window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Đôi môi hồng hào, nhuận sắc không chỉ phản ánh vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ mà còn biểu hiện tình trạng sức khỏe của bạn. Nhưng đôi lúc bạn cũng không tránh khỏi những sự cố bất thình lình về sức khỏe mà môi dự báo trước. Thông thường, đôi môi nhợt nhạt, trắng bệch là dấu hiệu của cơ thể bị thiếu máu; môi tím ngắt là dấu hiệu của người mắc bệnh tim hay bệnh sốt rét; môi khô nứt nẻ chứng tỏ cơ thể bạn bị thiếu một số vitamin và chất khoáng hoặc thiếu nước. Da môi rất ít sắc tố melanin, không có tuyến nhờn nên mùa hè môi dễ bị khô, mùa đông dễ bị nứt nẻ. Bình thường, môi và làn da quanh môi thường có cơ chế tự bảo vệ để chống lại những yếu tố môi trường bên ngoài xâm nhập. Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng, khả năng đề kháng của cơ thể và khả năng "tự vệ" đôi môi ở mỗi người không giống nhau nên biểu hiện trạng thái đôi môi của mỗi người cũng khác nhau. Nhưng tựu trung lại, đôi môi thường mắc phải một số "bệnh" như sau: Khô và nứt nẻ: Thường xảy ra vào những ngày mùa đông khi thời tiết khô lạnh. Những người có thói quen liếm môi cũng làm cho môi bị khô, nứt nẻ, nhất là vào mùa hanh, rét. Mặt khác, làn môi bị khô nứt có thể do cơ thể thiếu nước hoặc do ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào. Chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin B cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của làn môi. Bệnh lở mép thường gặp nhiều ở những người trẻ có làn da nhạy cảm. (Ảnh minh họa) Lở mép: Lở mép thường gặp ở một số người. Khi lở mép thường bị đau rát, ăn uống khá khó khăn, khi môi cử động mạnh, có thể bị chảy máu. Bệnh lở mép thường gặp nhiều ở những người trẻ có làn da nhạy cảm. Với những người lớn tuổi, các cơ quanh miệng thường chảy sệ và nhão, tạo thành nếp gấp ở góc miệng, cũng có thể gây lở mép. Viêm môi dị ứng: Thường xảy ra khi môi tiếp xúc với các chất tạo dị ứng cho môi. Các chất này có thể là kem đánh răng, xà phòng, nước súc miệng, thậm chí là son môi... Tình trạng dị ứng sẽ chấm dứt một vài ngày sau khi bạn ngừng sử dụng các chất gây dị ứng. Viêm môi do kích thích: Thường xảy ra ở những người (do thói quen hoặc do bệnh lý) hay liếm môi hoặc cắn môi. Nếu bạn mắc phải một chứng bệnh nào đó dẫn đến viêm môi do kích thích thì cần điều trị khỏi bệnh nhưng nếu chỉ vì thói thì quen, cần nhanh chóng loại bỏ thói quen này. Lưu ý, đôi môi tươi tắn không chỉ là biểu tượng của sắc đẹp mà còn là biểu hiện của sức khỏe, tuổi tác. Những thiếu nữ đang độ dậy thì, khí huyết dồi dào thường có đôi môi hồng hào. Với những người tuổi tác đã cao, độ tươi thắm của đôi môi cũng dần nhạt đi. Để đôi môi luôn tươi thắm và mềm mại, ngoài chế độ ăn uống và bảo vệ môi khi thời tiết nắng, gió... bạn nên dùng kem dưỡng môi có độ ẩm cao trong những ngày thời tiết hanh khô.
Đôi môi hồng hào, nhuận sắc không chỉ phản ánh vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ mà còn biểu hiện tình trạng sức khỏe của bạn. Nhưng đôi lúc bạn cũng không tránh khỏi những sự cố bất thình lình về sức khỏe mà môi dự báo trước. Thông thường, đôi môi nhợt nhạt, trắng bệch là dấu hiệu của cơ thể bị thiếu máu; môi tím ngắt là dấu hiệu của người mắc bệnh tim hay bệnh sốt rét; môi khô nứt nẻ chứng tỏ cơ thể bạn bị thiếu một số vitamin và chất khoáng hoặc thiếu nước. Da môi rất ít sắc tố melanin, không có tuyến nhờn nên mùa hè môi dễ bị khô, mùa đông dễ bị nứt nẻ. Bình thường, môi và làn da quanh môi thường có cơ chế tự bảo vệ để chống lại những yếu tố môi trường bên ngoài xâm nhập. Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng, khả năng đề kháng của cơ thể và khả năng "tự vệ" đôi môi ở mỗi người không giống nhau nên biểu hiện trạng thái đôi môi của mỗi người cũng khác nhau. Nhưng tựu trung lại, đôi môi thường mắc phải một số "bệnh" như sau: Khô và nứt nẻ: Thường xảy ra vào những ngày mùa đông khi thời tiết khô lạnh. Những người có thói quen liếm môi cũng làm cho môi bị khô, nứt nẻ, nhất là vào mùa hanh, rét. Mặt khác, làn môi bị khô nứt có thể do cơ thể thiếu nước hoặc do ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào. Chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin B cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của làn môi. Bệnh lở mép thường gặp nhiều ở những người trẻ có làn da nhạy cảm. (Ảnh minh họa) Lở mép: Lở mép thường gặp ở một số người. Khi lở mép thường bị đau rát, ăn uống khá khó khăn, khi môi cử động mạnh, có thể bị chảy máu. Bệnh lở mép thường gặp nhiều ở những người trẻ có làn da nhạy cảm. Với những người lớn tuổi, các cơ quanh miệng thường chảy sệ và nhão, tạo thành nếp gấp ở góc miệng, cũng có thể gây lở mép. Viêm môi dị ứng: Thường xảy ra khi môi tiếp xúc với các chất tạo dị ứng cho môi. Các chất này có thể là kem đánh răng, xà phòng, nước súc miệng, thậm chí là son môi... Tình trạng dị ứng sẽ chấm dứt một vài ngày sau khi bạn ngừng sử dụng các chất gây dị ứng. Viêm môi do kích thích: Thường xảy ra ở những người (do thói quen hoặc do bệnh lý) hay liếm môi hoặc cắn môi. Nếu bạn mắc phải một chứng bệnh nào đó dẫn đến viêm môi do kích thích thì cần điều trị khỏi bệnh nhưng nếu chỉ vì thói thì quen, cần nhanh chóng loại bỏ thói quen này. Lưu ý, đôi môi tươi tắn không chỉ là biểu tượng của sắc đẹp mà còn là biểu hiện của sức khỏe, tuổi tác. Những thiếu nữ đang độ dậy thì, khí huyết dồi dào thường có đôi môi hồng hào. Với những người tuổi tác đã cao, độ tươi thắm của đôi môi cũng dần nhạt đi. Để đôi môi luôn tươi thắm và mềm mại, ngoài chế độ ăn uống và bảo vệ môi khi thời tiết nắng, gió... bạn nên dùng kem dưỡng môi có độ ẩm cao trong những ngày thời tiết hanh khô.