1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Cán cân thanh toán quốc tế

66 642 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cán cân thanh toán quốc tế

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ NỘI DUNG : 1. BOP : Cấu trúc & đặc điểm 2. Thặng dư và thâm hụt BOP 3. Mối quan hệ của BOP & nền kinh tế 4. Các tác nhân ảnh hưởng đến BOP 5. Thuật ngữ 6. Mở rộng 1. Bop : cấu trúc & đặc điểm BOP là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. CẤU TRÚC BOP chi tiết, năm 2008 Tài khoản vãng lai 1. Xuất khẩu 2. Nhập khẩu •. Cán cân thương mại (TB) 1. Chuyển giao thu nhập 2. Chuyển giao vãng lai đơn phương •. Cán cân vãng lai CAB Tài khoản vốn và Tài chính 1. Tài khoản vốn ( Chuyển vốn đơn phương) 2. Đầu tư trực tiếp 3. Đầu tư danh mục 4. Đầu tư khác •. Cán cân Vốn và tài chính(KAB) Sai số thống kê •. Cán cân tổng thể(=CAB+KAB) Cán cân dự trữ chính thức (ORB) Malaysia Việt Nam 160736 -123927 36809 -6738 -4529 25542 39826 -42602 -2776 -1503 3980 -299 19 3496 -15403 -11888 2315 1313 -300 3328 -6777 6877 1293 4322 -6877 -4322 1.1Kết cấu BOP  Kết cấu theo chiều dọc, BOP gồm 4 cột chính:  Cột”Nội dung giao dịch”.  Cột”Doanh số thu”hay cột”Thu”.  Cột”Doanh số chi” hay cột”Chi”.  Cột”Cán cân ròng”.  Khoản thu được ghi vào cột “Thu” và có dấu(+)  Khoản chi được ghi vào cột “Chi” và có dấu (-)  Tổng doanh số thu luôn bằng tổng doanh số chi,BOP luôn tự động cân bằng.  Chênh lệch giữa “doanh số thu” và “doanh số chi” của từng cán cân bộ phận tạo ra cán cân ròng của cán cân này. 1.1Kết cấu BOP Kết cấu theo chiều ngang:  Tất cả các giao dịch của nền kinh tế (không kể NHTW) được phản ánh tại cán cân tổng thể(Overall Balance-OB).Tất cả các hoạt động can thiệp của NHTW được phản ánh tại cán cân bù đắp chính thức(Official Financing Balance-OFB).  Cán cân tổng thể (OB) chia thành hai cán cân bộ phận chính: • Cán cân vãng lai (CA). • Cán cân vốn và Tài chính(K). 1.1Kết cấu BOP Các giao dịch làm phát sinh cung cầu ngoại tệ: Các giao dịch làm phát sinh cung ngoại tệ Các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ Xuất khẩu hàng hóa. Nhập khẩu hàng hóa. Xuất khẩu dịch vụ. Nhập khẩu dịch vụ. Thu thu nhập. Chi thu nhập. Thu chuyển giao một chiều Chi chuyển giao một chiều. Nhập khẩu vốn. Xuất khẩu vốn. Giảm dự trữ ngoại hối Tăng dự trữ ngoại hối. Cán cân vãng lai 1.2 Các cán cân bộ phận BOP Cán cân thương mại:ghi chép những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định cũng như mức chênh lệch giữa chúng.Xuất khẩu được ghi có(+), nhập khẩu được ghi nợ (-) Cán cân dịch vụ:bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải,du lịch ,bảo hiểm…Xuất khẩu dịch vụ được ghi vào bên có và có dấu (+),nhập khẩu được ghi vào bên nợ và có dấu (-). Cán cân thu nhập bao gồm: thu nhập của người lao động và thu nhập về đầu tư.Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú được ghi vào bên có (+),các khoản thu nhập trả cho người không cư trú ghi vào bên nợ (-) Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều :bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại , quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng.Các khoản thu ghi bên có(+), các khoản chi ghi bên nợ (-). 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân vốn và tài chính (KA)  Cán cân vốn và tài chính( KA) :phản ánh toàn bộ các chi tiêu giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người phi cư trú về chu chuyển vốn trong các lĩnh vực:  Đầu tư trực tiếp  Đầu tư vào giấy tờ có giá  Vay và trả nợ vay nước ngoài  Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài  Chuyển giao vốn một chiều Theo mục đích phân tích kinh tế thì Cán cân vốn và tài chính được chia thành :  Cán cân vốn dài hạn  Cán cân vốn ngắn hạn  Chuyển giao vốn một chiều 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân vốn và tài chính (KA) Cán cân vốn dài hạn : ghi chép các luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia  Theo tiêu chí chủ thể được chia thành : • Khu vực chính phủ • Khu vực tư nhân  Theo tiêu chí khách thể được chia thành: • Đầu tư trực tiếp. • Đầu tư gián tiếp. • Vốn dài hạn khác. 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân vốn và tài chính (KA) Cán cân vốn ngắn hạn: ghi chép các luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia.Gồm nhiều hạng mục phong phú: • Tín dụng thương mại • Hoạt động tiền gửi • Mua bán công cụ trên thị trường tiền tệ Chuyển giao vốn một chiều: gồm các khoản cho, tặng, viện trợ không hoàn lại và các khoản nợ được xóa. 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân Cơ bản  Cán cân cơ bản: là tổng của cán cân vãng lai và cán cân của vốn dài hạn  Tính chất ổn định của Cán cân cơ bản có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ giá hối đoái. 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân tổng thể (OB)  Nếu công tác thố ng n kê cân đạt mứ xác= tuyệ (nhầm sót bằnn g không): Cá tổc nchígnhthể Cát nđốicân vãlẫnn và g sai lai+Cá cân vốn  Nếu có nhầm lẫn và sai sót: Cán cân tổng thể=Cán cân vãng lai+Cán cân vốn+Nhầm lẫn và sai sót 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân bù đắp chính thức(OFB)  Cán cân bù đắp chính thức gồm các hạng mục  Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia(R).  Tín dụng với IMF và các NHTW (L). •  Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠). OFB=R+L+ ≠  Tổng của Cán cân tổng thể và Cán cân chính thức bằng 0. 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Nhầm lẫn và sai sót (OM) • OB+OFB=0 • OB=-OFB • CA+KA+OM=-OFB • OM=-(CA+K+OFB) Số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn. 1.3 NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP CỦA BOP Nguyên tắc bút toán kép Mỗi giao dịch xảy ra giữa người cư trú và người không cư trú đều được ghi bằng hai bút toán có giá trị tuyệt đối bằng nhau nhưng ngược dấu. Giao dịch kinh tế quốc tế gồm: Giao dịch gốc Giao dịch phái sinh Giao dịch Vãng lai Tài chính Dự trữ Có Nợ Xuất/Nhận Nhập/Chi - Dòng vốn vào - Dòng vốn ra - Tăng tài sản của chủ thể - Giảm tài sản của chủ thể phi cư trú trong nước phi cư trú ở trong nước - Giảm tài sản của người cư - Tăng tài sản của người cư trú ở nước ngoài trú ở nước ngoài Giảm dự trữ Tăng dự trữ Một số quy tắc vận dụng nguyên tắc hạch toán kép + Quy tắc 1 : Mọi khoản thu, phản ánh luồng tiền vào, có dấu (+) đều phải được sử dụng, phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-). + Quy tắc 2 : Mỗi bút toán ghi có (+) đồng thời phải có một (hoặc một số) bút toán ghi nợ (-) tương ứng có giá trị bằng nhau và ngược lại. + Quy tắc 3 : Có 5 giao dịch đặc trưng giữa người cư trú và người không cư trú là : - Trao đổi hàng hoá, dịch vụ này để lấy hàng hoá, dịch vụ khác. - Trao đổi hàng hoá và dịch vụ để lấy tài sản tài chính. - Trao đổi tài sản tài chính này lấy tài sản tài chính khác. - Chuyển giao hàng hoá và dịch vụ một chiều. - Chuyển giao tài sản tài chính một chiều. VÍ DỤ Vd 1. Trao đổi hàng hoá dịch vụ để lấy hàng hoá dịch vụ: Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Mĩ trị giá 150 triệu đô la, nhập khẩu từ Mĩ dây chuyền công nghệ trị giá 150 triệu đô la. BP của Việt Nam BP của Mĩ Tài khoản vãng lai (triệu USD) Tài khoản vãng lai (triệu USD) - Xuất khẩu hàng hoá (cà phê): - Nhập khẩu hàng hoá (cà phê): +150 +150 - Nhập khẩu hàng hoá (dây - Xuất khẩu hàng hoá (dây chuyền công nghệ): -150 chuyền công nghệ): -150 Vd 2 . Trao đổi hàng hoá dịch vụ lấy tài sản tài chính: Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Mĩ trị giá 150 triệu đô la, thanh toán bằng cách ghi Có vào tài khoản tiền gởi của VN tại ngân hàng Mĩ. BP của Việt Nam Tài khoản vãng lai (triệu USD) - Xuất khẩu hàng hoá (cà phê): +150 Tài khoản vốn: - Tăng tài sản Có: -150 (tiền gửi ở nước ngoài  luồng vốn chảy ra) BP của Mĩ Tài khoản vãng lai (triệu USD) - Nhập khẩu hàng hoá (cà phê): -150 Tài khoản vốn: - Tăng tài sản nợ: +150 (tiền gửi vào ngân hàng nước mình  luồng vốn chảy vào) Vd 3. Trao đổi tài sản tài chính này lấy tài sản tài chính khác: Ngân hàng Nhà nước VN mua 150 triệu đôla trái phiếu kho bạc Mĩ, thanh toán bằng cách ghi Nợ trên tài khoản tiền gởi và ghi Có vào tài khoản trái phiếu của ngân hàng Nhà nước tại kho bạc Mĩ. BP của Việt Nam Tài khoản vốn (triệu USD) - Giảm tài sản Có: -150 - Tăng tài sản có: +150 (Nhập khẩu trái phiếu) BP của Mĩ Tài khoản vốn (triệu USD) - Giảm tài sản Nợ: -150 - Tăng tài sản Nợ: +150 (Xuất khẩu trái phiếu) Vd 4. Chuyển giao (hàng hoá) một chiều: Chính phủ Mĩ tặng VN hàng hoá trị giá 150 triệu đô la để giúp đồng bào bị thiên tai bão lụt. BP của Việt Nam Tài khoản vãng lai (triệu USD) - Nhập khẩu hàng hoá: -150 - Thu chuyển giao một chiều: +150 BP của Mĩ Tài khoản vãng lai (triệu USD) - Xuất khẩu hàng hoá: +150 - Chi chuyển giao một chiều: -150 Vd 5. Chuyển giao (tài sản tài chính) một chiều: Chính phủ tặng VN trị giá 150 triệu đô la bằng cách ghi “Có” vào tài khoản của ngân hàng nhà nước VN mở tại Mĩ. BP của Việt Nam Tài khoản vãng lai (triệu USD) - Thu chuyển giao một chiều: +150 Tài khoản vốn - Tăng tài sản Có: -150 BP của Mĩ Tài khoản vãng lai (triệu USD) - Chi chuyển giao một chiều: -150 Tài khoản vốn - Tăng tài sản Nợ: +150 2. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Định nghĩa: Xét từ góc độ hạch toán, cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia luôn luôn được cân bằng vì nó được lập theo nguyên tắc bút toán kép. Tức là trong cán cân thanh toán, tổng các bút toán ghi có đúng bằng tổng các bút toán ghi nợ Tuy nhiên, cán cân thanh toán cân bằng không có nghĩa là tất cả các cán cân thanh toán đều phải trong trạng thái cân bằng Ví dụ: Cán cân vãng lai thâm hụt, cán cân vốn và tài chính thặng dư Thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán là thặng dư hay thâm hụt một hay một nhóm các cán cân bộ phận nhất định trong BP 2. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Phương pháp xác định: Xác định thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận thuộc BP Xác định thặng dư hay thâm hụt của BP theo phương pháp tích lũy 2. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Một số cán cân chính: Cán cân thương mại Cán cân vãng lai Cán cân cơ bản Cán cân tổng thể 2. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP BOP luôn cân bằng: (X-M+SE+IC+TR)+(KL+K­S)+( R+L+#)=0 Trong đó: X- giá trị xuất khẩu M- giá trị nhập khẩu SE- giá trị dịch vụ ròng IC- giá trị thu nhập ròng TR- giá trị chuyển giao vãng lai ròng KL- luồng vốn ròng dài hạn KS- luồng vốn ròng ngắn hạn R- thay đổi dự trữ 2. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Cán cân vãng lai Cán cân vãng lai( CA) của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữ người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước Cán cân vãng lai được biểu diễn CA=(X­M+ SE+IC+TR)= ­ (KL+K­S+ R) ­ Cán cân vãng lai thặng dư khi: (X­M+ SE+IC+TR)>0 ­ Cán cân vãng lai thâm hụt khi: (X­M+ SE+IC+TR)0, KL quốc qia chịu rủi ro thanh khoản • Nếu: KS0 => cần xem xét chiến lược nợ nước ngoài của quốc gia Trong ngắn hạn(KL=0): • Nếu: KS>0, R lãi suất cao, tiền nóng chạy vào làm tăng dự trữ • Nếu: KS0 => dấu hiệu khủng hoảng ngoại hối, chịu sức ép phá giá nội tệ Nếu CA=0, =>không chịu rủi ro thanh khoản • Nếu BB < 0, =>chịu rủi ro thanh khoản Nếu CA>0, quốc gia là chủ nợ. Cần xem xét: • Nếu BB>=0, =>không chịu rủi ro thanh khoản • Nếu BB < 0, =>chịu rủi ro thanh khoản 2. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Cán cân tổng thể Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của NHTW trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế OB= ( X – M + SE+IC+TR + KL+KS) -Nếu thặng dư (+), nó cho biết số tiền có sẵn của một quốc gia có thể sử dụng để tăng mua vào dự trữ ngoại hối - Nếu thâm hụt (-), nó cho biết số tiền mà quốc gia phải hoàn trả bằng cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối là như thế nào 2. THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Khi nói đến cán cân thanh toán là thặng dư hay thâm hụt thì người ta muốn nói đến thặng dư hay thâm hụt của cán cân nào? Thương mại, vãng lai, cơ bản hay tổng thể? Trong thực tế, khi nói đến thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán mà không nói rõ là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể, chính vì vậy cán cân tổng thể (Overall Balance) còn được gọi là cán cân thanh toán chính thức của mỗi quốc gia (Official Settlements Balance) 3. Mối quan hệ của bop & nền kinh tế 3.1 NỀN KINH TẾ ĐÓNG: • Nền kinh tế đóng : Trong biểu thức của nền kinh tế đóng không có xuất khẩu, nhập khẩu và các dòng di chuyển vốn. 3.1 Nền kinh tế đóng * Biểu thức cơ bản của nền kinh tế đóng: • Y= C + I + G Hay • C+I+G=A • C0 : tiêu dùng tự định • MPC : khuynh hướng tiêu dùng biên ( 0< MPC MPC + MPS = 1 3.2 Nền kinh tế mở: 3.2.1 Biểu thức của nền kinh tế mở: • Nền kinh tế mở là nền kinh tế có các giao dịch với các nền kinh tế khác. Khác với nền kinh tế đóng, kinh tế mở có các yếu tố xuất khẩu, nhập khẩu và các dòng di chuyển vốn. Biểu thức nền kinh tế mở: Y = C + I + G + X – M • X :xuất khẩu M : nhập khẩu Trong đó : 3.2 Nền kinh tế mở: 3.2.2 Biểu thức nền kinh tế khi xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 70 => 85% cán cân vãng lai • Biểu thức của nền kinh tế (X – M xắp xỉ bằng CAB ) • Y = C + I + G + CAB Hay • • Trong đó : A=C + I + G X – M = CAB CAB : cán cân vãng lai Y – A = X – M = CAB 3.2 Nền kinh tế mở 3.2.2 Biểu thức nền kinh tế khi khi xuật, nhập khẩu chiến khoảng 70 => 85% cán cân vãng lai: • Hiện tại người ta quan tâm tới người tới tiêu dùng, đầu từ và chi tiêu của chính phủ. Còn tương lai, người ta quan tâm tới tiết kiệm và đầu tư ( chỉ có tiết kiệm và đầu tư thì mới đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia trong tương lai.) Trong cán cân thanh toán quốc tế: • • OAB + KAB = -ORB Tài khoản vốn KAB = I – S • Trong đó, thu nhập quốc dân bằng chi tiêu ( C), tiết kiệm ( S) và thuế mà chính phủ thu được. 3.2 Nền kinh tế mở 3.2.2 Biểu thức nền kinh tế khi xuất khẩu, nhập khẩu chiến khoảng 70 => 85% cán cân vãng lai: • Y=C+S+T Sắp xếp lại biểu thức: • CAB = (S – I ) + ( T – G) Tài khoản vãng lai : • Tài khoản vãng lai phản ánh quyết định về tiết kiệm, đầu tư cũng như năng lực cạnh tanh ( tỷ giá và lạm phát ); hay cũng là các rào cản thương mại. Ở đây nền kinh tế được phân thành hai khu vực đó là khu vực chi tiêu tư nhân và khu vực chi tiêu chính phủ. 3.2 Nền kinh tế mở 3.2.3 Khi không có chính phủ: • ORB = 0 hay cán cân dự trữ chính thức bằng không, khi đó nền kinh tế sẽ tự động điều chỉnh ( tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài chính sẽ tự động điều chỉnh theo cung cầu và thị hiếu của thị trường.) Biểu thức : CAB + KAB = 0  CAB = - KAB • Trường hợp này tương tự khi nền kinh tế đóng: phải có tiết kiệm thì mới có vốn để đầu tư hay không có đòn bẩy tài chính. • Y – A = X – M = CAB = - KAB = S - I 3.2 Nền kinh tế mở: 3.2.4 Khi có chính phủ: • ORB ≠ 0 =>> CAB + KAB = - ORB  Y- A = - KAB – ORB  Y – A = S – I – ORB • Chính phủ xuất hiện để tăng dự trữ =>tạo điều kiện xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài => quốc gia có thể sử dụng đồng vốn bên ngoài để phục vụ cho sự phát triển kinh tế . Chính phủ có thể sự dụng cán cân dự trữ chính thức ( ORB) để tác động đến nền kinh tế. Tác động của chính phủ: • Khi các cân tổng thể ( OB ) thặng dư thì cán cân bù đắp chính thức ( ORB) sẽ âm vì ngân hàng trung ương tiến hành mua ngoại tệ vào, nghĩa là tăng cầu ngoại tệ đối với nền kinh tế làm cho dữ trữ ngoại hối tăng. • Khi cán cân tổng thể ( OB ) thâm hụt, thì cán cân bù đắp chính thức (ORB) là dương. điều này là do ngân hàng trưng ương tiến hành bán ngoại tệ ra, nghĩa là tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế, nên ORB phải âm đồng thời làm cho dữ trữ ngoại hối giảm. 4. Các tác nhân ảnh hưởng đến BOP 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: • Tỷ giá hối đoái • Lạm phát • Các rào cản thương mại • Tăng trưởng kinh tế 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: • Tỷ giá hối đoái : Tỷ giá sẽ tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu. • Trong điều kiện hệ số co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tương đối cao thì khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu => cải thiện cán cân vãng lai. • Trong quá khứ, nhiều nền kinh tế sử dụng biện pháp phá giá nội tệ để cải thiện cán cân vãng lai. Ngày nay, các nền nền kinh thực hiện chính sách duy trì đồng tiền tệ yếu để tạo lợi thế cạnh tranh về giá và cải thiện cán cân vãng lai. 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: Tỷ giá hối đoái: • Cơ sở lý thuyết điều kiện Marshall Lerner cũng như bằng chứng thực nghiệm hiệu ứng tuyến J chỉ ra rằng phá giá không phải lúc nào cũng dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai. Phá giá nội tệ sẽ có ảnh hưởng tich cực đến cán cân vãng lai nếu như tổng giá trị hệ số co giãn ( hệ số co giãn cầu nhập khẩu + hệ số co giãn cầu xuất khẩu) lớn hơn 1. Phá giá tạo ra hai hiệu ứng : • Đó là hiệu ứng giá và hiệu ứng lượng. Hiệu ứng giá là nhân tố làm cho cán cân vãng lai xấu đi, còn hiệu ứng lượng là nhân tố góp phần cải thiện cán cân vãng lai  tình trạng cán cân vãng lai sau khi phá giá phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: Tỷ giá hối đoái: • Thực nghiệm chỉ ra rằng : Phá giá thường không tránh được hiệu ứng tuyến J, cán cân vãng lai thường xấu đi sau khi phá giá và sau đó mới dần dần được cải thiện theo thời gian. Nguyên nhân của hiệu ứng tuyến J: • 4 nguyên nhân chính: 1. a) Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm. 2. b) Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm ( nhiều giao dịch thương mại quốc tế đã được ký trước và không thể được điều chỉnh ngay lập tức vì các nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải cam kết thực hiện hợp đồng trước đó. ) 3. c) Cạnh tranh không hoàn hảo ( khi một quốc gia phá giá đồng tiền, hàng hóa ở quốc gia đó sẽ hấp dẫn đối với khách hàng nước ngoài. Do vậy, nhiều công ty nước ngoài thực hiện giảm giá bán để cạnh tranh.) 4. d) Thương mại trong nội bộ một công ty : nhà xuất khẩu, nhập khẩu thuộc sở hữu của cùng một công ty và có mối quan hệ kinh tế đặc biệt. 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: Tỷ giá hối đoái: Biểu đồ hiệu ứng tuyến J: 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: Lạm phát: • Nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó được dự kiến giảm đi, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nguyên nhân: • Người tiêu dùng có thể mua thêm hàng hóa ở nước ngoài, trong khi xuất khẩu ở quốc gia này sang các quốc gia khác sẽ giảm. Khi lạm phát cao, đồng tiền quốc gia đó sẽ mất giá => người ta sẽ không muốn nắm giữ đồng tiền đó nữa và chuyến sang đồng ngoại tệ mạnh hơn để đảm bảo về mặt giá trị. 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: Các rào cản thương mại: • Chính phủ của một quốc gia có thể có một ảnh hưởng lớn lên cán cân thương mại thông qua các chính sách trợ cấp cho các nhà xuất khẩu, hạn chế việc nhập khẩu, hoặc thiếu cưỡng chế lên việc vi phạm bản quyền. Biểu hiện cụ thể : a) Trợ cấp cho các nhà xuất khẩu : một số chính phủ cung cấp trợ cấp cho các công ty trong nước của họ để những công ty này có thể sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp hơn so với các đối thủ canh tranh trên toàn cầu. Có các khoản trợ cấp thì rõ ràng, một số khác thì không. 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: Các rào cản thương mại: b) Các hạn chế đối với nhập khẩu : chính phủ của một số quốc gia có thể ngăn chặn hoặc cản trở việc nhập khẩu từ các quốc gia khác. Bằng cách áp đặt các hạn chế đó, chính phủ phá vỡ dòng chảy thương mại. Hai hạn chế tiêu biểu mà chính phủ sử dụng hiện nay là thuế quan và hạn ngạch. c) Quốc gia có thể ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại như thiếu các hạn chế vi phạm bản quyền. 4.1 Các tác nhân ảnh hưởng cán cân vãng lai: Tăng trưởng kinh tế: • Nếu một quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh hơn một quốc gia khác thì : tài khoản vãng lai của quốc gia đó dự kiến giảm đi, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nguyên nhân : • Khi thu nhập thực tăng lên, thì mức độ tiêu dùng hàng hóa cũng tăng lên. Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ như vậy sẽ có nhiều khả năng phản ánh nhu cầu hàng hóa nước ngoài tăng lên. • Khi nền kinh tế phát triển, các nhà sản xuất hàng hóa có thể sản xuất ra rất nhiều sản phẩm và họ xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài ( bán chịu cho khách hàng của họ ) vì các nhà sản xuất cần phải bán được hàng hóa  quốc gia trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân thương mại. 4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN VỐN 1. Các biện pháp kiểm soát vốn - Khi mậu dịch tiến triển, chính phủ các nước có thẩm quyền đối với dòng tiền lưu chuyển vào nước đó. Chẳng hạn như chính phủ một nước có thể ấn định một loại thuế đặc biệt đánh trên thu nhập tích luỹ của các nhà đầu tư nội địa đã đầu tư ở các thị trường nước ngoài. Một loại thuế như vậy có thể ngăn chặn dân chúng chuyển vốn ra các thị trường nước ngoài, và nhờ đó có thể làm tăng tài khoản vốn của một nước. Nhưng vấp phải sự trả đũa của nước khác bàng một loại thuế tương tự cho dân chúng nước đó. - Một số quốc gia thường áp dụng các biện pháp kiểm soát hạn chế nội tệ lưu chuyển ra nước ngoài. Việc áp dụng các biện pháp này nhằm đối phó với một sự yếu kém về cấu trúc trong vị thế cán cân thanh toán của quốc gia. 2. Tỷ giá hối đoái (các kì vọng về thay đổi tỉ giá): Nếu đồng nội tệ của một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. Cán cân tài khoản vốn của một nước có thể tăng nếu đồng tiền của nước đó được dự kiến mạnh. Ngược lại cán cân tài khoản vốn của một nước dự kiến sẽ giảm nếu đồng nội tệ của nước đó dự kiến suy yếu khi các yếu tố khác không đổi. => Các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào chứng khoán nước ngoài nếu mức sinh lời cao. Mức sinh lời của chứng khoán phụ thuộc vào mức sinh lời danh nghĩa của chứng khoán và mức thay đổi tỉ giá. 3. Lãi suất Tiền có khuynh hướng chảy vào các quốc gia có lãi suất cao, nếu đồng nội tệ được kì vọng không yếu đi. Lãi suất của một quốc gia tăng sẽ làm cho các tài sản tài chính của quốc gia đó hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài => cán cân vốn có thể được cải thiện trong ngắn hạn. 4. Thuế Các nhà đầu tư thường thích đầu tư vào một quốc gia nơi mà các loại thuế đánh trên tiền lãi hoặc thu nhập cổ tức từ các cuộc đầu tư là tương đối thấp. Do đó, việc áp dụng các loại thuế đánh trên tiền lãi hoặc đánh trên các khoản thu nhập đầu tư (cổ tức và lãi cho vay) sẽ làm cho các chứng khoán không còn hấp dẫn nữa đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các cân vốn có thể bị xấu đi. 5. Tự do hoá tài chính Khi chính phủ một nước thực hiện việc tự do hoá tài chính, và đặc biệt là tiến tới tự do hoá hoàn toàn dòng vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng dòng vốn mạnh mẽ vào quốc gia đó, làm gia tăng tài khoản vốn. Ngược lại khi chính phủ thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn sẽ làm hạn chế dòng vốn quốc tế vào quốc gia làm giảm tài khoản vốn. 5. Thuật ngữ • 1. Hạn ngạch : hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. • 2. Thuế quan : Thuế xuất nhập khẩu hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. • 3. Lạm phát : là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. • 4. Thương mại : là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, … v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. 5. Thuật ngữ 5. Tài sản thực: Được hình thành từ quá trình sản xuất, giá trị của nó là sự kết tinh giá trị sức lao động, phản ánh giá trị đó thông qua giá cả thực của nó. Hàng hoá và dịch vụ là những dạng tài sản thực phổ biến nhất. 6. Tài sản tài chính: Bao gồm tất cả các tài sản không phải là tài sản thực: tiền, trái phiếu, cổ phiếu,…Tài sản tài chính là sự thoát li giá trị thực sự khỏi giá trị lao động kết tinh trong nó, hay nói cách khác, giá trị của các tài sản tài chính do quy ước mà có. 7. Tỷ giá hối đoái:là tỷ giá mà tại đó đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. 8. IMF(International Monetary Fund):quỹ tiền tệ quốc tế. 6. Mở rộng Nguồn : http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&CategoryID=7&News=6607 6. Mở rộng Luật chơi của hội nhập quốc tế • Là đối xử bình đẳng về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nguyên tắc tối huệ quốc tức loại bỏ các rào cản bảo hộ mậu dịch bằng công cụ hành chính (phí thuế quan) trong thương mại (như cấm nhập khẩu hay xuất khẩu), không còn tình trạng đánh thuế nhập khẩu cao để bảo hộ hàng trong nước hay quy định tỷ lệ xuất khẩu đối với đầu tư nước ngoài v.v. Để tự bảo vệ, các nước có thể sử dụng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Trade Bariers, TTB). Cơ hội • Quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ chuyên sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả nhất, và nhờ trao đổi những hàng hóa và dịch vụ này để có được những hàng hóa và dịch vụ mà các quốc gia khác sản xuất với chất lượng cao hơn nhưng có giá thấp hơn. • Cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo, tìm ra các quy trình sản xuất và công nghệ mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và mở rộng hiểu biết. 6. Mở rộng Thách thức với Việt Nam • A) Về dài hạn, Việt Nam vẫn có nguy cơ rơi vào “bẫy chi phí lao động thấp/bẫy tự do hóa thương mại” do lợi thế tĩnh sẽ cạn dần trong khi lợi thế cạnh tranh động nhờ quy mô, cạnh tranh và cải thiện công nghệ không được tạo dựng. • B) Áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng đối với doanh nghiệp Việt Nam nếu doanh nghiệp không dần vươn lên nhờ tạo dựng lợi thế cạnh tranh động thông qua tiếp nhận/học hỏi công nghệ, kỹ năng quản lý và tận dụng lợi thế nhờ quy mô, liên kết, chất lượng sản phẩm. • C) Điển hình là công nghiệp điện tử: sản phẩm điện tử nguyên chiếc có thuế nhập khẩu từ 0-5% trong khi linh kiện điện tử nhập khẩu để lắp ráp có thuế suất 18-30%. Không chỉ doanh nghiệp trong nước bị chết mà doanh nghiệp lắp ráp máy thu hình cũng chuyển sang thành công ty nhập khẩu bán máy nhập khẩu từ Trung Quốc. • D) Công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng chung số phận. Hiện nay tỷ lệ nội địa hóa vẫn dưới 10%. 6. MỞ RỘNG VIỆT NAM VÀ NGUY CƠ DÍNH BẪY TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI Bẫy tự do hoá thương mại a/ Khái niệm: Bẫy tự do hoá thương mại là khái niệm để chỉ ra nguy cơ sau khi mở cửa thị trường, tự do hoá mậu dịch, những nước đi sau sẽ không còn cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. b/ Thực trạng ở Việt Nam hiện nay: + Từ sau khi gia nhập WTO, cơ cấu công nghiệp của Việt Nam chậm thay đổi, thâm hụt mậu dịch tăng vọt, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam bị bóp chết, 5 năm sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn, lạm phát cao và diễn biến phức tạp, nhập siêu tăng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giảm từ bậc 59 (2010) xuống còn 75 (2012), nạn thất nghiệp tăng, và nợ công liên tục tăng nhanh. 6. MỞ RỘNG + Nổi bật là mô hình thương mại Việt-Trung: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu thô, cao su, thủy sản, …) sang Trung Quốc, giá trị gia tăng kém. Trong khi đó, nhập khẩu chủ yếu hàng tinh chế (hàng công nghiệp chế tạo, thiết bị linh kiện). Như vậy sẽ đe dọa nền công nghiệp Việt Nam, một số lĩnh vực không cạnh tranh được, sẽ teo tóp dần. 6. MỞ RỘNG Quá trình bãi bỏ bảo hộ cho ngành ô tô Bảng: Thuế nhập khẩu ô tô đối với các nước ASEAN Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thuế 83% 83% 83% 70% 70% 60% 50% 35% 20% 10% 0 (Nguồn: - Bài viết: Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giữ nguyên mức 83% http:// www.baomoi.com/Thue-nhap-khau-o-to-nguyen-chiec-se-giu-nguyen-muc-83/145 /3063806.epi - Báo Sài Gòn giải phóng http://www.sggp.org.vn/congnghiepkt/2013/10/330767/ 6. MỞ RỘNG + Năm 2012 cả nước có 400 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, có công suất thiết kế đạt 458.000 chiếc/ năm, trong đó 47% công suất thuộc về các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Năm 2010, các doanh nghiệp đã lắp ráp được 112.000 xe các loại, đến năm 2012 chỉ còn 72.749 chiếc. Trong khi đó, chỉ cần giảm xuống 50% vào 2014, một số mẫu xe nhập khẩu đã có thể cạnh tranh ngang ngửa với xe lắp ráp trong nước. Càng hạ thuế nhập khẩu xuống thấp thì xe nhập khẩu càng tăng sức cạnh tranh, sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn. Đến năm 2015, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống còn 0-5% và đến năm 2018, các bảo lưu của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ chấm dứt, Việt Nam sẽ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường và phải được các đối tác công nhận. Lúc đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có tính toán của họ và khả năng họ rút khỏi Việt Nam là không thể loại trừ. + Việc giảm thuế trong ASEAN và ASEAN+ sẽ khuyến khích cơ cấu lại ngành hay bắt buộc các nhà sản xuất với sản lượng nhỏ và chi phí đơn vị lớn ra khỏi ngành 6. Mở rộng Giao dịch dự trữ Quốc gia nào có dữ trự lớn => có khả năng điều tiết tỷ giá => tuỳ vào mục đích kinh tế mà sẽ có chính sách tỷ giá phù hợp. Nếu quốc gia giảm dự trữ => không có khả năng điều tiết tỷ giá hiện tại. Ví dụ: Chính sách đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc, nhờ có dự trữ ngoại hối lớn mà họ có thể để đồng nhân dân tệ yếu trong một thời gian dài. Điều này gây ra bất lợi với nhiều quốc gia, đặc biệt là Mĩ. 6. MỞ RỘNG Trung Quốc đã duy trì tỷ giá đồng nội tệ thấp, điều này tạo thuận lợi cho hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hoá TQ sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hoá của các nước khác, do đó có lợi thế cạnh tranh => cán cân thương mại của TQ thặng dư. Nguồn: Bài viết “Dự trữ ngoại hối Trung Quốc vượt 3000 tỉ USD” (http://gafin.vn/20110414032351103p0c32/du-tru-ngoai-hoi-trung-quoc-vuot-3000-ty-usd.htm ) 6. MỞ RỘNG Đối với Mĩ - Việc Trung Quốc cố tình duy trì chính sách đồng nhân dân tệ yếu so với USD là nhằm hưởng lợi trong các giao dịch thương mại. - Hàng hóa của Trung Quốc sẽ rẻ hơn tại Mĩ trong khi hàng hóa có xuất xứ từ Mĩ sẽ trở nên quá đắt tại thị trường đông dân nhất thế giới => đây là lý do khiến Mĩ phải chịu mức thâm hụt kỷ lục trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc. - Khi Mĩ chịu thâm hụt triền miên với Trung Quốc, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quan trọng bị giảm nhiều => làm giảm số công việc được tạo ra. - Trong khi kinh tế Mĩ tăng trưởng chậm và thất nghiệp cao thì Trung Quốc được hưởng tác dụng ngược lại => Con Rồng Trung Quốc thăng lên, trong khi Mĩ thoái lui. 6. MỞ RỘNG Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này đã tăng lên mức kỷ lục mới 3.820 tỷ USD vào cuối năm 2013. Tuy vậy, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng chậm lại trong thời gian gần đây khi các thị trường xuất khẩu của nước này như châu Âu và Mỹ gặp khó khăn về kinh tế, trong khi đồng nhân dân tệ đã tăng giá đều đặn so với USD. [...]... từ góc độ hạch toán, cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia luôn luôn được cân bằng vì nó được lập theo nguyên tắc bút toán kép Tức là trong cán cân thanh toán, tổng các bút toán ghi có đúng bằng tổng các bút toán ghi nợ Tuy nhiên, cán cân thanh toán cân bằng không có nghĩa là tất cả các cán cân thanh toán đều phải trong trạng thái cân bằng Ví dụ: Cán cân vãng lai thâm hụt, cán cân vốn và tài... đến cán cân thanh toán là thặng dư hay thâm hụt thì người ta muốn nói đến thặng dư hay thâm hụt của cán cân nào? Thương mại, vãng lai, cơ bản hay tổng thể? Trong thực tế, khi nói đến thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán mà không nói rõ là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể, chính vì vậy cán cân tổng thể (Overall Balance) còn được gọi là cán cân thanh toán. .. thâm hụt cán cân thanh toán là thặng dư hay thâm hụt một hay một nhóm các cán cân bộ phận nhất định trong BP 2 THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Phương pháp xác định: Xác định thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận thuộc BP Xác định thặng dư hay thâm hụt của BP theo phương pháp tích lũy 2 THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Một số cán cân chính: Cán cân thương mại Cán cân vãng lai Cán cân cơ bản Cán cân tổng thể... trú trong nước với người cư trú ngoài nước Cán cân vãng lai được biểu diễn CA=(X­M+ SE+IC+TR)= ­ (KL+K­S+ R) ­ Cán cân vãng lai thặng dư khi: (X­M+ SE+IC+TR)>0 ­ Cán cân vãng lai thâm hụt khi: (X­M+ SE+IC+TR)0, KL quốc qia chịu rủi ro thanh khoản • Nếu: KS0 =>... Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân tổng thể (OB)  Nếu công tác thố ng n kê cân đạt mứ xác= tuyệ (nhầm sót bằnn g không): Cá tổc nchígnhthể Cát nđốicân vãlẫnn và g sai lai+Cá cân vốn  Nếu có nhầm lẫn và sai sót: Cán cân tổng thể=Cán cân vãng lai+Cán cân vốn+Nhầm lẫn và sai sót 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân bù đắp chính thức(OFB)  Cán cân bù... mở là nền kinh tế có các giao dịch với các nền kinh tế khác Khác với nền kinh tế đóng, kinh tế mở có các yếu tố xuất khẩu, nhập khẩu và các dòng di chuyển vốn Biểu thức nền kinh tế mở: Y = C + I + G + X – M • X :xuất khẩu M : nhập khẩu Trong đó : 3.2 Nền kinh tế mở: 3.2.2 Biểu thức nền kinh tế khi xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 70 => 85% cán cân vãng lai • Biểu thức của nền kinh tế (X – M xắp xỉ... lập cán cân thanh toán (≠) OFB=R+L+ ≠  Tổng của Cán cân tổng thể và Cán cân chính thức bằng 0 1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Nhầm lẫn và sai sót (OM) • OB+OFB=0 • OB=-OFB • CA+KA+OM=-OFB • OM=-(CA+K+OFB) Số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn 1.3 NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP... < 0, =>chịu rủi ro thanh khoản 2 THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Cán cân tổng thể Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của NHTW trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế OB= ( X – M + SE+IC+TR + KL+KS) -Nếu thặng dư (+), nó cho biết số tiền có sẵn của một quốc gia có thể sử dụng để tăng mua vào dự trữ ngoại hối - Nếu thâm hụt (-), nó cho biết số tiền mà quốc gia phải hoàn... : cán cân vãng lai Y – A = X – M = CAB 3.2 Nền kinh tế mở 3.2.2 Biểu thức nền kinh tế khi khi xuật, nhập khẩu chiến khoảng 70 => 85% cán cân vãng lai: • Hiện tại người ta quan tâm tới người tới tiêu dùng, đầu từ và chi tiêu của chính phủ Còn tương lai, người ta quan tâm tới tiết kiệm và đầu tư ( chỉ có tiết kiệm và đầu tư thì mới đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia trong tương lai.) Trong cán ... hạch toán, cán cân toán quốc tế quốc gia luôn cân lập theo nguyên tắc bút toán kép Tức cán cân toán, tổng bút toán ghi có tổng bút toán ghi nợ Tuy nhiên, cán cân toán cân nghĩa tất cán cân toán. .. thực tế, nói đến thặng dư hay thâm hụt cán cân toán mà không nói rõ cán cân người ta hiểu thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể, cán cân tổng thể (Overall Balance) gọi cán cân toán thức quốc. .. thâm hụt cán cân phận thuộc BP Xác định thặng dư hay thâm hụt BP theo phương pháp tích lũy THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP Một số cán cân chính: Cán cân thương mại Cán cân vãng lai Cán cân Cán cân tổng

Ngày đăng: 17/10/2015, 14:36

Xem thêm: Cán cân thanh toán quốc tế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

    1. Bop : cấu trúc & đặc điểm

    1.1Kết cấu BOP

    1.1Kết cấu BOP

    1.1Kết cấu BOP

    1.2 Các cán cân bộ phận BOP

    1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân Cơ bản

    1.2 Các cán cân bộ phận BOP: Cán cân tổng thể (OB)

    3.1 NỀN KINH TẾ ĐÓNG:

    3.1 Nền kinh tế đóng

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w