I. Mở bài Tố Hữu là một nhà thơ chiến sĩ. Một tiếng nói trữ tình mới; cái tôi cá thể hòa đồng với mọi người, do vậy Tố Hữu đã có một phong cách thơ rõ rệt: phong cách trữ tình — chính trị, II. Thân bài 1. Thơ Tố Hữu biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn - Thơ Tố Hữu thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, đời sống cách mạng. - Thơ Tố Hữu nổi bật là các vấn đề lí tưởng, lẽ sống cách mạng. - Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân yêu nước, ân tình cách mạng. (Có thể dẫn chứng: Từ ấy, Việt Bắc, Mẹ Tơm, Bác ơi!…) 2. Thơ Tố Hữu còn mang tính sử thi Thơ Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. - Từ cái tôi – chiến sĩ đến cái tôi – công dân; tiến tới cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng (nhiều bài thơ trong tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa). - Nhân vật trữ tình trong thơ Tố hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: Anh giải phóng quân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, mẹ Suốt, v.v… - Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử — dân tộc; số phận cá nhân hòa vào số phận dân tộc, cộng đồng. 3. Thơ Tố Hừu có giọng điệu riêng: giọng tâm tình - Cách xưng hô với đối tượng trò chuyện, tâm sự, kêu gọi (Bạn đời ơi, Anh vệ quốc quân ơi, Anh chị em ơi, Xuân ơi Xuân, Đất nước ta ơi, Hương Giang ơi…), - Chất Huế của hồn thơ Tố Hữu. - Quan hệ nhà thơ với bạn đọc: "Thơ là chuyện đồng điệu". 4. Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc - Sử dụng đa dạng các thể thơ đặc biệt các thể thơ truyền thống: Thơ lục bát (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du), thơ hảy chữ (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!….). - Sử dụng từ ngữ, lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh, ví von truyền thông. - Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt: sử dụng tài tình từ láy, phối hợp âm thanh, nhịp điệu, vần, tạo nên chất nhạc chứa đựng cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Em ơi… Ba Lan). III. Kết bài: Phong cách thơ Tố Hữu rất đa dạng, đã kế tục được truyền thống thơ ca dân tộc, kết hợp một cách nhuần nhị hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật. Sức thu hút của thơ Tố Hữu chính là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà.
I. Mở bài Tố Hữu là một nhà thơ chiến sĩ. Một tiếng nói trữ tình mới; cái tôi cá thể hòa đồng với mọi người, do vậy Tố Hữu đã có một phong cách thơ rõ rệt: phong cách trữ tình — chính trị, II. Thân bài 1. Thơ Tố Hữu biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn - Thơ Tố Hữu thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, đời sống cách mạng. - Thơ Tố Hữu nổi bật là các vấn đề lí tưởng, lẽ sống cách mạng. - Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân yêu nước, ân tình cách mạng. (Có thể dẫn chứng: Từ ấy, Việt Bắc, Mẹ Tơm, Bác ơi!…) 2. Thơ Tố Hữu còn mang tính sử thi Thơ Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. - Từ cái tôi – chiến sĩ đến cái tôi – công dân; tiến tới cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng (nhiều bài thơ trong tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa). - Nhân vật trữ tình trong thơ Tố hữu là những con người đại diện cho phẩm chất của dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: Anh giải phóng quân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, mẹ Suốt, v.v… - Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử — dân tộc; số phận cá nhân hòa vào số phận dân tộc, cộng đồng. 3. Thơ Tố Hừu có giọng điệu riêng: giọng tâm tình - Cách xưng hô với đối tượng trò chuyện, tâm sự, kêu gọi (Bạn đời ơi, Anh vệ quốc quân ơi, Anh chị em ơi, Xuân ơi Xuân, Đất nước ta ơi, Hương Giang ơi…), - Chất Huế của hồn thơ Tố Hữu. - Quan hệ nhà thơ với bạn đọc: "Thơ là chuyện đồng điệu". 4. Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc - Sử dụng đa dạng các thể thơ đặc biệt các thể thơ truyền thống: Thơ lục bát (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du), thơ hảy chữ (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!….). - Sử dụng từ ngữ, lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh, ví von truyền thông. - Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt: sử dụng tài tình từ láy, phối hợp âm thanh, nhịp điệu, vần, tạo nên chất nhạc chứa đựng cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Em ơi… Ba Lan). III. Kết bài: Phong cách thơ Tố Hữu rất đa dạng, đã kế tục được truyền thống thơ ca dân tộc, kết hợp một cách nhuần nhị hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật. Sức thu hút của thơ Tố Hữu chính là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà.