TÍNH CÁCH NGHỆ sĩ và căn NGUYÊN BI KỊCH (về nhân vật hộ trong đời thừa của nam cao

10 261 0
TÍNH CÁCH NGHỆ sĩ và căn NGUYÊN BI KỊCH (về nhân vật hộ trong đời thừa của nam cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÍNH CÁCH NGHỆ SĨ VÀ CĂN NGUYÊN BI KỊCH (Về nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao) 1. Xưa, Tố Như trong bài thơ khóc nàng Tiểu Thanh - một tài nữ "đồng bệnh" - đã từng than về nỗi oan kì lạ của những con người mang "văn chương nết đất": Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang (Độc Tiểu Thanh kí)) Gần 200 năm sau, bằng cái nhìn của lớp hậu sinh đứng trong một thời đại mới, Nam Cao trong tác phẩm Đời thừa lại một lần nữa đề cập đến bi kịch của những con người phong vận qua hình tượng nhân vật chính - văn sĩ Hộ. Về tấn bi kịch của nhân vật này, đã có nhiều bài viết phân tích kĩ lưỡng và tâm huyết. Tuy nhiên, trước nay, nói về nguyên nhân bi kịch của nhân vật Hộ, người ta thường chỉ nhấn mạnh nguyên nhân xã hội của bi kịch, từ đó nâng cao giá trị tố cáo của nó. Trong phạm vi bài viết ngắn này, người viết lại muốn được bàn tới tính cách người nghệ sĩ trong nhân vật Hộ, nhìn nó như là nguồn gốc căn bản trong tấn bi kịch tinh thần của nhân vật và cũng là của bao nhiêu những con người mang "phong vận kì oan" trong văn chương kim cổ. 2a. Nói đến tính cách nghệ sĩ của Hộ, có lẽ trước hết phải nói tới sự đa mang. Hộ là người dồi dào tình thương người đến đa mang. Có một nhà văn nước ngoài đã từng nói rất chí lí rằng: "Mỗi nghệ sĩ phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy". Một người để trở thành nghệ sĩ, trước hết phải là một con người đúng nghĩa. Người ở trong tình nhân ái, trái tim dào dạt tình thương đồng loại. Và Hộ đã là một con người như thế. Hộ đã hoàn toàn xứng đáng với danh vị con người. Hơn thế, Hộ đã thực sự là con người của văn chương khi anh cúi xuống cuộc đời của cô gái khốn khổ mà buộc đời nghèo của anh vào cuộc đời đầy tủi nhục của cô. Hành động ấy của Hộ thật đáng kính phục biết bao, bởi đã mấy ai trong đám nam tử sống trong thời buổi và xã hội mang nặng định kiến về trinh tiết người phụ nữ có đủ can đảm và sức mạnh tình thương để chắp đời thanh tân của mình với cuộc đời đã tả tơi của một người phụ nữ xấu số đáng thương đang cần bíu lấy tình người để tồn tại! Càng đẹp đẽ và đáng cảm phục hơn khi hành động cưu mang của Hộ không phải là kết quả của phút giây bồng bột, xốc nổi của tuổi trẻ mà xuất phát từ căn nguồn sâu xa là nguyên tắc sống làm người cao đẹp: "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình". Bởi nếu chỉ là xót thương bồng bột thì sau khi đã thấu cái nỗi khổ của việc tự mang lấy gánh nặng vào mình, Hộ đã sớm rũ bỏ Từ. Nhưng Hộ đã không chọn đi theo con đường phi nhân tính ấy. Bị áp lực áo cơm và hoài bão đè nặng, đã thấu hiểu căn nguyên vì đâu mà phải dở dang sự nghiệp, trở thành kẻ "bất lương, đê tiện", thành người thừa của văn chương, nhưng Hộ vẫn dứt khoát không từ bỏ gánh nặng ấy như những kẻ ích kỉ, hèn nhát vẫn làm. Anh vẫn gồng mình cắn răng chịu đựng với suy nghĩ: "có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ chứ hắn không thể hy sinh tình thương, bởi vì như vậy hắn vẫn được là người, là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ...". Hộ đã người hơn bao giờ hết với sự lựa chọn đau đớn, dứt khoát và quyết liệt này. Anh đã dám gạt sang một bên hoài bão đẹp đẽ một đời để vì sự sống của những người thân chứ không phải vì lợi danh của riêng anh. Vẻ đẹp và tính cách nghệ sĩ của văn sĩ Hộ trước hết toát ra từ tư thế cúi mình dũng cảm, mạnh mẽ và cao thượng ấy trước những con người bất hạnh. 2b. Dĩ nhiên sẽ là không đủ với tính cách một nghệ sĩ nếu thiếu niềm say mê đối với nghệ thuật, biểu hiện chủ yếu ở khả năng hơn người trong cảm nhận những giá trị quí giá của nghệ thuật, ở sự tôn sùng, dám dấn thân cho nghệ thuật. Hộ là văn sĩ hội tụ được những điều kiện cần thiết đó. Hộ say văn. Cái say biến thành niềm đam mê lớn. Hộ mê văn đến độ coi khinh chuyện vật chất tầm thường, coi khinh đói rét, "đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã tuổi trẻ say mê sự nghiệp", "hắn khinh những lo lắng tủm mủn về vật chất, chỉ lo vun trồng tài năng của hắn ngày một thêm nảy nở". Hộ "đọc, suy ngẫm, tìm tòi không biết chán". Hộ coi văn chương là "tất cả ý nghĩa cuộc đời mình, ngoài văn chương ra không còn gì hết". Mê văn nên Hộ luôn có nhu cầu được sẻ chia và Hộ sẻ chia một cách say sưa với cả người chẳng mấy hiểu về văn chương như Từ. Mê văn đến mức sẵn sàng chịu khổ vì văn. Hãy nghe Hộ tâm sự với vợ: "Này mình à, tôi ngẫm ra rồi, đời tôi đáng ra không khổ mà lại hóa khổ. Bởi tôi mê văn quá. Nhưng giá có người giàu bạc vạn đòi đổi tôi cũng chẳng đổi...". Ngay cả sự bốc đồng của Hộ bên bàn nhậu cũng là cái bốc đồng đáng quí của những kẻ mà văn chương đã "ngấm vào máu thịt". Chính vì bốc đồng cho nên, phút trước nếu như Hộ đã rất lí trí trong hành động cẩn trọng nhìn trước ngó sau trước khi bước vào tiệm ăn và dứt khoát từ chối không đi uống bia khi hai bạn văn chèo kéo, mời mọc để bảo toàn bữa ăn cho những đứa con tội nghiệp bị đói lâu ngày đang thèm khát được một bữa no, thì phút sau, chỉ cần một tin văn sốt nóng từ bạn văn cũng đủ sức khơi dậy cái máu mê văn trong Hộ. Trong phút chốc, tình yêu văn chương trỗi dậy đè bẹp tình yêu thương của một người cha, người chồng. Hộ lại quên tất cả, những đứa con đang đói ngấu và một người vợ hiền dịu đang mỏi mắt đợi trông, quên cảnh hàng tháng trời cả gia đình chật vật, điêu đứng vì thiếu tiền chi tiêu. Hộ lại cùng bạn văn sục sôi bên bàn rượu, sẵn sàng dốc cạn những đồng tiền còm cõi mà phút trước anh còn rất nâng niu vào một cuộc nhậu trong vài giờ đồng hồ để được thỏa thuê luận bàn văn chương, trút bầu tâm sự và nhất là được sống lại trong giấc mộng "ăn giải Nô ben" của mình. Với Hộ, văn chương có một sức hút không thể cưỡng. Văn chương, đấy là tình yêu, niềm say mê lớn nhất, cũng là nỗi khổ tâm day dứt, lớn nhất đời anh. 2c. Đa mang và đam mê là hai nét tính cách tạo nên cốt cách nghệ sĩ ở Hộ. Thiếu một trong hai điều đó Hộ không thể trở thành một nghệ sĩ thực thụ. Thiếu tình yêu thương sâu sắc và bền vững với con người, (tình thương mà nhờ nó Hộ đã cưu mang Từ), Hộ không thể trở thành một nhà văn sáng giá. Những thảnh thơi của đời sống, trớ trêu thay lại không hề có ích cho nghệ thuật. Nhân vật Hộ sao có thể bước vào lãnh địa của cái Đẹp bằng một trái tim khô cạn tình người! Nghệ thuật sẽ chẳng kén chọn một kẻ như thế, bởi Nghệ thuật là mảnh đất thiêng mà hoa trái phải nở ra trên mồ hôi và máu, trên nỗi đau và nỗi nhọc nhằn; nghệ thuật là mảnh đất xa xôi mà để đặt chân được lên đó, người nghệ sĩ cần phải bền bỉ, dũng cảm vượt qua những chặng đường dài đầy thử thách, chông gai bằng trái tim cháy đỏ tình yêu thương đối với con người. Ở một truyện ngắn khác (Giăng sáng), Nam Cao cũng đã cho rằng, nghệ sĩ nếu trái tim không đủ yêu thương để dám lăn mình vào đời sống, chịu đựng cảnh lao khổ, bần hàn thì không thể thấu nhận được những vang động của đời sống, từ đó mà viết nên những trang văn có giá trị thực sự. Thi hào Nguyễn Du nếu không có "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời"(Mộng Liên Đường), lăn lộn trong cuộc bể dâu để chứng kiến "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" thì Truyện Kiều cũng sẽ chỉ là một phiên bản nhạt mờ của Kim Vân Kiều truyện, hay là một thứ bồn hoa chậu cảnh để làm sang cho những phòng khách xa hoa chứ làm sao có thể trở thành một "tiếng kêu thương đứt ruột" người ta, một "thiên bạc mệnh" làm ngân rung hàng triệu con tim đồng vọng ở mọi tầng lớp, mọi thời đại! Thiếu đi tình yêu thương đồng loại, người nghệ sĩ không còn là nghệ sĩ. Còn nếu thiếu niềm đam mê nghệ thuật, sẽ là thiếu đi "cú hích" định mệnh để khiến người ta gắn bó duyên nợ với văn chương. Khi đó, nghệ sĩ sẽ chẳng khác một người bình thường dồi dào cảm xúc và sẽ chẳng thể nhận diện được anh ta giữa đám đông nhân ái. 3d. Như đã nói, nguyên nhân bi kịch của Hộ chủ yếu nằm trong bản thân tính cách nghệ sĩ của anh. Chính vì đa mang và đam mê mà nhân vật Hộ đã rơi vào bi kịch đau đớn không lối thoát. Chỉ cần thiếu đi một nét tính cách, Hộ sẽ không khó để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của dằn vặt, đắng cay, vật vã. Nếu như Hộ chỉ giàu có tình người hoặc chỉ mê văn đơn thuần, anh đã không vướng vào bi kịch dai dẳng như đã vướng phải. Nếu Hộ có chút lạnh lùng, ích kỉ, Từ đã không thể níu bước chân Hộ và anh đã nhẹ nhàng đi qua cuộc đời khốn khổ của Từ để mà toàn tâm phụng sự nghệ thuật. Nếu nhẫn tâm, toan tính, Hộ đã ruồng rẫy vợ con để chạy theo giấc mộng văn chương của mình. Nhưng Hộ đã không thể bỏ mặc Từ và gia đình trong cảnh khốn quẫn. Trong huyết quản của anh luôn ấm nóng dòng máu yêu thương để trong bầu không gian quá đỗi ngột ngạt của đời sống áo cơm, Hộ vẫn hành động lựa chọn đầy vị tha, cao thượng và rồi sau đó phải chuốc lấy bao nhiêu cực nhục, đắng cay. Hay nếu như Hộ không quá mê văn, anh đã tìm thấy lí do để xoa dịu được nỗi đau là người thừa khi mộng đẹp văn chương không thành và anh sẽ quên được hoài bão của đời mình để yên phận hay cam chịu làm một anh thợ viết. Nhưng bởi Hộ là một tính cách nghệ sĩ đích thực, dòng máu của anh đỏ thắm tình người và tình yêu nghệ thuật, bởi thế nên anh đã luôn vật vã, đau đớn khi không làm tròn trách nhiệm của một người cha, người chồng và thiên chức nghệ sĩ của mình. Với tính cách như thế, không chỉ Hộ mà bất cứ một nghệ sĩ nào ở thời đại nào cũng dễ tự đẩy mình và bị hoàn cảnh đẩy vào tình huống bi kịch, cũng khó tránh khỏi vướng vào vòng hệ lụy, đa đoan như một định mệnh. Bởi xã hội nào mà chẳng có những người phụ nữ nhẹ dạ đáng thương như cô Từ, thời đại nào mà cơm áo chẳng không đùa với khách văn chương! 3. Xây dựng hình tượng nhân vật Hộ với những nét tính cách đặc trưng cho người nghệ sĩ, có lẽ Nam Cao không chỉ nhằm phơi bày tấn bi kịch của nghệ sĩ đương thời và lên án bản chất đen tối của một xã hội đã không tạo điều kiện cho nghệ sĩ được tận hiến tài năng, đã tước đi ý nghĩa chân chính của cuộc sống con người; mà cao hơn, nhà văn còn khái quát được bi kịch muôn thủa của nghệ sĩ xưa và nay. Hiểu như thế, sẽ thấy tầm vóc tư tưởng của Nam Cao và khả năng bao quát hiện thực của hình tượng nhận vật Hộ được nâng lên một tầm rộng hơn và đạt tới một chiều sâu mới đáng quí hơn rất nhiều. ... đông nhân 3d Như nói, nguyên nhân bi kịch Hộ chủ yếu nằm thân tính cách nghệ sĩ anh Chính đa mang đam mê mà nhân vật Hộ rơi vào bi kịch đau đớn không lối thoát Chỉ cần thiếu nét tính cách, Hộ không... hình tượng nhân vật Hộ với nét tính cách đặc trưng cho người nghệ sĩ, có lẽ Nam Cao không nhằm phơi bày bi kịch nghệ sĩ đương thời lên án chất đen tối xã hội không tạo điều kiện cho nghệ sĩ tận hiến.. .nhân vật Hộ, nhìn nguồn gốc bi kịch tinh thần nhân vật người mang "phong vận kì oan" văn chương kim cổ 2a Nói đến tính cách nghệ sĩ Hộ, có lẽ trước hết phải nói tới đa mang Hộ người

Ngày đăng: 17/10/2015, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan