuẩn bị sinh Khi cần siêu âm màu Dopple, siêu âm màu 3D, 4D Siêu âm Dopple màu loại siêu âm dùng để... dùng để chẩn đoán đại trà Siêu âm đặt biệt sử dụng trường hợp có nghi ngờ bất thường liên quan đến phân bố mạch máu, lưu lượng máu thai nhi thai phụ (nhau cài lược, thai chậm phát triển, day... chậm phát triển, day rốn quấn cổ, u nang buồng trứng, dây rốn bám màng, mạch máu tiền đạo…) Siêu âm 3D, 4D giúp khảo sát hình thái thai nhi để phát bất thường có Tư vấn chuyên môn: TS.BS Lê Thị