window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Nhau thai có chức năng giúp duy trì sự sống và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đây có lẽ là tất cả những gì mẹ bầu biết về bộ phận đặc biệt này trong tử cung mẹ bầu. Ngoài ra, còn rất nhiều điều không phải ai cũng nói với bạn nhưng lại liên quan chặt chẽ đến thai nhi và cơ thể mẹ bầu. Đảm bảo các mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết 10 điều này: Nhau thai hình thành ngay khi trứng được thụ tinh Bạn nghĩ nhau thai chỉ được hình thành sau khi phôi thai phát triển thành thai nhi? Trên thực tế khi trứng được thụ tinh, các tế bào nhau thai cũng đồng thời hình thành. Trứng thụ tinh tiếp tục bám vào thành tử cung và phát triển các tế bào thành bào thai. Những tế bào bên ngoài cũng đâm sâu vào trong và hình thành nên nhau thai. Dinh dưỡng cho nhau thai tương tự như cho thai nhi Nếu bạn kiêng các chất nicotin, rượu, bia và những chất kích thích khác để tránh các mối nguy hại cho thai nhi thì bạn cũng đang làm những điều tốt nhất cho nhau thai. Một chế độ ăn uống cân bằng, lạnh mạnh và đầy đủ dinh dưỡng không những đem lại sức khỏe cho thai nhi mà còn duy trì hoạt động chức năng quan trọng của nhau thai. Dinh dưỡng cho nhau thai tương tự như cho thai nhi. (ảnh minh họa) Nhau thai có gen giống thai nhi Khi có dấu hiệu nghi ngờ về các dị tật bẩm sinh trong những tháng đầu thai kỳ, các thai phụ thường được đề nghị làm sinh thiết nhau thai để đi đến kết luận chẩn đoán sau cùng cho tình trạng hiện tại. Điều này chứng tỏ tế bào nhau thai mang gien của thai nhi. Tuy nhiên, vì mang tính chất xâm lấn nên sinh thiết nhau thai có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Nhau thai gắn liền với sự sống của thai nhi Chính nhau thai đóng vai trò trung gian nuôi dưỡng sự sống của thai nhi bằng cách truyền máu, các chất dinh dưỡng và các kháng thể giúp thai nhi duy trì sự sống và chống lại các bệnh nhiễm trùng suốt 9 tháng trong lòng mẹ. Nhau thai đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh Các hormone HCG là từ nhau thai tiết ra. Nó ngăn chặn hiện tượng rụng trứng và tăng hàm lượng nội tiết tố progesterone và estrogen để thai nhi có đủ điều kiện phát triển khỏe mạnh. Nhờ vậy, thai phụ có thể trải qua 9 tháng thai kỳ mà không gặp bất cứ sự cố nào về chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nhau thai giúp tiết ra lactogen, kích thích tuyến sữa của người mẹ khởi động trong thời kỳ thai nghén để sẵn sàng cho con bú khi em bé chào đời. Mỗi mẹ bầu có nhau thai khác nhau Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Do đó, vị trí, kích thước cũng như hình dạng của nhau thai ở mỗi một người đều không như nhau. Ngoài ra, cứ mỗi giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng, nhau thai cũng phát triển tương ứng với những phát triển của thai nhi. Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thai kỳ và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. (ảnh minh họa) Nhau thai là huyết mạch sự sống của thai nhi Cứ mỗi phút trôi qua, tử cung của mẹ lại nhận được thêm một lượng máu mới để truyền cho thai nhi. Vì thế, có thể nói nhau thai là huyết mạch sự sống của thai nhi. Ngoài ra, nhau thai còn đảm nhận nhiệm vụ lọc độc tố và bài tiết cho thai nhi thông qua máu. Nhau thai luôn song hành cùng em bé Như đã nói, nhau thai chỉ xuất hiện khi có dấu hiệu mầm sống mới hình thành trong cung lòng người mẹ. Thông thường, sau sinh khoảng nửa tiếng, tử cung sẽ co bóp, tống đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài và nhau sẽ vĩnh viễn mất đi mà không để lại bất cứ ảnh hưởng nào đối với sức khỏe của hai mẹ con. Tuy nhiên, trong một vài sơ suất y khoa hoặc do nhau thai bám sâu, nhau thai bám vào vết sẹo hoặc vùng nhiễm trùng trong tử cung có thể dẫn đến tình trạng sót nhau và gây đau đớn thậm chí dẫn đến nhiễm trùng, đe dọa tính mạng cho sản phụ sau sinh với trường hợp băng huyết nghiêm trọng. Nhau thai vẫn còn “sống” khi ra ngoài Khi ra ngoài cùng em bé, nhau thai vẫn tiếp tục thực hiện chức năng nuôi dưỡng thai nhi trong khoảng một vài phút. Chỉ khi dây rốn được cắt, nhau thai mới chính thức ngưng hoạt động và trở thành một loại rác thải y tế. Hoàn toàn có thể ăn được nhau thai Có thể bạn cảm thấy rùng mình khi nghe đến câu chuyện về những người ăn nhau thai. Thế nhưng, đó là chuyện có thật và không nó không tàn nhẫn như những gì được thêu dệt. Thực chất, nhau thai dùng để ăn đều là nhau thai sạch đã được loại bỏ ra khỏi cơ thể và nó chứa đủ các chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là hiện thực dành cho những ai đủ "can đảm".
Nhau thai có chức năng giúp duy trì sự sống và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đây có lẽ là tất cả những gì mẹ bầu biết về bộ phận đặc biệt này trong tử cung mẹ bầu. Ngoài ra, còn rất nhiều điều không phải ai cũng nói với bạn nhưng lại liên quan chặt chẽ đến thai nhi và cơ thể mẹ bầu. Đảm bảo các mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết 10 điều này: Nhau thai hình thành ngay khi trứng được thụ tinh Bạn nghĩ nhau thai chỉ được hình thành sau khi phôi thai phát triển thành thai nhi? Trên thực tế khi trứng được thụ tinh, các tế bào nhau thai cũng đồng thời hình thành. Trứng thụ tinh tiếp tục bám vào thành tử cung và phát triển các tế bào thành bào thai. Những tế bào bên ngoài cũng đâm sâu vào trong và hình thành nên nhau thai. Dinh dưỡng cho nhau thai tương tự như cho thai nhi Nếu bạn kiêng các chất nicotin, rượu, bia và những chất kích thích khác để tránh các mối nguy hại cho thai nhi thì bạn cũng đang làm những điều tốt nhất cho nhau thai. Một chế độ ăn uống cân bằng, lạnh mạnh và đầy đủ dinh dưỡng không những đem lại sức khỏe cho thai nhi mà còn duy trì hoạt động chức năng quan trọng của nhau thai. Dinh dưỡng cho nhau thai tương tự như cho thai nhi. (ảnh minh họa) Nhau thai có gen giống thai nhi Khi có dấu hiệu nghi ngờ về các dị tật bẩm sinh trong những tháng đầu thai kỳ, các thai phụ thường được đề nghị làm sinh thiết nhau thai để đi đến kết luận chẩn đoán sau cùng cho tình trạng hiện tại. Điều này chứng tỏ tế bào nhau thai mang gien của thai nhi. Tuy nhiên, vì mang tính chất xâm lấn nên sinh thiết nhau thai có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Nhau thai gắn liền với sự sống của thai nhi Chính nhau thai đóng vai trò trung gian nuôi dưỡng sự sống của thai nhi bằng cách truyền máu, các chất dinh dưỡng và các kháng thể giúp thai nhi duy trì sự sống và chống lại các bệnh nhiễm trùng suốt 9 tháng trong lòng mẹ. Nhau thai đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh Các hormone HCG là từ nhau thai tiết ra. Nó ngăn chặn hiện tượng rụng trứng và tăng hàm lượng nội tiết tố progesterone và estrogen để thai nhi có đủ điều kiện phát triển khỏe mạnh. Nhờ vậy, thai phụ có thể trải qua 9 tháng thai kỳ mà không gặp bất cứ sự cố nào về chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nhau thai giúp tiết ra lactogen, kích thích tuyến sữa của người mẹ khởi động trong thời kỳ thai nghén để sẵn sàng cho con bú khi em bé chào đời. Mỗi mẹ bầu có nhau thai khác nhau Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Do đó, vị trí, kích thước cũng như hình dạng của nhau thai ở mỗi một người đều không như nhau. Ngoài ra, cứ mỗi giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng, nhau thai cũng phát triển tương ứng với những phát triển của thai nhi. Nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thai kỳ và nó mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. (ảnh minh họa) Nhau thai là huyết mạch sự sống của thai nhi Cứ mỗi phút trôi qua, tử cung của mẹ lại nhận được thêm một lượng máu mới để truyền cho thai nhi. Vì thế, có thể nói nhau thai là huyết mạch sự sống của thai nhi. Ngoài ra, nhau thai còn đảm nhận nhiệm vụ lọc độc tố và bài tiết cho thai nhi thông qua máu. Nhau thai luôn song hành cùng em bé Như đã nói, nhau thai chỉ xuất hiện khi có dấu hiệu mầm sống mới hình thành trong cung lòng người mẹ. Thông thường, sau sinh khoảng nửa tiếng, tử cung sẽ co bóp, tống đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài và nhau sẽ vĩnh viễn mất đi mà không để lại bất cứ ảnh hưởng nào đối với sức khỏe của hai mẹ con. Tuy nhiên, trong một vài sơ suất y khoa hoặc do nhau thai bám sâu, nhau thai bám vào vết sẹo hoặc vùng nhiễm trùng trong tử cung có thể dẫn đến tình trạng sót nhau và gây đau đớn thậm chí dẫn đến nhiễm trùng, đe dọa tính mạng cho sản phụ sau sinh với trường hợp băng huyết nghiêm trọng. Nhau thai vẫn còn “sống” khi ra ngoài Khi ra ngoài cùng em bé, nhau thai vẫn tiếp tục thực hiện chức năng nuôi dưỡng thai nhi trong khoảng một vài phút. Chỉ khi dây rốn được cắt, nhau thai mới chính thức ngưng hoạt động và trở thành một loại rác thải y tế. Hoàn toàn có thể ăn được nhau thai Có thể bạn cảm thấy rùng mình khi nghe đến câu chuyện về những người ăn nhau thai. Thế nhưng, đó là chuyện có thật và không nó không tàn nhẫn như những gì được thêu dệt. Thực chất, nhau thai dùng để ăn đều là nhau thai sạch đã được loại bỏ ra khỏi cơ thể và nó chứa đủ các chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là hiện thực dành cho những ai đủ "can đảm". .. .không Ngoài ra, giai đoạn khác suốt tháng, thai phát triển tương ứng với phát triển thai nhi Nhau thai quan đặc biệt, xuất thai kỳ mang đặc điểm riêng cá nhân (ảnh minh họa) Nhau thai huyết... sống thai nhi Cứ phút trôi qua, tử cung mẹ lại nhận thêm lượng máu để truyền cho thai nhi Vì thế, nói thai huyết mạch sống thai nhi Ngoài ra, thai đảm nhận nhiệm vụ lọc độc tố tiết cho thai nhi... mạng cho sản phụ sau sinh với trường hợp băng huyết nghiêm trọng Nhau thai “sống” Khi em bé, thai tiếp tục thực chức nuôi dưỡng thai nhi khoảng vài phút Chỉ dây rốn cắt, thai thức ngưng hoạt động