1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích tích bài ca dao sau: Người ta đi cấy lấy công...Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.

2 2,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 8,48 KB

Nội dung

Bài lục bát Người ta đi cấy lấy công là một trong những bài ca dao đặc sắc viết về nỗi lòng của người dân cày Việt Nam ngày xưa. Họ có biết bao trông mong đợi chờ, có biết bao nỗi lo âm thầm, và còn có biết bao hy vọng chứa chan.      Bài lục bát Người ta đi cấy lấy công là một trong những bài ca dao đặc sắc viết về nỗi lòng của người dân cày Việt Nam ngày xưa. Họ có biết bao trông mong đợi chờ, có biết bao nỗi lo âm thầm, và còn có biết bao hy vọng chứa chan. Hãy lắng nghe tiếng hát của tôi: Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất, trông mây, Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chăn cứng đá mềm, Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng. Hai câu đầu bày tỏ một vị thế của "tôi" trong xóm làng, và nỗi lòng của tôi bấy lâu nay: Người ta đi cấy lấy công,                           , Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Người ta ở đây là ai? và tôi là ai trong nông thôn ngày xưa? Trong làng ngoài xã trước đây có năm thành phần: cố nông, bán nông, trung nông, phú nông và địa chủ. Cố nông không một tấc đất cắm dùi, quanh năm cày thuê cuốc mướn. Bần nông tuy có vài sào ruộng, nhưng vẫn thuộc lớp người vẫn phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Trung nông là lớp người đã có bát ăn bát để, đang vươn lên làm giàu... Phú nông, địa chủ có nhiều ruộng đất, trâu bò, tiền thóc... Người ta ở đây là những cố nông, bần nông đi cấy thuê, làm công (tiền hoặc thóc) trong mùa vụ, để kiếm sống, đế tăng thu nhập, phòng đói tháng ba, tháng tám kỳ giáp hạt. Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, câu ca nói lên vị thế và nỗi lòng của tôi. Tôi ở đây chỉ có thể là phụ nữ thuộc tầng lớp trung nông, rất cần cù và biết lo toan làm ăn. "Tôi nay đi cấy" trên ruộng đất của nhà tôi; đi cấy với tư thế làm chủ cơ nghiệp nhà mình,với ý thức biết lo toan "nhiều bề”. “Trông nhiều bề” là một cách nói thể hiện một nỗi lòng, một ý thức: trông mọi lúc mọi chốn, nhìn trước, nhìn sau, trông xa trông gần, để chủ động lo liệu sắp xếp việc đồng áng, việc nhà, trù liệu mọi khoản chi tiêu. Hai câu ca dao đầu cho thấy hình ảnh một người phụ nữ nông dân giỏi giang, căn cơ trong làm ăn. Có nhà phê bình đã cho rằng: Hai từ "trông" và "bề" ở câu thứ hai thật là hàm súc, da nghĩa, và sử dụng đúng nơi đúng lúc. (Bình giảng ca dao - Hoàng Tiến Tựu). Hai câu tiếp theo nói lên cách trông, hướng về bảy đối tượng trong không gian và thời gian. Nhịp 2 đều đặn của câu ca như tiếng thở, mạch suy nghĩ cửa một người tần tảo biết sớm lo toan: Trông trời /trông đất / trông mây / Trông mưa / trông gió / trông ngày / trông đêm. Cũng là chữ trông nhưng ở đây có ý nghĩa và sắc thái không giống nhau. Năm chữ trông ở trước: trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió có nghĩa là quan sát, theo dõi, trông nhìn trời, đất, lúa má ruộng đồng, sự biến đổi của thời tiết để chủ động tát nước chống hạn, tháo nước chống úng, bón phân, bắt sâu, làm cỏ... Chữ trông ở cuối câu thứ tư: trông ngày, trông đêm  mang hàm nghĩa là phấp phỏng lo lắng, đợi chờ, trông mong, hy vọng. Nỗi lòng ấy diễn ra triền miên, liên tục suốt ngày đêm. Nhà nông xưa, nay có biết bao nỗi lo lắng, bao điều ngóng trông... Hai câu cuối là lời cầu mong rất chân thành, thánh thiện. Chữ trông nói lên nỗi cầu mong, niềm hy vọng: Trông cho chân cứng đá mềm, Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng. Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khoẻ, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Trời êm bể lặng cũng là một thành ngữ, trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong xã hội cũ, nhất là dưới thời phong kiến, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, qua đó, ta càng thấy sự cầu mong, hy vọng của người phụ nữ nông dân trong bài ca dao rất đáng được cảm thông và trân trọng. Tấm lòng đôn hậu, khát vọng mùa màng bội thu, sức khoẻ dồi dào, sống no ấm, yên vui, hạnh phúc ấy thật đẹp, chứa chan tình người. Trích: loigiaihay.com

Trang 1

Bài lục bát Người ta đi cấy lấy công là một trong những bài ca dao đặc sắc viết về nỗi lòng của người dân cày Việt Nam ngày xưa Họ

có biết bao trông mong đợi chờ, có biết bao nỗi lo âm thầm, và còn

có biết bao hy vọng chứa chan.

Bài lục bát Người ta đi cấy lấy công là một trong những bài ca dao đặc sắc viết về nỗi lòng của người dân cày Việt Nam ngày xưa Họ có biết bao trông mong đợi chờ, có biết bao nỗi lo âm thầm, và còn có biết bao hy vọng chứa chan Hãy lắng nghe tiếng hát của tôi:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm

Trông cho chăn cứng đá mềm,

Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng

Hai câu đầu bày tỏ một vị thế của "tôi" trong xóm làng, và nỗi lòng của tôi bấy lâu nay:

Người ta đi cấy lấy công, ,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Người ta ở đây là ai? và tôi là ai trong nông thôn ngày xưa? Trong làng ngoài xã trước đây có năm thành phần: cố nông, bán nông, trung nông, phú nông và địa chủ Cố nông không một tấc đất cắm dùi, quanh năm cày thuê cuốc mướn Bần nông tuy có vài sào ruộng, nhưng vẫn thuộc lớp người vẫn phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời Trung nông là lớp người đã có bát ăn bát để, đang vươn lên làm giàu Phú nông, địa chủ có nhiều ruộng đất, trâu bò, tiền thóc

Người ta ở đây là những cố nông, bần nông đi cấy thuê, làm công (tiền hoặc thóc) trong mùa vụ, để kiếm sống, đế tăng thu nhập, phòng đói tháng ba, tháng tám kỳ giáp hạt Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, câu

ca nói lên vị thế và nỗi lòng của tôi Tôi ở đây chỉ có thể là phụ nữ thuộc tầng lớp trung nông, rất cần cù

và biết lo toan làm ăn "Tôi nay đi cấy" trên ruộng đất của nhà tôi; đi cấy với tư thế làm chủ cơ nghiệp nhà mình,với ý thức biết lo toan "nhiều bề” “Trông nhiều bề” là một cách nói thể hiện một nỗi lòng, một

ý thức: trông mọi lúc mọi chốn, nhìn trước, nhìn sau, trông xa trông gần, để chủ động lo liệu sắp xếp việc đồng áng, việc nhà, trù liệu mọi khoản chi tiêu Hai câu ca dao đầu cho thấy hình ảnh một người phụ nữ nông dân giỏi giang, căn cơ trong làm ăn

Có nhà phê bình đã cho rằng: Hai từ "trông" và "bề" ở câu thứ hai thật là hàm súc, da nghĩa, và sử dụng đúng nơi đúng lúc (Bình giảng ca dao - Hoàng Tiến Tựu)

Hai câu tiếp theo nói lên cách trông, hướng về bảy đối tượng trong không gian và thời gian Nhịp 2 đều đặn của câu ca như tiếng thở, mạch suy nghĩ cửa một người tần tảo biết sớm lo toan:

Trang 2

Trông trời /trông đất / trông mây / Trông mưa / trông gió / trông ngày / trông đêm

Cũng là chữ trông nhưng ở đây có ý nghĩa và sắc thái không giống nhau Năm chữ trông ở trước: trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió có nghĩa là quan sát, theo dõi, trông nhìn trời, đất, lúa má ruộng đồng, sự biến đổi của thời tiết để chủ động tát nước chống hạn, tháo nước chống úng, bón phân, bắt sâu, làm cỏ Chữ trông ở cuối câu thứ tư: trông ngày, trông đêm mang hàm nghĩa là phấp phỏng lo lắng, đợi chờ, trông mong, hy vọng Nỗi lòng ấy diễn ra triền miên, liên tục suốt ngày đêm Nhà nông xưa, nay

có biết bao nỗi lo lắng, bao điều ngóng trông

Hai câu cuối là lời cầu mong rất chân thành, thánh thiện Chữ trông nói lên nỗi cầu mong, niềm hy vọng:

Trông cho chân cứng đá mềm, Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng

Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khoẻ, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm Trời êm bể lặng cũng là một thành ngữ, trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ Trong xã hội cũ, nhất là dưới thời phong kiến, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, qua đó, ta càng thấy

sự cầu mong, hy vọng của người phụ nữ nông dân trong bài ca dao rất đáng được cảm thông và trân trọng Tấm lòng đôn hậu, khát vọng mùa màng bội thu, sức khoẻ dồi dào, sống no ấm, yên vui, hạnh phúc

ấy thật đẹp, chứa chan tình người

Trích: loigiaihay.com

Ngày đăng: 03/10/2015, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w