window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Thời gian này, quanh giường bệnh sản phụ Vi Thị Ăm (36 tuổi, Sơn La) lúc nào cũng có người đến thăm hỏi. Nhiều người đọc thông tin chia sẻ trên mạng thấy hoàn cảnh của chị nên tìm đến tận nơi chung tay giúp đỡ. Bên cạnh chị Ăm, anh Vi Văn Ấn (chồng chị) vẫn cần mẫn lau tay, chân và những vết rỉ máu từ sau ca phẫu thuật. Anh vẫn chưa nói cho chị biết về chuyện đã mất con. Uống thuốc lá, “tiền mất tật mang” Khi mang thai được 12 tuần tuổi, chị Ăm có biểu hiện phù chân, đau nhức. Thương vợ, anh Vi Văn Ấn bán cả mảnh vườn với cái ao trước cửa để gom góp chữa bệnh cho chị tại Bệnh viện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị suy thận. Chị nằm điều trị tại viện huyện 1 tuần song không đỡ. Bệnh nặng, tiền bán đất lo chi phí viện cũng đã cạn kiệt, cả gia sản của gia đình cũng đã bán sạch, trong bước đường cùng anh đi kiếm thuốc nam cho chị uống. Hàng ngày anh tự ý chữa bệnh cho vợ bằng thứ thuốc dân gian ấy. Anh Ấn, chồng chị Ăm chăm vợ tại viện. Tuy nhiên càng uống da chị càng xanh xao và sức khỏe sa sút, chân tay phù và có dấu hiệu bệnh nặng hơn. Chị Ăm được chuyển gấp đến Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị bị suy gan, thận, chảy máu tiêu hoá và đưa đến Khoa Điều trị tích cực trong tình trạng nguy kịch. Đến chiều ngày 23/3, do sức khỏe yếu chị bị sẩy thai. Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đã mời các bác sĩ sản khoa thăm khám và làm thủ thuật hút thai lưu cho chị ngay tại phòng bệnh. Sản phụ chưa biết chuyện sảy thai Từ Sơn La xuống Hà Nội chỉ có 2 vợ chồng. Những ngày qua anh vẫn chăm chị từng li từng tí. Bên giường bệnh, người đàn ông ấy vẫn cẩn thận, nhẹ nhàng lau cho vợ từng kẽ chân tay như cách chăm 1 đứa trẻ. Xung quanh chị vẫn chằng chịt những ống tiêm, ống truyền và ngổn ngang máy móc. Anh bảo, 2 ngày nay sức khỏe chị cũng đỡ rồi, da mặt có chút hồng hào hơn nhưng vẫn yếu. Chị hàng ngày vẫn ăn cháo qua đường ống và chưa thể ăn cơm. Anh vẫn giấu vợ chuyện mất con. Đó là trăn trở lớn nhất với anh trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Chị thỉnh thoảng vẫn nhìn anh, vẫn lần sờ xuống bụng và thì thào hỏi về chuyện con cái. Anh ậm ừ cho qua động viên chị gắng sức để chiến đấu bệnh tật. Từ ngày vợ chồng anh xuống viện, 2 đứa con lớn của anh chị ở nhà tự túc chăm nhau. Bọn trẻ vẫn hàng ngày mượn điện thoại của người hàng xóm để gọi điện cho bố, hỏi thăm mẹ, thăm em. Những ngày đưa vợ điều trị ở viện, trong anh vẫn nặng trĩu những nỗi lo về tiền bạc, về gia đình. Nỗi buồn về mất con chưa nguôi ngoai, nỗi lo 2 con ở nhà bỏ học lại tới. Những ngày qua nhiều tấm lòng hảo tâm đã đến giúp đỡ gia đình sản phụ Ăm. Theo bác sĩ Phạm Thế Thạch, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Ăm hiện tại đã có những dấu hiệu tốt hơn về sức khỏe. Đã nhiều lần chồng chị Ăm xin bệnh viện cho về vì điều kiện kinh tế không đủ nhưng bệnh viện vẫn muốn giữ anh chị ở lại để giúp đỡ, điều trị. Khoa Hồi sức tích cực vẫn tạo điều kiện điều trị cho chị như tất cả bệnh nhân khác. Chi phí lọc máu cho chị mấy ngày nay đều được lấy từ nguồn kinh phí hỗ trợ của khoa. Thời gian qua, cùng với sự kêu gọi, nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ tiền hoặc trực tiếp đến viện giúp đỡ bệnh nhân. Hy vọng sức khỏe của bệnh nhân Ăm sẽ nhanh chóng hồi phục hơn và 1, 2 tuần nữa có thể ra viện. Mọi tấm lòng hảo tâm giúp đỡ bệnh nhân Ăm xin liên hệ Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai hoặc số điện thoại của anh Vi Văn Ẩn – chồng bệnh nhân 01625702561. Hi vọng với sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ giúp chị Ăm có thêm nghị lực vượt qua bệnh tật, giúp gia cảnh chị bớt phần khó khăn để sống tốt hơn.
Thời gian này, quanh giường bệnh sản phụ Vi Thị Ăm (36 tuổi, Sơn La) lúc nào cũng có người đến thăm hỏi. Nhiều người đọc thông tin chia sẻ trên mạng thấy hoàn cảnh của chị nên tìm đến tận nơi chung tay giúp đỡ. Bên cạnh chị Ăm, anh Vi Văn Ấn (chồng chị) vẫn cần mẫn lau tay, chân và những vết rỉ máu từ sau ca phẫu thuật. Anh vẫn chưa nói cho chị biết về chuyện đã mất con. Uống thuốc lá, “tiền mất tật mang” Khi mang thai được 12 tuần tuổi, chị Ăm có biểu hiện phù chân, đau nhức. Thương vợ, anh Vi Văn Ấn bán cả mảnh vườn với cái ao trước cửa để gom góp chữa bệnh cho chị tại Bệnh viện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị suy thận. Chị nằm điều trị tại viện huyện 1 tuần song không đỡ. Bệnh nặng, tiền bán đất lo chi phí viện cũng đã cạn kiệt, cả gia sản của gia đình cũng đã bán sạch, trong bước đường cùng anh đi kiếm thuốc nam cho chị uống. Hàng ngày anh tự ý chữa bệnh cho vợ bằng thứ thuốc dân gian ấy. Anh Ấn, chồng chị Ăm chăm vợ tại viện. Tuy nhiên càng uống da chị càng xanh xao và sức khỏe sa sút, chân tay phù và có dấu hiệu bệnh nặng hơn. Chị Ăm được chuyển gấp đến Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị bị suy gan, thận, chảy máu tiêu hoá và đưa đến Khoa Điều trị tích cực trong tình trạng nguy kịch. Đến chiều ngày 23/3, do sức khỏe yếu chị bị sẩy thai. Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đã mời các bác sĩ sản khoa thăm khám và làm thủ thuật hút thai lưu cho chị ngay tại phòng bệnh. Sản phụ chưa biết chuyện sảy thai Từ Sơn La xuống Hà Nội chỉ có 2 vợ chồng. Những ngày qua anh vẫn chăm chị từng li từng tí. Bên giường bệnh, người đàn ông ấy vẫn cẩn thận, nhẹ nhàng lau cho vợ từng kẽ chân tay như cách chăm 1 đứa trẻ. Xung quanh chị vẫn chằng chịt những ống tiêm, ống truyền và ngổn ngang máy móc. Anh bảo, 2 ngày nay sức khỏe chị cũng đỡ rồi, da mặt có chút hồng hào hơn nhưng vẫn yếu. Chị hàng ngày vẫn ăn cháo qua đường ống và chưa thể ăn cơm. Anh vẫn giấu vợ chuyện mất con. Đó là trăn trở lớn nhất với anh trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Chị thỉnh thoảng vẫn nhìn anh, vẫn lần sờ xuống bụng và thì thào hỏi về chuyện con cái. Anh ậm ừ cho qua động viên chị gắng sức để chiến đấu bệnh tật. Từ ngày vợ chồng anh xuống viện, 2 đứa con lớn của anh chị ở nhà tự túc chăm nhau. Bọn trẻ vẫn hàng ngày mượn điện thoại của người hàng xóm để gọi điện cho bố, hỏi thăm mẹ, thăm em. Những ngày đưa vợ điều trị ở viện, trong anh vẫn nặng trĩu những nỗi lo về tiền bạc, về gia đình. Nỗi buồn về mất con chưa nguôi ngoai, nỗi lo 2 con ở nhà bỏ học lại tới. Những ngày qua nhiều tấm lòng hảo tâm đã đến giúp đỡ gia đình sản phụ Ăm. Theo bác sĩ Phạm Thế Thạch, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Ăm hiện tại đã có những dấu hiệu tốt hơn về sức khỏe. Đã nhiều lần chồng chị Ăm xin bệnh viện cho về vì điều kiện kinh tế không đủ nhưng bệnh viện vẫn muốn giữ anh chị ở lại để giúp đỡ, điều trị. Khoa Hồi sức tích cực vẫn tạo điều kiện điều trị cho chị như tất cả bệnh nhân khác. Chi phí lọc máu cho chị mấy ngày nay đều được lấy từ nguồn kinh phí hỗ trợ của khoa. Thời gian qua, cùng với sự kêu gọi, nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ tiền hoặc trực tiếp đến viện giúp đỡ bệnh nhân. Hy vọng sức khỏe của bệnh nhân Ăm sẽ nhanh chóng hồi phục hơn và 1, 2 tuần nữa có thể ra viện. Mọi tấm lòng hảo tâm giúp đỡ bệnh nhân Ăm xin liên hệ Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai hoặc số điện thoại của anh Vi Văn Ẩn – chồng bệnh nhân 01625702561. Hi vọng với sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ giúp chị Ăm có thêm nghị lực vượt qua bệnh tật, giúp gia cảnh chị bớt phần khó khăn để sống tốt hơn. ... ủng hộ tiền trực tiếp đến viện giúp đỡ bệnh nhân Hy vọng sức khỏe bệnh nhân Ăm nhanh chóng hồi phục 1, tuần viện Mọi lòng hảo tâm giúp đỡ bệnh nhân Ăm xin liên hệ Khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch