window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} "Những người thường xuyên phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong những ngày nắng nóng nên lưu ý đến sức khỏe của tim", Alan Gertler, bác sĩ chuyên khoa tim, thuộc Trường ĐH Alabama, Brimingham (Mỹ) khuyến cáo. Theo Bác sĩ Gertler, việc cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong ngày nắng nóng, sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng của tim. Đặc biệt trong lúc luyện tập hoặc hoạt động thể chất ở nơi có nhiệt độ cao dẫn đến nhiệt độ bên trong cơ thể gia tăng, kết hợp với độ ẩm cao trong không khí sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề ở tim, vì mồ hôi không thể bài tiết qua da ra ngoài. Bác sĩ Gertler giải thích: “Cơ thể của bạn có nhiệm vụ điều chỉnh và vận chuyển máu tới da để làm mát da khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Kết quả là lượng máu lưu thông tới các cơ bắp vào thời điểm đó bị ít đi và do vậy, làm gia tăng nhịp tim”. Giới chuyên môn cho biết, những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tim bao gồm tình trạng chuột rút, nôn ói, yếu ớt, nhức đầu, hoa mắt, nhầm lẫn, thân nhiệt trên 40 độ C, cảm giác ớn lạnh và da bị ẩm ướt. "Những người thường xuyên phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong những ngày nắng nóng nên lưu ý đến sức khỏe của tim", Alan Gertler, bác sĩ chuyên khoa tim, thuộc Trường ĐH Alabama, Brimingham (Mỹ) khuyến cáo (Ảnh minh họa) Trong trường hợp mắc phải các triệu chứng trên trong lúc ở ngoài trời, bạn hãy dừng ngay việc đang làm và tránh nơi có nhiệt độ cao. Đồng thời, bạn cần uống nhiều nước, cởi bỏ bớt quần áo trên người và làm ướt cơ thể bằng nước mát. Nếu vấn đề không được cải thiện sau 30 phút đồng thời kèm theo triệu chứng như say nắng, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt độ cao có thể ngăn ngừa. Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia nhằm giúp bạn tránh bị các vấn đề về tim trong lúc tham gia các hoạt động yêu thích ngoài trời vào ngày nắng nóng: - Uống nước: Bạn hãy uống một ly nước lớn (khoảng 300ml) 30 phút trước khi thực hiện các hoạt động thể chất. Sau đó, cần uống thêm một ly nước sau mỗi 30 phút, đồng thời bạn nên uống loại thức uống dành cho các vận động viên thể thao nếu tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời kéo dài lâu hơn 1 giờ. - Chú ý thời gian luyện tập: Bạn nên luyện tập hoặc hoạt động thể chất vào thời điểm lúc sáng sớm hoặc buổi chiều tối, khi nhiệt độ trong không khí đã dịu hơn. - Mặc quần áo thoáng mát: Bạn nên chọn những loại áo bằng vải cotton, màu nhạt và rộng rãi, nên mặc quần rộng, ngắn như short, giúp cơ thể thoáng mát. Bạn cũng cần nhớ mang nón rộng vành để che nắng mỗi khi ra ngoài lúc trời nắng. Bác sĩ Gertler khuyến cáo: “Cần theo dõi nhịp tim của bạn trong lúc luyện tập và duy trì mức độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang mắc phải các vấn đề về tim, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi luyện tập thể chất ở những nơi có nhiệt độ cao trong ngày nắng nóng”.
"Những người thường xuyên phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong những ngày nắng nóng nên lưu ý đến sức khỏe của tim", Alan Gertler, bác sĩ chuyên khoa tim, thuộc Trường ĐH Alabama, Brimingham (Mỹ) khuyến cáo. Theo Bác sĩ Gertler, việc cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong ngày nắng nóng, sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng của tim. Đặc biệt trong lúc luyện tập hoặc hoạt động thể chất ở nơi có nhiệt độ cao dẫn đến nhiệt độ bên trong cơ thể gia tăng, kết hợp với độ ẩm cao trong không khí sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề ở tim, vì mồ hôi không thể bài tiết qua da ra ngoài. Bác sĩ Gertler giải thích: “Cơ thể của bạn có nhiệm vụ điều chỉnh và vận chuyển máu tới da để làm mát da khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Kết quả là lượng máu lưu thông tới các cơ bắp vào thời điểm đó bị ít đi và do vậy, làm gia tăng nhịp tim”. Giới chuyên môn cho biết, những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tim bao gồm tình trạng chuột rút, nôn ói, yếu ớt, nhức đầu, hoa mắt, nhầm lẫn, thân nhiệt trên 40 độ C, cảm giác ớn lạnh và da bị ẩm ướt. "Những người thường xuyên phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong những ngày nắng nóng nên lưu ý đến sức khỏe của tim", Alan Gertler, bác sĩ chuyên khoa tim, thuộc Trường ĐH Alabama, Brimingham (Mỹ) khuyến cáo (Ảnh minh họa) Trong trường hợp mắc phải các triệu chứng trên trong lúc ở ngoài trời, bạn hãy dừng ngay việc đang làm và tránh nơi có nhiệt độ cao. Đồng thời, bạn cần uống nhiều nước, cởi bỏ bớt quần áo trên người và làm ướt cơ thể bằng nước mát. Nếu vấn đề không được cải thiện sau 30 phút đồng thời kèm theo triệu chứng như say nắng, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt độ cao có thể ngăn ngừa. Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia nhằm giúp bạn tránh bị các vấn đề về tim trong lúc tham gia các hoạt động yêu thích ngoài trời vào ngày nắng nóng: - Uống nước: Bạn hãy uống một ly nước lớn (khoảng 300ml) 30 phút trước khi thực hiện các hoạt động thể chất. Sau đó, cần uống thêm một ly nước sau mỗi 30 phút, đồng thời bạn nên uống loại thức uống dành cho các vận động viên thể thao nếu tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời kéo dài lâu hơn 1 giờ. - Chú ý thời gian luyện tập: Bạn nên luyện tập hoặc hoạt động thể chất vào thời điểm lúc sáng sớm hoặc buổi chiều tối, khi nhiệt độ trong không khí đã dịu hơn. - Mặc quần áo thoáng mát: Bạn nên chọn những loại áo bằng vải cotton, màu nhạt và rộng rãi, nên mặc quần rộng, ngắn như short, giúp cơ thể thoáng mát. Bạn cũng cần nhớ mang nón rộng vành để che nắng mỗi khi ra ngoài lúc trời nắng. Bác sĩ Gertler khuyến cáo: “Cần theo dõi nhịp tim của bạn trong lúc luyện tập và duy trì mức độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang mắc phải các vấn đề về tim, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi luyện tập thể chất ở những nơi có nhiệt độ cao trong ngày nắng nóng”. ... vành để che nắng lúc trời nắng Bác sĩ Gertler khuyến cáo: “Cần theo dõi nhịp tim bạn lúc luyện tập trì mức độ luyện tập theo định bác sĩ Đặc biệt, trường hợp bạn mắc phải vấn đề tim, trao đổi... bạn mắc phải vấn đề tim, trao đổi với bác sĩ trước luyện tập thể chất nơi có nhiệt độ cao ngày nắng nóng