window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Không đúng thời điểm Đánh răng phải luôn là việc cuối cùng trong ngày vì đánh rồi mà vẫn... ăn thì sẽ phản tác dụng khi thức ăn bám vào kẽ răng dẫn tới sâu răng. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, 2 phút/lần và hãy dành 30 giây cho mỗi góc tư của hàm răng. Dùng bàn chải không phù hợp Hãy dùng loại có lông mềm, có thể trượt giữa các khe và dưới nướu để đẩy thức ăn bám trên đó ra. Dùng loại có lông cứng và đánh mạnh tay có thể làm thụt phần nướu xuống và làm cho chân răng trồi lên. Vì phần chân răng không được phủ một lớp men răng tốt như các phần khác nên rất dễ bị “lủng lỗ” khi ta đánh răng. Không súc miệng Nuốt hay phun kem đánh răng đều không giúp loại bỏ được các chất có hại bám trong răng. Hãy dùng một loại nước súc miệng không có chất cồn (alcohol) nhưng có chứa nước ôxy già (hydrogen peroxide) để súc lại miệng sau khi đánh răng. Nếu không có thì có thể dùng nước sạch để thay thế. Đánh sai kỹ thuật Một vài lượt chải thẳng sẽ không thể giúp làm sạch răng. Hãy giữ bàn chải sao cho phần lông nằm ở góc nghiêng 300 – 450 khi tiếp xúc với nướu. Hãy xoay cổ tay theo vòng tròn để lấy các mảng thức ăn thừa ra. Khi đánh phần sau của răng cửa, hãy giữ bàn chải thẳng đứng để nó tiếp xúc tốt nhất với răng. Đặc biệt chú ý đến những chiếc răng nằm sâu bên trong vì đó là nơi có nhiều mảng thức ăn thừa nhất. Không thay bàn chải ADA khuyên chúng ta nên thay bàn chải cứ mỗi 3 hoặc 4 tháng một lần. Theo một nghiên cứu ở Anh, mỗi bàn chải trung bình chứa hơn 10 triệu vi khuẩn. Lông bàn chải bị mòn sẽ không giúp lấy được các mảng thức ăn thừa. Nếu bạn bị bệnh, hãy thay bàn chải ngay vì những vi khuẩn và virus gây bệnh còn sót lại trên bàn chải có thể khiến bạn bị bệnh lại. Không chú ý đến những bộ phận răng miệng khác Lưỡi cũng có thể là nơi chứa nhiều vi trùng có hại vì thức ăn có thể dễ dàng bám lại trên những chiếc gai trên bề mặt lưỡi. Vì thế cần phải vệ sinh lưỡi hàng ngày.
Không đúng thời điểm Đánh răng phải luôn là việc cuối cùng trong ngày vì đánh rồi mà vẫn... ăn thì sẽ phản tác dụng khi thức ăn bám vào kẽ răng dẫn tới sâu răng. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, 2 phút/lần và hãy dành 30 giây cho mỗi góc tư của hàm răng. Dùng bàn chải không phù hợp Hãy dùng loại có lông mềm, có thể trượt giữa các khe và dưới nướu để đẩy thức ăn bám trên đó ra. Dùng loại có lông cứng và đánh mạnh tay có thể làm thụt phần nướu xuống và làm cho chân răng trồi lên. Vì phần chân răng không được phủ một lớp men răng tốt như các phần khác nên rất dễ bị “lủng lỗ” khi ta đánh răng. Không súc miệng Nuốt hay phun kem đánh răng đều không giúp loại bỏ được các chất có hại bám trong răng. Hãy dùng một loại nước súc miệng không có chất cồn (alcohol) nhưng có chứa nước ôxy già (hydrogen peroxide) để súc lại miệng sau khi đánh răng. Nếu không có thì có thể dùng nước sạch để thay thế. Đánh sai kỹ thuật Một vài lượt chải thẳng sẽ không thể giúp làm sạch răng. Hãy giữ bàn chải sao cho phần lông nằm ở góc nghiêng 300 – 450 khi tiếp xúc với nướu. Hãy xoay cổ tay theo vòng tròn để lấy các mảng thức ăn thừa ra. Khi đánh phần sau của răng cửa, hãy giữ bàn chải thẳng đứng để nó tiếp xúc tốt nhất với răng. Đặc biệt chú ý đến những chiếc răng nằm sâu bên trong vì đó là nơi có nhiều mảng thức ăn thừa nhất. Không thay bàn chải ADA khuyên chúng ta nên thay bàn chải cứ mỗi 3 hoặc 4 tháng một lần. Theo một nghiên cứu ở Anh, mỗi bàn chải trung bình chứa hơn 10 triệu vi khuẩn. Lông bàn chải bị mòn sẽ không giúp lấy được các mảng thức ăn thừa. Nếu bạn bị bệnh, hãy thay bàn chải ngay vì những vi khuẩn và virus gây bệnh còn sót lại trên bàn chải có thể khiến bạn bị bệnh lại. Không chú ý đến những bộ phận răng miệng khác Lưỡi cũng có thể là nơi chứa nhiều vi trùng có hại vì thức ăn có thể dễ dàng bám lại trên những chiếc gai trên bề mặt lưỡi. Vì thế cần phải vệ sinh lưỡi hàng ngày.