Xưa nay, trong văn chương Đông Tây kim cổ, có rất nhiều thi sĩ viết về đề tài mùa thu và nhiều bài thơ thu nổi tiếng sống mãi với thời gian. Nguyễn Khuyến cũng đóng góp vào nền thi ca nước Việt một chùm ba bài thơ tả mùa thu mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó bài Vịnh mùa thu được lưu truyền rộng rãi nhất bởi nó thể hiện khá đầy đủ và sinh động tâm trạng của tác giả. Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này sau khi ông đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Quê hương ông là xứ Vườn Bùi thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một vùng đồng chiêm trũng đói nghèo bao thuở. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ đều rút ra từ cảnh vật thân thuộc quanh ông. Đường làng nhỏ hẹp uốn lượn giữa hai bờ tre trúc và vô số ao chuôm. Những mái rạ đơn sơ cùng những cây rơm cũ kĩ thấp thoáng trong vườn cây trái. Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát, trong đó mọi chi tiết, đường nét, sắc màu đều rất hài hòa, nhịp nhàng, phù hợp với tâm hồn tác giả. Nhà thơ mới nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm tưởng chừng không giới hạn; mấy từng cao là dường như nhiều lớp, nhiều tầng chồng lên nhau, gợi cảm giác cao vời vợi. Trên cái nền là bầu trời bát ngát xanh, nổi bật lên hình ảnh thanh tú, mềm mại của cần trúc, tức là cây trúc non chưa trổ lá, cong cong như chiếc cần câu đang đung đưa khe khẽ trước làn gió hắt hiu. Gió hắt hiu là gió rất nhẹ và như chất chứa đầy tâm trạng bên trong. Sự lay động nhẹ nhàng của cần trúc càng tôn thêm vẻ lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng của mình vào bên trong cần trúc, để cho nó chỉ khe khẽ rung rinh. Đó là nét động và nét tĩnh của cảnh thu chốn đổng quê, đồng thời cũng là những rung động thực sự trong hồn thơ Nguyễn Khuyến. Giữa cảnh vật và con người nhà thơ có sự đồng điệu, cảm thông tuy thầm lặng nhưng sâu sắc lạ thường. Ở hai câu thực, ngọn bút vẽ vời của Nguyễn Khuyến chuyển từ cao xuống thấp, từ bầu trời cao xa xuống mặt đất gần gũi ngay trước mắt: Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu. Khi khí trời bắt đầu se lạnh, vào lúc sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao hồ thường có một lớp sương mỏng màu tím nhạt, trông xa như khói phủ. Khung cảnh bình thường ấy qua đôi mắt u buồn của thi nhân đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phủ bởi sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, có độ sâu và như chất chứa một điều gì đó bên trong nên thành huyền ảo, mông lung. Đó là dáng thu dưới mặt đất, sau dáng thu trên bầu trời. Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có ý cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng cũng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu ở câu trên, trạng thái của cảnh vật có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này cảnh vật lại có bề rộng, mặc dù bị giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa nhưng vẫn mênh mông ý nghĩa bên trong âm điệu và từ ngữ. Nhưng dù ở trạng thái nào đi nữa thì cảnh vật cũng vẫn chất chứa tâm trạng buồn thương. Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ trong hai câu luận: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Sau khi nhìn mặt nước khỏi phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó nở mấy chùm hoa, có lẽ là hoa cúc. Rõ ràng là hoa năm nay mà cụ Tam Nguyên lại nghĩ là hoa năm ngoái. Trong đêm khuya, từ trên cao văng vẳng vài tiếng chim, khiến nhà thơ bâng khuâng tự hỏi không biết là tiếng ngỗng nước nào? Đó chính là biểu hiện của nỗi niềm hoài cổ khôn khuây của một người luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân nước. Điều gì đang xảy ra trong sâu thẳm tâm hồn thi sĩ ? Con người đang sống trong thực tại mà như lùi về quá khứ, hay bóng dáng quá khứ luôn hiển hiện trong tiềm thức nhà thơ?! Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hòa, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hòa hợp với cảnh vật trong một tâm trạng u uất. cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách cảm, cách nhìn cảnh vật. Như vậy là cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa nở trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời trong đêm khuya thanh vắng mà trỗi dậy cảm xúc xót xa, ngậm ngùi đến não lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của mỗi câu thơ là vậy. Hai câu kết cô đúc tâm trạng chủ đạo của nhà thơ. Trước cảnh thu và hồn thu như thế, thi hứng dạt dào khiến nhà thơ toan cất bút; nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Cụ Tam Nguyên thẹn về nỗi gì vậy? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách cứng cỏi như Đào Tiềm – một vị quan có khí tiết cương trực và cũng là một thi sĩ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc. Lôgíc của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu cuối cùng có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư vốn đã trĩu nặng của bài thơ. Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư, trăn trở ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, nuối tiếc trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt đẹp không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm. Thu vịnh là một bài thơ rất hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức tinh tế, điêu luyện mà vẫn dung dị, tự nhiên, không mấy ai sánh được.
Xưa nay, trong văn chương Đông Tây kim cổ, có rất nhiều thi sĩ viết về đề tài mùa thu và nhiều bài thơ thu nổi tiếng sống mãi với thời gian. Nguyễn Khuyến cũng đóng góp vào nền thi ca nước Việt một chùm ba bài thơ tả mùa thu mang đậm nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, trong đó bài Vịnh mùa thu được lưu truyền rộng rãi nhất bởi nó thể hiện khá đầy đủ và sinh động tâm trạng của tác giả. Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này sau khi ông đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Quê hương ông là xứ Vườn Bùi thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một vùng đồng chiêm trũng đói nghèo bao thuở. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ đều rút ra từ cảnh vật thân thuộc quanh ông. Đường làng nhỏ hẹp uốn lượn giữa hai bờ tre trúc và vô số ao chuôm. Những mái rạ đơn sơ cùng những cây rơm cũ kĩ thấp thoáng trong vườn cây trái. Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát, trong đó mọi chi tiết, đường nét, sắc màu đều rất hài hòa, nhịp nhàng, phù hợp với tâm hồn tác giả. Nhà thơ mới nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm tưởng chừng không giới hạn; mấy từng cao là dường như nhiều lớp, nhiều tầng chồng lên nhau, gợi cảm giác cao vời vợi. Trên cái nền là bầu trời bát ngát xanh, nổi bật lên hình ảnh thanh tú, mềm mại của cần trúc, tức là cây trúc non chưa trổ lá, cong cong như chiếc cần câu đang đung đưa khe khẽ trước làn gió hắt hiu. Gió hắt hiu là gió rất nhẹ và như chất chứa đầy tâm trạng bên trong. Sự lay động nhẹ nhàng của cần trúc càng tôn thêm vẻ lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng của mình vào bên trong cần trúc, để cho nó chỉ khe khẽ rung rinh. Đó là nét động và nét tĩnh của cảnh thu chốn đổng quê, đồng thời cũng là những rung động thực sự trong hồn thơ Nguyễn Khuyến. Giữa cảnh vật và con người nhà thơ có sự đồng điệu, cảm thông tuy thầm lặng nhưng sâu sắc lạ thường. Ở hai câu thực, ngọn bút vẽ vời của Nguyễn Khuyến chuyển từ cao xuống thấp, từ bầu trời cao xa xuống mặt đất gần gũi ngay trước mắt: Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu. Khi khí trời bắt đầu se lạnh, vào lúc sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao hồ thường có một lớp sương mỏng màu tím nhạt, trông xa như khói phủ. Khung cảnh bình thường ấy qua đôi mắt u buồn của thi nhân đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phủ bởi sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, có độ sâu và như chất chứa một điều gì đó bên trong nên thành huyền ảo, mông lung. Đó là dáng thu dưới mặt đất, sau dáng thu trên bầu trời. Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có ý cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng cũng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu ở câu trên, trạng thái của cảnh vật có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này cảnh vật lại có bề rộng, mặc dù bị giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa nhưng vẫn mênh mông ý nghĩa bên trong âm điệu và từ ngữ. Nhưng dù ở trạng thái nào đi nữa thì cảnh vật cũng vẫn chất chứa tâm trạng buồn thương. Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ trong hai câu luận: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Sau khi nhìn mặt nước khỏi phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó nở mấy chùm hoa, có lẽ là hoa cúc. Rõ ràng là hoa năm nay mà cụ Tam Nguyên lại nghĩ là hoa năm ngoái. Trong đêm khuya, từ trên cao văng vẳng vài tiếng chim, khiến nhà thơ bâng khuâng tự hỏi không biết là tiếng ngỗng nước nào? Đó chính là biểu hiện của nỗi niềm hoài cổ khôn khuây của một người luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân nước. Điều gì đang xảy ra trong sâu thẳm tâm hồn thi sĩ ? Con người đang sống trong thực tại mà như lùi về quá khứ, hay bóng dáng quá khứ luôn hiển hiện trong tiềm thức nhà thơ?! Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hòa, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hòa hợp với cảnh vật trong một tâm trạng u uất. cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách cảm, cách nhìn cảnh vật. Như vậy là cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa nở trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời trong đêm khuya thanh vắng mà trỗi dậy cảm xúc xót xa, ngậm ngùi đến não lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của mỗi câu thơ là vậy. Hai câu kết cô đúc tâm trạng chủ đạo của nhà thơ. Trước cảnh thu và hồn thu như thế, thi hứng dạt dào khiến nhà thơ toan cất bút; nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Cụ Tam Nguyên thẹn về nỗi gì vậy? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách cứng cỏi như Đào Tiềm – một vị quan có khí tiết cương trực và cũng là một thi sĩ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc. Lôgíc của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu cuối cùng có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư vốn đã trĩu nặng của bài thơ. Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không… để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư, trăn trở ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, nuối tiếc trước cảnh đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt đẹp không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm. Thu vịnh là một bài thơ rất hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức tinh tế, điêu luyện mà vẫn dung dị, tự nhiên, không mấy ai sánh được. ... đây, người hòa hợp với cảnh vật tâm trạng u uất cảnh vật thể tâm tư người tâm tư người thể qua cách cảm, cách nhìn cảnh vật Như cảnh vật miêu tả qua đôi mắt trái tim rung cảm nhà thơ Mùa thu tới,... Thẹn tài thơ thua hay thẹn chưa có nhân cách cứng cỏi Đào Tiềm – vị quan có khí tiết cương trực thi sĩ tiếng đời Đường bên Trung Quốc Lôgíc thơ từ cảnh đến tình, từ tình đến người Lời thơ câu... cổ khôn khuây người canh cánh bên lòng nỗi niềm dân nước Điều xảy sâu thẳm tâm hồn thi sĩ ? Con người sống thực mà lùi khứ, hay bóng dáng khứ hiển tiềm thức nhà thơ? ! Nếu bốn câu thơ trên, cảnh