window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khá nhiều phụ nữ khi mang thai cho biết họ cảm thấy rất vui mừng khi mái tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn, thậm chí còn bóng mượt hơn trông thấy. Tuy nhiên, ngay sau khi sinh, mọi việc lại thay đổi hoàn toàn khi tóc trở nên gẫy rụng rất nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân chính xác cho việc tóc tốt lên, rồi lại xấu đi trông thấy này? Dưới đây là lời giải thích của giáo sư lâm sàng khoa sản khoa và phụ khoa Mary Jane Minkin, Đại học Yale (Mỹ). Giáo sư Minkin cho biết: “Sự phát triển mạnh của tóc trong thời kỳ mang thai là do cơ thể phụ nữ tiết ra lượng estrogen nhiều hơn hẳn (tập trung chủ yếu ở nhau thai với khối lượng khoảng 0.45kg) so với khi không mang thai”. Ông cũng giải thích thêm: "Bạn có thể tưởng tượng nhau thai giống như là một sợi dây được gắn vào tử cung, có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi qua dây rốn đồng thời cũng giống như một nhà máy sản xuất hormone đảm bảo sự phát triển của em bé và ‘bơm’ ra estrogen và progesterone”. Thực tế, giới y học vẫn chưa chắc chắn được việc bằng con đường nào estrogen lại có liên quan tới sự tăng trưởng của tóc, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khẳng định rằng estrogen có khả năng kích thích sự phát triển của các nang. Ngoài ra, estrogen còn có nhiều vai trò khác trong thai kỳ mà mẹ bầu có thể chưa biết đến như tạo ‘tín hiệu’ để ngực tiết sữa, và tăng cường sản xuất sữa hơn khi em bé chào đời. Mang thai thường khiến tóc của mẹ bầu trở nên đẹp hơn trông thấy. (Ảnh minh họa) Sau khi sinh, toàn bộ nhau thai đều bị đẩy ra ngoài trong lúc sinh khiến cho cơ thể mất đi lượng estrogen đã được tích lũy trong những tháng mang thai. Giáo sư Minkin tin rằng việc sụt giảm hormone này đột ngột sau khi sinh là nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị rụng tóc hậu sản. Chính vì vậy, một số chị em đã tìm đến các liệu pháp nhằm điều chỉnh tăng lượng estrogen của cơ thể với mong muốn có được mái tóc ‘xanh tốt’ như khi mang thai. Tuy nhiên, giáo sư Minkin cũng chỉ ra rằng theo thống kê, không có quá nhiều phụ nữ đạt được mong muốn sau khi sử dụng các liệu pháp này. Bên cạnh đó, ông Minkin cũng cho biết thêm, một nguyên nhân khác của hiện tượng rụng tóc sau sinh có thể là do sự ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật (mổ đẻ), thuốc gây mê, hoặc thậm chí cũng có thể do sự lo lắng quá mức về việc sinh nở của phụ nữ. Giáo sư Minkin nói: “Chúng tôi đã theo dõi và thấy rằng những phụ nữ từng trải qua các cú sốc tâm lý lớn có tỷ lệ tóc rụng cao hơn hẳn so với các phụ nữ khác”. Mặc dù bạn có thể trở nên lo lắng khi thấy tóc rụng nhiều, giáo sư Minkin cũng nhấn mạnh rằng điều này cũng tương đối bình thường bởi hầu hết phụ nữ đều bị rụng tóc ở các mức độ khác nhau. Nếu bạn nhìn thấy nhiều tóc rụng bám trên lược hơn so với trước đây, đơn giản hãy coi đó là một sự thay đổi ‘nên chấp nhận’ sau sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp tóc bị rụng theo từng mảng lớn thì cần nên nhanh chóng đi khám bác sỹ bởi có khoảng 3-5% phụ nữ sau sinh có triệu chứng rụng tóc nghiêm trọng hơn bình thường sau khi sinh con. Trong tình huống này, giáo sư Minkin khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra chức năng của tuyến giáp bởi một số thay đổi của hormone tuyến giáp rất có khả năng gây ra tình tượng này.
Khá nhiều phụ nữ khi mang thai cho biết họ cảm thấy rất vui mừng khi mái tóc phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn, thậm chí còn bóng mượt hơn trông thấy. Tuy nhiên, ngay sau khi sinh, mọi việc lại thay đổi hoàn toàn khi tóc trở nên gẫy rụng rất nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân chính xác cho việc tóc tốt lên, rồi lại xấu đi trông thấy này? Dưới đây là lời giải thích của giáo sư lâm sàng khoa sản khoa và phụ khoa Mary Jane Minkin, Đại học Yale (Mỹ). Giáo sư Minkin cho biết: “Sự phát triển mạnh của tóc trong thời kỳ mang thai là do cơ thể phụ nữ tiết ra lượng estrogen nhiều hơn hẳn (tập trung chủ yếu ở nhau thai với khối lượng khoảng 0.45kg) so với khi không mang thai”. Ông cũng giải thích thêm: "Bạn có thể tưởng tượng nhau thai giống như là một sợi dây được gắn vào tử cung, có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi qua dây rốn đồng thời cũng giống như một nhà máy sản xuất hormone đảm bảo sự phát triển của em bé và ‘bơm’ ra estrogen và progesterone”. Thực tế, giới y học vẫn chưa chắc chắn được việc bằng con đường nào estrogen lại có liên quan tới sự tăng trưởng của tóc, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khẳng định rằng estrogen có khả năng kích thích sự phát triển của các nang. Ngoài ra, estrogen còn có nhiều vai trò khác trong thai kỳ mà mẹ bầu có thể chưa biết đến như tạo ‘tín hiệu’ để ngực tiết sữa, và tăng cường sản xuất sữa hơn khi em bé chào đời. Mang thai thường khiến tóc của mẹ bầu trở nên đẹp hơn trông thấy. (Ảnh minh họa) Sau khi sinh, toàn bộ nhau thai đều bị đẩy ra ngoài trong lúc sinh khiến cho cơ thể mất đi lượng estrogen đã được tích lũy trong những tháng mang thai. Giáo sư Minkin tin rằng việc sụt giảm hormone này đột ngột sau khi sinh là nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị rụng tóc hậu sản. Chính vì vậy, một số chị em đã tìm đến các liệu pháp nhằm điều chỉnh tăng lượng estrogen của cơ thể với mong muốn có được mái tóc ‘xanh tốt’ như khi mang thai. Tuy nhiên, giáo sư Minkin cũng chỉ ra rằng theo thống kê, không có quá nhiều phụ nữ đạt được mong muốn sau khi sử dụng các liệu pháp này. Bên cạnh đó, ông Minkin cũng cho biết thêm, một nguyên nhân khác của hiện tượng rụng tóc sau sinh có thể là do sự ảnh hưởng của quá trình phẫu thuật (mổ đẻ), thuốc gây mê, hoặc thậm chí cũng có thể do sự lo lắng quá mức về việc sinh nở của phụ nữ. Giáo sư Minkin nói: “Chúng tôi đã theo dõi và thấy rằng những phụ nữ từng trải qua các cú sốc tâm lý lớn có tỷ lệ tóc rụng cao hơn hẳn so với các phụ nữ khác”. Mặc dù bạn có thể trở nên lo lắng khi thấy tóc rụng nhiều, giáo sư Minkin cũng nhấn mạnh rằng điều này cũng tương đối bình thường bởi hầu hết phụ nữ đều bị rụng tóc ở các mức độ khác nhau. Nếu bạn nhìn thấy nhiều tóc rụng bám trên lược hơn so với trước đây, đơn giản hãy coi đó là một sự thay đổi ‘nên chấp nhận’ sau sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp tóc bị rụng theo từng mảng lớn thì cần nên nhanh chóng đi khám bác sỹ bởi có khoảng 3-5% phụ nữ sau sinh có triệu chứng rụng tóc nghiêm trọng hơn bình thường sau khi sinh con. Trong tình huống này, giáo sư Minkin khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra chức năng của tuyến giáp bởi một số thay đổi của hormone tuyến giáp rất có khả năng gây ra tình tượng này.